Nhìn chung việc thẩm định một dự án được coi là có chất lượng khi việc thẩm định đó đạt được các mục tiêu thẩm định của Ngân hàng đồng thời thỏa mãn được yêu cầu của doanh nghiệp.
quan về tính khả thi của dự án đầu tư làm cơ sở để Ngân hàng quyết định có cho vay hay không, và tránh những rủi ro cho Ngân hàng khi tiến hành cho vay, đồng thời cũng không bỏ qua các dự án có khả năng sinh lời đem lại thu nhập cho Ngân hàng. Việc thẩm định tài chính dự án được Ngân hàng coi là có chất lượng khi kết quả thẩm định đó giúp Ngân hàng có quyết định đúng đắn về việc có nên cho vay hay không, nếu có thì cho vay bao nhiêu, thời gian và lãi suất như thế nào… Ngược lại chất lượng thẩm định sẽ bị coi là kém nếu việc thẩm định dẫn đến quyết định sai lầm của Ngân hàng như cho vay một dự án kém hiệu quả dẫn đến thua lỗ, khó khăn khi thu hồi nợ gốc, hoặc quyết định từ chối cho vay một dự án rất hiệu quả khiến Ngân hàng mất đi một cơ hội kinh doanh tốt, mất đi một mối quan hệ với doanh nghiệp và làm giảm uy tín của Ngân hàng.
Từ sự phân tích trên ta có thể hiểu khái quát khái niệm chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư theo quan điểm của chủ đầu tư (doanh nghiệp) và của Ngân hàng như sau:
Theo quan điểm của chủ đầu tư thì chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư là biểu hiện mức độ chính xác, khách quan và hợp lý trong việc đánh giá hiệu quả của dự án đầu tư.
Dưới góc độ Ngân hàng thì chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư là việc xem xét dự án đó có đáp ứng tốt nhất những yêu cầu của Ngân hàng thông qua các chỉ tiêu như quy trình thẩm định có khoa học và toàn diện không, thời gian thẩm định nhạnh hay chậm, chi phí thẩm định cao hay thấp, việc lựa chọn phương pháp thẩm định có phù hợp với dự án không....