Chính Phủ nên có biện pháp kinh tế, hành chính buộc các doanh nghiệp phải chấp hành đúng pháp lệnh kế toán, thống kê. Thực hiện chế độ kiểm toán bắt buộc hàng năm đối với tất cả các doanh nghiệp để đảm bảo tính trung thực, chính xác của các con số trên báo cáo tài chính. Hệ thống kế toán được áp dụng ở Việt Nam hiện nay là phù hợp với tiêu chuẩn Quốc tế nhưng việc thực hiện còn chưa được nghiêm túc. Ngoài một số doanh nghiệp Nhà nước, một số doanh nghiệp tư nhân làm ăn lớn, liên quan đến hoạt động xuất khẩu có hoạt động kế toán nghiêm túc, tuân theo qui định của Nhà nước, còn lại hầu hết các doanh nghiệp tư nhân làm kế toán sơ sài tùy tiện, chủ yếu là theo hình thức ghi sổ. Mặt khác, một số doanh nghiệp còn có tình trạng thực hiện 2 hệ thống kế toán để đối phó. Do đó, cán bộ thẩm định rất khó đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp được chính xác. Vì vậy, cần phải thực hiện chế độ kế toán và kiểm toán bắt buộc đối với tất cả các doanh nghiệp. Nhưng ở Việt Nam công ty kiểm toán VACO còn rất trẻ thiếu kinh nghiệm và hầu như chỉ hoạt động ở các thành phố lớn. Mặt khác, số liệu của VACO cũng chưa được qui định về độ chính xác nên Ngân hàng cũng không tin tưởng hoàn toàn vào đó. Bởi vậy, để có những số liệu kế toán trung thực, Nhà nước phải có chính sách phát triển các công ty kiểm toán độc lập, thực sự mạnh cả về trình độ lẫn kinh nghiệm. Bên cạnh đó phải có các văn bản pháp qui bắt buộc tất cả các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế sử dụng một hệ thống kế toán đồng bộ và thường xuyên thạnh tra, kiểm tra, xử lý kịp thời doanh nghiệp vi phạm.
và sử dụng. Do vậy, Nhà nước cần lập ra một cơ quan chuyên trách nghiên cứu và ban hành hệ thống các chỉ tiêu tài chính làm cơ sở so sánh cho các doanh nghiệp và Ngân hàng. Hơn nữa, Chính Phủ cũng nên nhạnh chóng hoàn thiện môi trường pháp lý, đảm bảo tính đầy đủ, thống nhất cũng như nâng cao hiệu lực trong việc điều chỉnh Pháp luật đối với các hoạt động sản xuất kinh doanh. Kịp thời ban hành và thực thi các văn bản, thông tư cụ thể hóa các Nghị định, Nghị quyết trong lĩnh vực tài chính tiền tệ Ngân hàng.
Mặt khác, hoạt động của các Ngân hàng và các doanh nghiệp chịu sự điều chỉnh của các văn bản pháp luật và các qui định khác. Vì vậy, một môi trường pháp lý thuận lợi sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của Ngân hàng cũng như các doanh nghiệp được ổn định và ít rủi ro. Mặc dù Chính Phủ cũng đó ban hành một số văn bản pháp luật điều chỉnh các quan hệ kinh tế như: Luật Doanh nghiệp, Pháp lệnh Ngân hàng, Luật Công ty…song còn cần nghiên cứu và hoàn thiện hơn.