Những hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại trung tâm thẩm định khách hàng doanh nghiệp ngân hàng thương mại cổ phần quân đội​ (Trang 99 - 102)

Về bộ máy tổ chức

Trong 05 năm gần đây, bộ máy tổ chức Khối TĐ & PDTD có nhiều thay đổi từ bộ máy quản lý, cơ cấu tổ chức và cán bộ nhân viên. Như đã nói ở trên, bộ máy tổ chức ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động thẩm định. Đồng thời, mỗi sự thay đổi trong bộ máy kéo theo sự thay đổi của quy trình đi kèm, mỗi sự thay đổi lại có một thời gian quá độ nhất định. Trong thời gian quá độ, công tác thẩm định sẽ có độ tr và những vướng mắc dẫn đến hoạt động thẩm định bị trì trệ, việc trao đổi giữa ĐVKD và thẩm định gặp nhiều khó khăn…

Việc thay đổi bộ máy ảnh hưởng đến cách tác nghiệp giữa các bộ phận liên quan với Khối thẩm định, ảnh hưởng đến cách thức làm việc của từng bộ phận và từng cá nhân trong Khối Thẩm định do đó cũng ảnh hưởng đến tâm lý, tinh thần làm việc của cán bộ nhân viên. Vì vậy, nhiều cán bộ nhân viên không thích nghi được với sự biến động của môi trường làm việc có thể nghỉ việc, gây nên chảy máu chất xám hoặc làm việc không đạt năng suất theo yêu cầu.

Về quy trình thẩm định

Tại MB, việc thống nhất toàn hàng về quy trình thẩm định với các quy định chặt chẽ mang lại nhiều ưu điểm nhưng cũng tồn tại nhược điểm, đó là CVTĐ khó có thể linh hoạt áp dụng trong thực ti n. Khi hồ sơ khách hàng có sai khác so với quy định chuẩn, mặc dù theo nhận định của đơn vị kinh doanh và chuyên viên thẩm định thì đây là khách hàng tốt, có thể cho vay được. Tuy nhiên, vì hồ sơ sai khác so với quy định chuẩn dẫn đến khó khăn trong công tác tác nghiệp, hồ sơ phải được trình theo hướng khác biệt, ngoại lệ, dẫn đến thời gian phê duyệt bị kéo dài, trong nhiều trường hợp khách hàng không đợi được đã phải chuyển sang các ngân hàng khác vay vốn.

Bên cạnh đó, số lượng văn bản ban hành, email bổ sung…liên quan đến quy trình nghiệp vụ tương đối nhiều và thay đổi thường xuyên. Nguyên nhân do bộ máy tổ chức MB nói chung và của Khối TĐ & PDTD nói riêng chưa thực sự ổn định, có nhiều biến động trong thời gian qua, dẫn đến các văn bản ban hành có thể chưa bắt kịp với tốc độ thay đổi, cải tiến của Khối, nên gây khó khăn trong tác nghiệp, trao đổi giữa thẩm định & ĐVKD & các phòng ban liên quan và giữa ĐVKD & Khách hàng.

Về thời gian thẩm định:“Do sức ép chỉ tiêu dư nợ, chỉ tiêu tăng thu phí dịch vụ nên các Chi nhánh/PGD không ngừng tìm kiếm khách hàng và trình cả các hồ sơ có giá trị vay nhỏ, siêu nhỏ. Do đó mà số lượng hồ sơ khách hàng được đẩy về bộ phận thẩm định KHCN rất nhiều, SLA lại ngắn, các công việc khác của CVTĐ tương đối nhiều (báo cáo, tham gia dự án, xếp hạng tín dụng định kỳ…) tạo nên sức ép không nhỏ cho các CVTĐ. Việc vừa thẩm định các hồ sơ đang có sẵn, vừa kiểm tra các hồ sơ mới nhận dẫn đến thời gian thẩm định của các hồ sơ bị kéo dài, chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra, gây nên mâu thuẫn giữa thẩm định và ĐVKD.”

Đồng thời, việc xử lý quá nhiều hồ sơ làm CVTĐ căng thẳng, số lượng thông tin phải xử lý lớn do đó có thể ảnh hưởng đến chất lượng các BCTĐ.

