Những kết quả đạt được

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại trung tâm thẩm định khách hàng doanh nghiệp ngân hàng thương mại cổ phần quân đội​ (Trang 94 - 99)

- Về công tác tổ chức thẩm định: Từ tháng 08/2012 đến nay, với mô hình tổ chức mới tại Ngân hàng TMCP Quân Đội có sự phân tách rõ ràng giữa bộ phận tín dụng với bộ phận thẩm định, điều này đã phần nào hạn chế được những rủi ro về đạo đức nghề nghiệp khi mà cán bộ thẩm định thông đồng với khách hàng cố ý làm sai lệch kết quả đánh giá về dự án. Đồng thời, các cán bộ thẩm định được phân công thẩm định các dự án theo từng nhóm ngành, từng ngành. Việc bố trí như vậy là hợp lý, một mặt đảm bảo yêu cầu của công việc thẩm định, mặt khác đảm bảo tính chuyên môn hóa trong công việc mà lại phát huy được trí tuệ tập thể và khả năng làm việc theo nhóm của các cán bộ, qua đó đảm bảo được sự khách quan của kết quả thẩm định.

Comment [t8]: Tách riêng phần đánh giá kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân thành một mục riêng

Về thông tin sử dụng để thẩm định

Nguồn thông tin thu thập được trong quá trình thẩm định dự án đầu tư tại MB ngày càng phong phú đa dạng, được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau và có cơ sở khoa học. Nếu như trước đây các thông tin về dự án, về chủ đầu tư dùng để phân tích thường được cung cấp bởi chính chủ đầu tư, gây nên tình trạng quá trình thẩm định chỉ xoay quanh việc thẩm tra tính hợp lý, chính xác của các số liệu, tiến hành phỏng vấn, khảo sát thực địa thì hiện nay ngoài nguồn thông tin từ khách hàng vay vốn ngân hàng còn tiến hành thu thập thông tin từ các tài liệu phân tích thị trường, tài liệu lưu trữ liên Ngân hàng, các văn bản luật, thông tin từ bạn hàng, các cơ quan chuyên môn, các chuyên gia về các lĩnh vực liên quan, thông tin từ trung tâm phòng ngừa rủi ro…Chẳng hạn như đối với dự án 2: “Tài trợ dây chuyền sản xuất chế phẩm sinh học” của công ty CP dinh dưỡng sinh học Rapit Việt Nam do Ngân hàng TMCP Quân Đội thẩm định tháng 02/2019thì các thông tin mà Ngân hàng TMCP Quân Đội thu thập được đều có cơ sở khoa học từ nhiều nguồn khác nhau như: từ hồ sơ pháp lý của công ty CP dinh dưỡng sinh học Rapit Việt Nam, từ hồ sơ pháp lý của chính dự án, so sánh suất đầu tư với một số đơn vị trong cùng ngành. Như vậy, tại Ngân hàng TMCP Quân Đội công tác thu thập, quản lý, phân tích và lưu trữ số liệu dự án đầu tư và các dữ liệu liên quan luôn được quan tâm và chú trọng một cách liên tục và hệ thống. Ngoài ra, trong điều kiện hiện nay, các cán bộ thẩm định còn được trang bị và hỗi trợ khá tốt với những phương tiện cần thiết như máy tính nối mạng, điện thoại…. điều này một mặt tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ thẩm định nhanh chóng có được những thông tin cần thiết, giảm thời gian thẩm định, mặt khác còn giúp cho họ d dàng hơn trong quá trình thu nợ, quản lý tài khoản tiền gửi của khách hàng. Tất cả những điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho công tác thẩm định cũng như độ chính xác và tính thuyết phục của các kết quả thẩm định, nhất là trong thời đại thông tin như hiện nay khi mà mọi thứ đều liên tục biến đổi và đòi hỏi phải thường xuyên cập nhật.

