Nâng cao chất lượng nghiệp vụ và công nghệ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh bắc kạn​ (Trang 94 - 96)

5. Bố cục đề tài

4.2.2. Nâng cao chất lượng nghiệp vụ và công nghệ

Trang bị kiến thức, thông tin cho doanh nghiệp về những đặc điểm, tiện ích, rủi ro của từng loại phương tiện thanh toán và dịch vụ thanh toán, trên cơ sở đó các doanh nghiệp lựa chọn các đối tượng, phạm vi và chủng loại của sản phẩn dịch vụ thanh toán phù hợp với nhu cầu của mình; Ngân hàng tạo thuận lợi trong việc mở tài khoản, tạo ra sự gắn kết giữa các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán với các chủ thể kinh doanh trong việc cung cấp dịch vụ trọn gói, phát triển các loại hình thanh toán điện tử.

Lựa chọn một số địa bàn, thí điểm ứng dụng các phương thức, phương tiện thanh toán hiện đại nhưng dễ sử dụng và phù hợp với điều kiện ở nông thôn trên cơ sở áp dụng những mô hình thành công của các nước đã triển khai nhằm thúc đẩy TTKDTM ở những khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa và cả đối với những đối tượng chưa có tài khoản ngân hàng, trên cơ sở sử dụng mạng lưới sẵn có của Agribank, các tổ chức khác có liên quan (như xăng dầu, viễn thông, bưu điện) để cung ứng, phát triển các dịch vụ thanh toán điện tử đa dạng, thông qua các kênh đến các địa bàn nông thôn, miền núi.

Thực hiện việc sử dụng các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt để giải ngân vốn cho vay và thực hiện thanh toán trực tiếp cho bên thụ hưởng theo thông tư số 09/2012/TT-NHNN của Thống đốc ngân hàng nhà nước Việt nam ngày 10 tháng

04 năm 2012 “Quy định việc sử dụng các phương tiện thanh toán để giải ngân vốn cho vay các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng”. Khuyến khích phát triển các loại thẻ đa năng, đa dụng; đầu tư cơ sở hạ tầng cho mạng lưới chấp nhận thẻ tại các trung tâm thương mại, khách sạn, khu vui chơi giải trí....Các doanh nghiệp cung cấp hàng hóa dịch vụ nên áp dụng giảm phí , khuyến mãi, tích điểm, quay xổ số...để khuyến khích người tiêu dùng thanh toán qua POS.

Nối mạng với các khách hàng lớn hoặc khách hàng truyền thống để thực hiện các giao dịch qua mạng.

Triển khai mở rộng dịch vụ chuyển tiền không đích (Agripay) nhằm vào các đối tượng khách hàng vãng lai, khách hàng nhận tiền không có tài khoản, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng.

Phối hợp với các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán khác để cung cấp nhiều dịch vụ và các kênh thanh toán liên kết.

Hoàn thiện giao diện giữa các kênh thanh toán theo hướng tự động hóa để giảm thiểu lao động vận hành cũng như sai sót.

Tập trung nâng cao chất lượng, hiệu quả dịch vụ thanh toán qua POS bằng các biện pháp đồng bộ để việc thanh toán thẻ qua POS thực sự đi vào cuộc sống, trở nên hấp dẫn và có lợi đối với cả người mua hàng và người bán hàng; đẩy mạnh áp dụng các phương thức thanh toán mới, hiện đại như Internet Banking, SMS Banking; phát triển các hình thức thanh toán điện tử trong việc thanh toán các loại cước, phí định kỳ (tiền điện, nước, viễn thông...).

Phối hợp chặt chẽ với KBNN, Thuế, Hải quan để tổ chức thu ngân sách Nhà nước nhằm duy trì và tăng trưởng nguồn vốn rẻ, tăng khả năng bán chéo sản phẩm.

Tiếp tục mở rộng việc trả lương qua tài khoản đối với những đối tượng hưởng lương từ NSNN phù hợp với khả năng của cơ sở hạ tầng thanh toán; nâng cao hơn nữa chất lượng dịch vụ trả lương qua tài khoản và các dịch vụ đi kèm.

Hoàn thiện chương trình chuyển tiền nội địa và hỗ trợ sản phẩm dịch vụ thanh toán khác hệ thống giao diện với hệ thống IPCAS.

Triển khai mở rộng các dịch vụ và tiện ích trong sản phẩm tiền gửi thanh toán, dịch vụ thu hộ, quản lý luồng tiền và đưa vào sử dụng các tiện ích thanh toán mới.

Tạo ra việc thu hút các sản phẩm bán chéo, tăng tính cạnh tranh và thu hút khách hàng mới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh bắc kạn​ (Trang 94 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)