Về kỹ thuật thẩm định

Kỹ thuật thẩm định hiện nay tại Ngân hàng TMCP Quân Đội vẫn còn nhiều tồn tại trong việc thẩm định tài chính dự án đầu tư:

 Về các chỉ tiêu tài chính dự án: Khi đánh giá hiệu quả tài chính của dự án đầu tư, nhiều chi nhánh ngân hàng còn chưa áp dụng nhất quán các chỉ tiêu quan trọng như: giá trị hiện tại ròng (NPV), tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR), chỉ số doanh lợi (PI), thời gian hoàn vốn (PP). Bốn chỉ tiêu này thường xuyên được sử dụng và là sự lựa chọn của nhiều cán bộ thẩm định tại các NHTM Việt Nam cũng như các NHTM trên thế giới. Trong khi tính chỉ tiêu NPV, để đảm bảo an toàn khả năng đúng hạn của dự án chúng ta nên tính thêm NPV với thời gian bằng thời gian vay vốn của Ngân hàng vì thời gian cho vay của các ngân hàng là có hạn và thường ngắn hơn nhiều so với tuổi đời của dự án đầu tư hoặc giấy phép đầu tư. Trong trường hợp NPV bị âm thì dự án không có khả năng trả nợ đúng hạn, do vậy chủ

đầu tư phải giải trình dùng các nguốn vốn khác để bù đắp trả nợ. Chẳng hạn, đối với dự án Đầu tư mua sắm phương tiện phục vụ SXKD” của Công ty TNHH xây dựng thương mại & dịch vụ Việt Hưng thì cán bộ thẩm định lại tính toán bốn chỉ tiêu là NPV, IRR, BCR, PP. Còn đối với dự án “Nhà máy chế biến gỗ‟‟ của công ty Công ty CP chế biến gỗ BHL Thái Nguyên thì lại chỉ tính toán hai chỉ tiêu NPV, PP và IRR. Như vậy thể hiện rõ ràng là không có sự nhát quán trong cách lựa chọn chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả tài chính của dự án đầu tư bởi vì việc lựa chọn chỉ tiêu khác nhau sẽ cho ta kết quả lựa chọn dự án sẽ khác nhau.

 Về lãi suất chiết khấu: việc xác định tỷ lệ chiết khấu luôn là vấn đề khó khăn nhất trong thẩm định tài chính dự án đầu tư của các NHTM ở Việt Nam nói chung và tại Ngân hàng TMCP Quân Đội nói riêng. Hiện tại cả 02 báo cáo thẩm định đều đang sử dụng phương pháp tỷ lệ chiết khấu theo ý chủ quan của Ngân hàng. Tại Ngân hàng TMCP Quân đội lãi suất sử dụng vốn nợ hiện đang được ấn định dựa trên mức lãi suất trung bình cho vay dự án theo biểu tại thời điểm thẩm định và lãi suất sử dụng vốn có được tính toán căn cứ nhỏ hơn lãi suất vốn nợ từ 2- 3%/năm. Việc xác định lãi suất chiết khấu hiện chưa được căn cứ trên mức độ rủi ro của từng dự án cụ thể. Do vậy hiện lãi suất cho vay đang áp dụng với các dự án có mức rủi ro khác nhau là tương đương nhau, điều này dẫn đến việc xác định rủi ro của dự án không hoàn toàn mang lại ý nghĩa đánh giá lợi ích mang lại.

Về nội dung thẩm định, nhận định và dự báo xu hướng thị trường

Hiện tại báo cáo thẩm định dự án 2 đã không xác định được phương án đầu tư lần này của khách hàng là đầu tư mở rộng sản xuất có sử dụng sản phẩm của giai đoạn 1, Vì vậy, thẩm định đã không đánh giá được giai đoạn 1 của dự án đã tạo ra sản phẩm chưa? sản phẩm của giai đoạn 1 có đủ đảm bảo cho giai đoạn 2 đi vào hoạt động? Vì vậy, cán bộ thẩm định đã không nhận diện được các rủi ro này của dự án. Bên cạnh đó cả 03 báo cáo thẩm định đều chưa đánh giá được xu hướng thị trường lĩnh vực dự án đang thẩm định để đưa ra những kịch bản và đánh giá rủi ro của từng dự án. Cụ thể dự án số 03 „„Nhà máy chế biến gỗ‟‟của công ty Công ty CP chế biến gỗ BHL Thái Nguyênđã gặp rủi ro do trong năm 2019 thị trường gỗ

trong nước cũng như quốc tế gặp khó khăn dẫn đến nhà máy sản xuất của khách hàng bị ngừng hoạt động, không tiếp tục trả nợ được cho MB.Chính vì vậy yếu tố nhãn quan, tầm nhìn của chuyên viên thẩm định và một trong những nhân tố quan trọng giúp cán bộ thẩm định đưa ra được quyết định đúng đắn, hạn chế được rủi ro.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại trung tâm thẩm định khách hàng doanh nghiệp ngân hàng thương mại cổ phần quân đội​ (Trang 99 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)