Ngân hàng Nhà nước với tư cách là cơ quan quản lý vĩ mô về hoạt động Ngân hàng cần thực hiện chức năng chỉ đạo, định hướng và xây dựng một hệ thống thông tin nhiều chiều có chất lượng cao có thể cung cấp cho các NHTM thông qua cơ chế “Mua bán thông tin”. Cụ thể là có chính sách phát triển trung tâm thông tin tín dụng của Ngân hàng Nhà nước (CIC) trở thành một cơ quan cung cấp thông tin chuyên nghiệp, đáng tin cậy cho các NHTM.
Để nâng cao chất lượng thông tin tại CIC, cần có các định chế bắt buộc các NHTM thực hiện nghiêm chỉnh việc cung cấp các thông tin cập nhật kịp thời về tình hình tài chính, quan hệ tín dụng… của các doanh nghiệp với các Ngân hàng. Ngoài ra, có chế định yêu cầu các tổ chức, cá nhân có liên quan có trách nhiệm cung cấp thông tin cho Ngân hàng Nhà nước. Đồng thời mở rộng thu thập nguồn thông tin từ nước ngoài thông qua việc tiếp cận và tham gia vào các cơ quan thông tin tín dụng lớn như Hiệp hội thông tin tín dụng Châu Á, di n đàn thông tin tín dụng ASEAN, các cơ quan xếp hạng tín dụng trong khu vực. Thường xuyên tổ chức đánh giá xếp hạng các doanh nghiệp theo định kỳ và công bố rộng rói trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Ngoài những trợ giúp về mặt thông tin, Ngân hàng Nhà nước cần tăng cường hỗ trợ về phát triển đội ngũ nhân viên và kinh nghiệm thẩm định tài chính dự án đầu tư với các NHTM. Trên cơ sở thẩm định dự án của các cơ quan khoa học, các Bộ ngành và các NHTM, Ngân hàng Nhà nước cần ban hành một cẩm nang chung về quy trình và nội dung thẩm định dự án mẫu phù hợp với thực ti n Việt Nam để các NHTM có một căn cứ chuẩn trong việc hoàn thiện quy trình thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng mình.
công an, tổng cục thống kê để trao đổi thu thập thông tin về cơ chế, chính sách có liên quan đến lĩnh vực thẩm định dự án. Đối với NHTM, cũng cần có sự phối hợp trao đổi thông tin và kinh nghiệm về thẩm định dự án nói chung và thẩm định tài chính dự án đầu tư nói riêng giữa các các bộ phận làm công tác này tại các Ngân hàng.