Nội dung của thẩm định tài chính dự án đầu tư trong hoạt động cho vay của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại trung tâm thẩm định khách hàng doanh nghiệp ngân hàng thương mại cổ phần quân đội​ (Trang 34)

của Ngân hàng thương mại

Thẩm định tài chính dự án đầu tư bao gồm nhiều nội dung liên quan chặt chẽ với nhau. Những nội dung chủ yếu được các nhà thẩm định chú trọng:

a) Thẩm định tổng mức vốn đầu tư và cơ cấu vốn đầu tư cũng như tiến độ sử dụng vốn của dự án.

Kiểm tra việc xác định tổng mức vốn đầu tư của dự án

“Tổng mức vốn đầu tư” là toàn bộ chi phí đầu tư và xây dựng và là giới hạn chi phí tối đa của dự án được xác định trong quyết dịnh đầu tư. Đây là giá trị của toàn bộ tài sản cần thiết để thiết lập và đưa dự án vào hoạt động và là số vốn cần thiết để thực hiện dự án. Theo quy định hiện nay, tổng vốn đầu tư của dự án gồm:

Vốn cố định

- Chi phí chuẩn bị đầu tư: là các chi phí không trực tiếp tạo ra tài sản cố định mà liên quan gián tiếp đến việc tạo ra và vận hành, khai thác các tài sản đó để đạt được mục tiêu đầu tư như: chi phí điều tra, khảo sát để lập dự án và trình duyệt dự án đầu tư, chi phí tư vấn, thiết kế dự án, chi phí chuyển giao công nghệ.

- Chi phí xây lắp và mua sắm thiết bị như: chi phí ban đầu về mặt đất mặt nước, chi phí chuẩn bị mặt bằng xây dựng, chi phí xây dựng các công trình tạm phụ trợ phục vụ thi công, chi phí phá dỡ các vật kiến trúc cũ, chi phí san lấp mặt bằng xây dựng, chi phí mua sắm máy mãc thiết bị và phương tiện vận tải mới.

- Chi phí khác: chi phí quản lý dự án, chi phí đào tạo huấn luyện, chi phí thuê chuyên gia, chi phí bảo hiểm, chi phí trả lãi vay Ngân hàng.

Vốn lƣu động

Là khoản vốn đáp ứng nhu cầu chi thường xuyên sau khi kết thúc giai đoạn thực hiện đầu tư huy động vào sản xuất theo các điều kiện kinh tế kỹ thuật để đạt công suất đề ra. Nhu cầu vốn lưu động cho dự án thông thường được xác định trên cơ sở dự trù tài sản lưu động trong các năm vận hành của dự án như nhu cầu dự trữ bình quân của các yếu tố: tiền mặt, nguồn nhiên vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm….

Vốn dự phòng

Là khoản chi phí để dự trù cho các đối tượng phát sinh do thay đổi thiết kế theo yêu cầu của chủ đầu tư được cấp có thẩm quyền chấp thuận, đối tượng phát sinh mà không lường trước được hay là khoản dự phòng do trượt giá trong quá trình thực hiện dự án….

 Kiểm tra cơ cấu nguồn vốn đầu tư và tiến độ sử dụng vốn

Trên cơ sở tính toán lại tổng mức vốn đầu tư, vốn tự có và vốn từ các nguồn khác tham gia vào dự án cũng như năng lực tài chính của doanh nghiệp, Ngân hàng sẽ xác định lại nhu cầu vốn vay để thực hiện dự án

Vốn vay = Tổng nhu cầu vốn – Vốn chủ sở hữu – Vốn khác

Căn cứ vào kết quả thẩm định kinh tế, thị trường, kỹ thuật và dự kiến tiến độ đầu tư sẽ xác định được tiến độ sử dụng vốn.

b)Thẩm định dòng tiền của dự án

Dòng tiền của dự án là là chỉ tiêu phản ánh sự luân chuyển của dòng tiền trong suốt vòng đời dự án. Nó thể hiện tiền mặt thực có ở từng thời điểm bằng cách lấy dòng tiền thực thu (inflow) – dòng tiền thực thu ra (outlow) ở hiện tại. Nội dung của thẩm định dòng tiền dự án:

* Kiểm tra tính chính xác, hợp lý của các số liệu doanh thu và chi phí của dự án:

- Về doanh thu: doanh thu của dự án được dự tính hàng năm bao gồm doanh thu từ sản phẩm chính, doanh thu từ sản phẩm phụ và doanh thu cung cấp dịch vụ. Trong phân tích doanh thu của dự án có hai vấn đề chủ yếu được làm rõ là giá bán, sản lượng sản xuất và tiêu thụ hàng năm. Và trên cơ sở thẩm định thị trường và thẩm định kỹ thuật sẽ tính toán được công suất khai thác, sản lượng bán hàng năm tương ứng với mức giá dự kiến và các chi phí dự kiến.