Quy trình, nội dung thẩm định

Có thể nói, quy trình và nội dung thẩm định tài chính dự án đầu tư tại MB được thực hiện theo trình tự logic, khoa học và linh hoạt theo tính chất và mức độ

phức tạp của từng dự án. Các bước thực hiện cụ thể trong nội dung thẩm định dự án đầu tư nói chung và thẩm định tài chính dự án nói riêng được tiến hành khá bài bản và logic, từ khâu thẩm định khách hàng, xét duyệt hồ sơ đến các khâu cơ bản trong công tác thẩm định dự án đầu tư như thẩm định phương diện thị trường, kỹ thuật, tài chính, kinh tế, pháp lý và cuối cùng là thẩm định phương án cho vay và biện pháp bảo đảm tiền vay. Cả ba dự án tác giả lựa chọn khi tiến hành thẩm định dự án này thì các cán bộ thẩm định của MB luôn luôn thực hiện theo đúng trình tự thống nhất của MB gồm:

+ Thẩm định về bản thân dự án vay vốn: thẩm định về phương diện pháp lý, về phương diện thị trường, về phương diện kỹ thuật công nghệ, về môi trường, về tài chính, về kinh tế xã hội.

+ Thẩm định về khách hàng vay vốn (chủ đầu tư): về tư cách pháp nhân, về năng lực tài chính, về khả năng trả nợ, về tài sản đảm bảo.

+ Hai báo cáo thẩm định đều có thể hiện các nội dung của thẩm định tài chính dự án gồm thẩm định tổng mức vốn đầu tư dự án, thẩm định dòng tiền của dự án, tính toán các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự án. (Ví dụ: Đối với dự án 1 cán bộ thẩm định cũng đã xác định tổng mức vốn đầu tư thể hiện ở bảng 2.25, sau đó thẩm định dòng tiền doanh thu và chi phí của dự án thể hiện ở bảng 2.26 và 2.27, đồng thời có tính toán các chỉ tiêu hiệu quả tài chính dự án PP, NPV, IRR thể hiện ở bảng 2.29, 2.30, 2.31. Đối với dự án 2 và dự án 3 cán bộ thẩm định đã xác định tổng mức đầu tư, cơ cấu nguồn vốn sau đó thẩm định dòng tiền doanh thu và chi phí của dự án, đồng thời có tính toán các chỉ tiêu hiệu quả tài chính dự án PP, NPV, IRR).

Các chỉ tiêu được lựa chọn trong quá trình thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng TMCP Quân Đội nhìn chung là được áp dụng khá linh hoạt và hợp lý đưa ra được một cái nhìn tổng quan và xác đáng về dự án vay vốn. Quá trình thẩm định tại Ngân hàng TMCP Quân Đội di n ra khá hiệu quả do đội ngũ cán bộ trực tiếp thẩm định đã được trang bị không chỉ các kiến thức liên quan đến dự án, đến đầu tư mà còn cả các kiến thức liên ngành khác như kiến thức về phân tích tài chính doanh nghiệp, kiến thức kế toán… Mặc dù quy trình thẩm định đã đề cập khá rõ các

bước, các công đoạn liên quan đến thẩm định dự án đầu tư, song việc lựa chọn chỉ tiêu nào để đánh giá, lựa chọn bao nhiêu chỉ tiêu để đánh giá. Với mỗi dự án đầu tư thì loại chỉ tiêu, số lượng chỉ tiêu biến đổi như thế nào thì điều đó lại phụ thuộc khá linh hoạt vào trình độ và cách nhìn nhận của cán bộ thẩm định và dự án thực hiện thẩm định.

Phương pháp thẩm định dự án đầu tư

Phương án thẩm định dự án tại MB được các cán bộ thẩm định áp dụng khá linh hoạt phụ thuộc vào trình độ, nhận thức của cán bộ thẩm định, phù hợp với dự án thẩm định. Cụ thể, cả 03 báo cáo thẩm định cho thấy các cán bộ thẩm định đã sử dụng các phương pháp sau:

+ Phương pháp thẩm định theo trình tự đi từ thẩm định tổng quát đến thẩm định chi tiết.

+ Phương pháp so sánh, đối chiếu các nội dung trong dự án với các định mức, tiêu chuẩn kinh tế kỹ thuật, với quy định của pháp luật, với các thông lệ quốc tế và các dự án tương tự (Ví dụ: đối với dự án 2 cán bộ thẩm định đã so sánh tổng mức đầu tư với các dự án tương tự để đánh giá sự phù hợp tổng mức đầu tư của dự án).