- Về chi phí: Ngân hàng sẽ kiểm tra việc tính toán của doanh nghiệp đó tập hợp đầy đủ các yếu tố chi phí hay chưa? Và các chi phí do doanh nghiệp tính toán có hợp lý không? Căn cứ vào kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch khấu hao tài sản cố định và kế hoạch trả nợ, chi phí bao gồm các khoản sau: Chi phí nguồn vật liệu chính và vật liệu phụ; Chi phí dịch vụ mua ngoài; Chi phí nhiên liệu, năng

lượng, động lực; Chi phí tiền lương, phụ cấp và các khoản trích theo lương; Chi phí khấu hao tài sản cố định; Chi phí quản lý DN; Chi phí quản lý phân xưởng….

* Tính toán lại dòng tiền ròng của dự án theo quan điểm của Ngân hàng: Ngân hàng tính toán dòng tiền ròng theo quan điểm của một nhà tài trợ cùng bỏ vốn đầu tư với doanh nghiệp. Chính vì thế, dòng tiền ròng của dự án được tính theo quan điểm của Ngân hàng bao gồm dòng tiền do dự án mang lại cho cả Ngân hàng và doanh nghiệp. Với mỗi trường hợp nguồn vốn đầu tư, dòng tiền ròng của dự án được tính theo các công thức khác nhau. Tuy nhiên, về nguyên tắc, dòng tiền ròng của dự án (NCF – Net Cash Flow) bao gồm hai bộ phận là:

- Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh (OCF – Operating Cash Flow): gồm lợi nhuận sau thuế, khấu hao và lãi vay.

- Dòng tiền đầu tư của dự án: bao gồm hai phần đầu tư vào tài sản cố định và vốn lưu động thường xuyên. Trong đó đầu tư vào tài sản cố định có thể được bỏ ra một lần vào năm đầu tiên hoặc bỏ ra vào một số năm trong quá trình triển khai và vận hành dự án, thường mang dấu âm (-) Còn vốn lưu động thường xuyên có thể mang dấu âm (-) hoặc dấu dương (+).

NCF = OCF + dòng tiền đầu tư của dự án

* Thiết lập các bảng dự trù tài chính gồm: Bảng tính sản lượng và doanh thu, bảng tính chi phí hoạt động, bảng tính chi phí quản lý doanh nghiệp, bảng tính chi phí bán hàng, bảng tính khấu hao tài sản cố định, báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ….

c) Thẩm định các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính của dự án

Các chủ đầu tư thường sử dụng các chỉ tiêu sau: - Chỉ tiêu tỷ lệ chiết khấu (DR)

- Chỉ tiêu giá trị hiện tại ròng (NPV) - Chỉ tiêu tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR)

- Chỉ tiêu tỷ suất hoàn vốn nội bộ có điều chỉnh (MIRR) - Chỉ tiêu thời gian hoàn vốn (PP)

Chỉ tiêu tỷ lệ chiết khấu (DR)

Trước khi thẩm định các chỉ tiêu tài chính của dự án đầu tư, một yếu tố rất quan trọng cần dự được thẩm định trước tiên là tỷ lệ chiết khấu của dự án (DR – Discount Rate). Vì DR và NPV quan hệ tỷ lệ nghịch nên chủ đầu tư thường xác định DR nhỏ dẫn đến NPV lớn để làm tăng hiệu quả tài chính của dự án d được chấp nhận hơn. Chính vì vậy, Ngân hàng cần thẩm định lại DR để làm cơ sở tính toán chính xác chỉ tiêu NPV của dự án.

Tỷ lệ chiết khấu phải được dự tính trên cơ sở bù đắp được chi phí cơ hội, lạm phát và rủi ro mất vốn, khi đó DR được coi là tỷ lệ chiết khấu hợp lý của dự án. Trong trường hợp dự án được tài trợ hỗn hợp bằng vốn tự có của doanh nghiệp và vốn vay Ngân hàng thì tỷ lệ chiết khấu của dự án là chi phí trung bình của vốn (WACC)

WACC = (Wd x Kd) + (WS x KS)

Trong đó:

WdLà tỷ trọng của vốn vay trong tổng mức vốn đầu tư

WSLà tỷ trọng của vốn tự có trong tổng mức vốn đầu tư

KdLà chi phí của nợ vay Ngân hàng

Ks Là chi phí vốn tự có

Ý nghĩa của chỉ tiêu: Tỷ lệ chiết khấu là tỷ lệ lợi nhuận kỳ vọng thấp nhất mà nhà đầu tư mong đợi khi đầu tư vào dự án, lợi nhuận đó phải đảm bảo bù đắp được chi phí cơ hội, lạm phát và mức độ rủi ro của dự án.