+ Phương pháp dự báo về cung cầu sản phẩm đầu ra, về các nhân tố ảnh hưởng đến cung cầu sản phẩm dự án, về cung cầu thị trường (Ví dụ: Đối với dự án 1 cán bộ thẩm định đã đưa ra những dự báo về rủi ro có thể xảy ra và dự kiến phương án khắc phục cho NH, đối với dự án 2 cán bộ thẩm định đã đánh giá được tiềm năng tiêu thụ sản phẩm của khách hàng thông qua các đối tác hiện hữu của khách hàng).

+ Các cán bộ thẩm định đã sử dụng phương pháp phân tích độ nhạy khi thẩm định tài chính dự án (Ví dụ: Đối với dự án 2 cán bộ thẩm định đã đưa ra các kịch bản tốt nhất và xấu nhất khi thay đổi công suất và giá bán để xác định mức độ rủi ro của dự án. Ngoài ra cả 2 báo cáo đều cho thấy sử dụng phương pháp tỷ lệ chiết khấu theo ý chủ quan tức là ngân hàng tự ấn định một mức lãi suất chiết khấu để căn cứ vào đó tính toán các chỉ tiêu hiệu quả tài chính cho dự án)

Cán bộ thẩm định

Công tác bồi dưỡng cán bộ thẩm định, nâng cao nghiệp vụ thẩm định đã được chú trọng thường xuyên. Ngân hàng TMCP Quân Đội luôn tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ thẩm định của mình trau dồi nâng cao nghiệp vụ thẩm định. Ngân hàng đã chú trọng vào việc đào tạo lại cán bộ, tập huấn, giao lưu, tổ chức hội nghị, mời các chuyên gia giảng dạy về công tác thẩm định tài chính…. Vì thế, nhìn chung hiện nay Ngân hàng TMCP Quân Đội đã có trong tay một đội ngũ cán bộ thẩm định có trình độ chuyên môn nghiệp vụ tương đối cao, vững vàng trong nghiệp vụ thẩm định tài chính dự án đầu tư cũng như các kiến thức liên ngành đa dạng khác… Điều này cũng một phần là do chất lượng cán bộ được tuyển chọn đầu vào tại Ngân hàng TMCP Quân Đội có trình độ sàn tương đối cao. Chính bằng những kiến thức và kinh nghiệm thẩm định này đã giúp cán bộ thẩm định không chỉ có thể đảm nhiệm được công việc của mình trong điều kiện đầy thử thách vì càng ngày số lượng các dự án cần phải thẩm định càng nhiều lên, độ phức tạp cũng ngày càng khó lên và giá trị vốn vay lại ngày càng lớn mà còn vẫn đảm bảo đưa ra được những đánh giá, quyết định chính xác, linh hoạt, kịp thời.

Điều này thể hiện rất rõ trong kết quả của công tác thẩm định dự án đầu tư của Ngân hàng TMCP Quân Đội trong thời gian qua.

Thời gian và chi phí thẩm định

Với đội ngũ cán bộ trẻ, nhiệt tình, năng động, có chuyên môn nên việc thẩm định thẩm định dự án được thực hiện nhanh chóng, thỏa mãn tốt hơn nhu cầu khách hàng. Thời gian thẩm định dự án tại Ngân hàng TMCP Quân Đội thường là trên dưới 10 ngày tùy theo quy mô và độ phức tạp của dự án. Trong những trường hợp riêng, nếu có yêu cầu của khách hàng thì Ngân hàng có thể rút ngắn thời gian thẩm định một cách hợp lý, vừa thỏa mãn khách hàng vừa đảm bảo an toàn trong việc sử dụng vốn của Ngân hàng.

Mặc dù chi phí thẩm định chưa được Ngân hàng TMCP Quân Đội tính toán cụ thể nhưng trên thực tế Ngân hàng đã luôn cố gắng quan tâm đến việc giảm chi phí thẩm định thông qua việc bố trí công tác thẩm định một cách hợp lý chẳng hạn như:

kết hợp thẩm định nhiều dự án đầu tư có địa điểm gần nhau, tìm kiếm các nguồn thông tin đáng tin cậy tránh việc đi lại nhiều làn không cần thiết, phân công nhiệm vụ rõ ràng cho từng cán bộ thẩm định tránh sự trùng lặp, gây lãng phí nguồn lực….

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại trung tâm thẩm định khách hàng doanh nghiệp ngân hàng thương mại cổ phần quân đội​ (Trang 94 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)