Chỉ tiêu giá trị hiện tại ròng (NPV)

NPV (Net Present Value) là chênh lệch giữa giá trị hiện tại của các dòng tiền ròng của dự án trong tương lai và giá trị hiện tại của vốn đầu tư.

Trong đó:

CFt là dòng tiền ròng của dự án năm thứ t

CF0 là số vốn bỏ ra ban đầu

n là số năm tính từ thời điểm bắt đầu đầu tư đến khi kết thúc dự án r là lãi suất chiết khấu áp dụng cho dự án.

Ý nghĩa của chỉ tiêu: Việc xác định NPV trong dự án có ý nghĩa kinh tế rất lớn, nó giúp ta thẩm định được hiệu quả tài chính của dự án đầu tư. Chỉ tiêu NPV cho ta biết quy mô thu nhập ròng tính ở thời điểm hiện tại của toàn bộ quá trình đầu tư và vận hành dự án. Khi dựng NPV để ra quyết định với nhứng dự án độc lập nếu NPV > NPVđm thì nên đầu tư. Còn với một tập hợp những dự án loại trừ nhau thì trong những dự án có NPV > NPVđm thì nên chọn dự án nào có NPVmax

Chỉ tiêu tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR)

IRR (Internal Rate of Return) là chỉ tiêu dùng để đo lường tỷ lệ hoàn vốn đầu tư của một dự án. Về mặt kỹ thuật, IRR của một dự án là mức lãi suất chiết khấu mà tại đó NPV = 0.

Công thức:

Thông thường IRR được tính bằng phương pháp nội suy tuyến tính hay ngoại suy tuyến tính tức là chọn hai mức lãi suất chiết khấu r1 và r2 sao cho NPV(r1) > 0 hay < 0 và NPV (r2) < 0 hay > 0 sau đó tính IRR theo công thức:

Ý nghĩa của chỉ tiêu: IRR phản ánh khả năng sinh lời của dự án, chưa tính đến chi phí cơ hội của vốn đầu tư. Nghĩa là nếu chiết khấu các dòng tiền theo IRR thì tổng giá trị hiện tại của các dòng tiền (PV) sẽ bằng vốn đầu tư bỏ ra ban đầu (CF0).

IRRđm thì nên đầu tư.

- Với một tập hợp những dự án loại trừ nhau thì trong những dự án có IRR > IRRđm thì nên chọn dự án nào có IRRmax

Tỷ suất hoàn vốn nội bộ có điều chỉnh (MIRR)

MIRR (Modified Internal Rate of Return) là tỷ lệ chiết khấu mả tại đó giá trị hiện tại của chi phí đầu tư bằng giá trị hiện tại của tổng giá trị trong tương lai của các dòng tiền ròng thu từ dự án với giả định rằng các dòng tiền này được tỏi đầu tư với tỷ lệ lãi suất bằng chi phí vốn bình quân (ký hiệu là k).

Công thức:

Chỉ tiêu thời gian hoàn vốn (PP)

PP (Payback Period) là khoảng thời gian cần thiết để những khoản thu nhập tăng thêm tạo ra từ dự án hoàn trả được lượng vốn ban đầu. Cách tính:

Theo phương pháp cộng dồn:

Trong đó:

T là năm trả nợ

(W + D)iPV là khoản thu nhập của năm i IV0 là số vốn vay

Theo phương pháp trừ dần: Nếu IVi là số vốn vay phải trả nợ ở năm i thì

i = IVi – (W + D)i là số vốn vay còn lại chưa thu hồi được của năm i phải chuyển sang năm (i + 1) để thu hồi tiếp. Ta có : IVi+1 = i (1 + r) hay IVi = i-1 (1 + r) khi i0 thì i  T.

Chỉ số doanh lợi (PI)

PI (Profit Index) là chỉ số phản ánh khả năng sinh lời của dư tính bằng tổng giá trị hiện tại của các dòng tiền trong tương lai chia cho số vốn đầu tư bỏ ra ban đầu.

Trong đó:

CFt là dòng tiền ròng của dự án năm thứ t CF0 là số vốn bỏ ra ban đầu PV là giá trị hiện tại của các dòng tiền ròng

Ý nghĩa của chỉ tiêu: PI cho biết mỗi đồng vốn đầu tư ban đầu đem lại thu nhập hiện tại là bao nhiêu hay lợi nhuận ròng hiện tại là bao nhiêu.

Dự án chỉ được chấp nhận khi PI > 1 tức là dự án có lợi nhuận, trường hợp có nhiều dự án loại trừ nhau thì chọn dự án có PI > 1 và PI lớn nhất.

d) Thẩm định mức độ rủi ro của dự án

Một dự án thường có tuổi thọ kéo dài 10 đến 50 năm. Các dự án được lập và tính toán hiệu quả tài chính trên cơ sở dự tính quá trình kinh doanh và thu lợi nhuận sẽ di n ra trong tương lai. Trong nền kinh tế thị trường, các số liệu dự báo luôn có sự biến đổi đặc biệt là trong tương lai xa, khả năng dự án gặp phải những rủi ro là khó tránh khỏi. Vì vậy, khi đánh giá và phân tích dự án, chúng ta cần xem xét các khả năng mà dự án có thể gặp phải để có biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro, đảm bảo khả năng thu hồi và sinh lãi của dự án. Đặc biệt đối với Ngân hàng là người cho vay dự án thì các rủi ro ngoài dự kiến xảy ra làm ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của dự án và nguy cơ mất vốn của Ngân hàng. Do đó, phân tích rủi ro càng cần thiết trong thẩm định tài chính dự án, việc đánh giá được mức độ rủi ro của dự án cũng là một thông tin rất quan trọng trong việc ra quyết định đầu tư.

Phân tích rủi ro dự án có nhiều phương pháp phức tạp và ý nghĩa thực tế khác nhau. Một số phương pháp thẩm định mức độ rủi ro của dự án: Phương pháp phân tích độ nhạy (Sensitivity Analysis), Phương pháp điều chỉnh tỷ lệ chiết khấu, Phương pháp phân tích độ lệch chuẩn, Phương pháp phân tích tình huống (Scenario Analysis), Phương pháp phân tích Monter Carlo…

Phƣơng pháp thẩm định tài chính dự án đầu tƣ

Tùy thuộc vào nội dung thẩm định và yêu cầu đặt ra đối với việc phân tích dự án mà sử dụng các phương pháp thẩm định khác nhau. Việc vận dụng các phương pháp nào và hiệu quả vận dụng đến đâu lại phụ thuộc vào trình độ và khả năng của đội ngũ cán bộ thẩm định của mỗi Ngân hàng. Tuy nhiên, khi xem xét các phương pháp thẩm định tài chính dự án đầu tư nói chung thì người ta có thể chia thành 2 nhóm phương pháp chung và phương pháp cụ thể:

Phương pháp chung: để thẩm định tài chính dự án đầu tư là tiến hành so sánh, đối chiếu nội dung dự án với các chuẩn mực đó được quy định bởi pháp luật và các tiêu chuẩn kinh tế tài chính kỹ thuật thích hợp hoặc các thông lệ quốc tế cũng như các kinh nghiệm thực tế. Tùy theo nội dung và yêu cầu đối với mỗi dự án mà có các phương pháp thẩm định thích hợp, ngoại trừ các nội dung có quy định pháp luật.

Các phương pháp thẩm định tài chính dự án cụ thể: Trong thực tế có nhiều phương pháp thẩm định tùy thuộc vào từng nội dung thẩm định cụ thể. Xem xét một cách khái quát thì có 4 phương pháp chủ yếu được áp dụng trong quá trình thẩm định dự án. Bao gồm:

Phương pháp 1: So sánh các chỉ tiêu

Đây là phương pháp phổ biến rất hay dùng trong thẩm định. Các chỉ tiêu của dự án được đưa ra so sánh với các quy định, các tiêu chuẩn, định mức, các dự án đó và đang hoạt động. Sử dụng phương pháp này giúp cho việc đánh giá tính hợp lý và chính xác về các chỉ tiêu của dự án. Trên cơ sở đó có thể rút ra các kết luận đúng đắn về dự án, là cơ sở để ra quyết định đầu tư. Sử dụng phương pháp này các chỉ tiêu được so sánh với các tiêu chuẩn về thiết kế, xây dựng, về sản phẩm của dự án mà thị trường đòi hỏi, với các định mức tiêu hao nguyên liệu, nhân công, tiền lương, chi phí quản lý của ngành theo định mức kinh tế kỹ thuật chính thức hoặc các chỉ tiêu về các tỷ lệ tài chính của doanh nghiệp theo thông lệ phù hợp với sự hướng dẫn và chỉ đạo của Nhà nước, của ngành. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại trung tâm thẩm định khách hàng doanh nghiệp ngân hàng thương mại cổ phần quân đội​ (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)