Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư trong hoạt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại trung tâm thẩm định khách hàng doanh nghiệp ngân hàng thương mại cổ phần quân đội​ (Trang 44 - 53)

hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mại

Thẩm định dự án đầu tư là giai đoạn thứ 2 trong quy trình cấp tín dụng của NHTM, tuy nhiên nếu thẩm định không tốt sẽ mang lại hậu quả nghiêm trọng cho Ngân hàng. Vì thế công tác thẩm định được coi như là một trong những nguyên nhân cơ bản gây ra rủi ro tín dụng cho Ngân hàng. Khi thẩm định dự án đầu tư các NHTM sẽ phải tiến hành thẩm định trên các khía cạnh: pháp lý, thị trường, kinh tế,

tài chính và khoa học công nghệ…Tuy nhiên, trong phạm vi đề tài nghiên cứu tác giả chỉ đề cập đến khía cạnh về mặt tài chính, do vậy để đánh giá chất lượng công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư trong hoạt động cho vay của Ngân hàng thì các NHTM thường sử dụng các chỉ tiêu:

1.6.2.1. Các chỉ tiêu định tính

Là các chỉ tiêu không thể tính toán cũng như xác định một cách chính xác được song lại mang một ý nghĩa hết sức quan trọng để đánh giá chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư. Đó là:

a. Mức độ hoàn thiện bộ máy tổ chức thẩm định

Bộ máy tổ chức thẩm định bao gồm bộ máy quản lý, cơ cấu tổ chức và đội ngũ nhân sự.

Bộ máy quản lý, cơ cấu tổ chức:

Cơ cấu tổ chức là sự phân chia tổng thể thành các bộ phận nhỏ theo các tiêu thức nhất định (bố trí theo từng khâu, từng cấp quản lý để tạo thành một bộ phận), mỗi bộ phận có những chức năng riêng biệt tuy nhiên có mỗi quan hệ với nhau. Việc phân công, sắp xếp, quy định rõ quyền hạn, trách nhiệm của từng cá nhân, bộ phận là điều rất cần thiết để bộ máy có thể vận hành trơn tru. Công tác tổ chức tốt, hợp lý, chặt chẽ sẽ giúp phát huy được sức sáng tạo của từng cá nhân cũng như kết hợp sức mạnh của tập thể. Ngoài ra, cơ cấu tổ chức của bộ phận thẩm định cần hướng tới sự tối giản trong phân cấp nhiệm vụ tuy nhiên vẫn đảm bảo được khả năng quản trị rủi ro, đồng thời có tính linh hoạt để có thể thích ứng với sự thay đổi trong cũng như như ngoài hệ thống.

Đội ngũ nhân sự:

Trong quá trình thẩm định, đội ngũ cán bộ thẩm định chính là chìa khóa quyết định sự thành công của cả quá trình. Do đó, chất lượng thẩm định phụ thuộc rất nhiều vào kinh nghiệm, trình độ chuyên môn cũng như đạo đức nghề nghiệp của cán bộ thẩm định.

-Về trình độ và kinh nghiệm: Do công tác thẩm định là công việc hết sức phức tạp, đòi hỏi cán bộ thẩm định phải có kiến thức rộng, có năng lực chuyên môn,

am hiểu về các lĩnh vực trong đời sống – khoa học – kinh tế - xã hội. Do đó, kinh nghiệm của cán bộ thẩm định là một trong những yếu tố lớn ảnh hưởng đến quá trình thẩm định. Kinh nghiệm sẽ mang lại cái nhìn chủ quan, dựa trên các phán đoán và tư duy của cán bộ thẩm định về hồ sơ khách hàng, do đó, cán bộ thẩm định cần phải có thâm niên công tác lâu năm trong lĩnh vực liên quan đến tài chính ngân hàng. Ngoài ra, việc hiểu biết các lĩnh vực khác nhau giúp cán bộ thẩm định đưa ra các phương pháp thẩm định một cách sáng tạo, hiệu quả dựa trên các quy trình sẵn có, từ đó đánh giá được khả năng tài chính của khách hàng cũng như dự đoán được những rủi ro, cơ hội liên quan đến lĩnh vực khách hàng đang làm việc, giúp cho việc ra quyết định trở nên chính xác hơn.

-Về đạo đức nghề nghiệp: Các cán bộ thẩm định có phẩm chất đạo đức tốt sẽ luôn đề cao trách nhiệm với công việc, từ đó, tuân thủ các quy định, chính sách của ngân hàng, tránh được các sai phạm có chủ đích. Đồng thời, sẽ tăng cường quan hệ tốt đẹp giữa ngân hàng và khách hàng, làm tăng vị thế của ngân hàng trên thị trường.

b. Tính khoa học và hợp lý của quy trình thẩm định

Việc quy định rõ quy trình thẩm định giúp các NHTM có căn cứ để kiểm tra, đánh giá chất lượng của các khâu trong quá trình thẩm đinh, từ đó có các chính sách phù hợp để ngày một hoàn thiện hơn công tác phục vụ khách hàng. Các chỉ tiêu đánh giá tính khoa học và hợp lý của quy trình thẩm định có thể được sử dụng bao gồm:

-Ngân hàng đó có quy trình thẩm định dự án hay chưa.

-Trong quy trình đó quy định cụ thể, quyền hạn, trách nhiệm, công việc của từng cán bộ thẩm định, từng phòng, ban hay chưa.

-Các phương pháp thẩm định có mang tính khoa học, dựa trên các phương pháp luận đó được hội đồng tín dụng phê duyệt hay chưa.

-Các trình tự thẩm định có mang tính logic, có mối liên hệ và bổ trợ giữa các nội dung hay chưa.

-Các chức năng, nhiệm vụ được quy định tại từng bộ phận có bị chồng chéo hay không.

giúp cho việc thẩm định của ngân hàng đạt được hiệu quả cao, giúp giảm thiểu rủi ro trong tương lai và nâng cao chất lượng tín dụng của ngân hàng.

c. Chất lƣợng nội dung thẩm định

Chất lượng của báo cáo thẩm định:

Báo cáo thẩm định thể hiện sự phân tích, đánh giá và đề xuất của cán bộ thẩm định đối với hồ sơ và phương án vay vốn của Khách hàng dựa trên các thông tin, hồ sơ thu thập được. Báo cáo thẩm định cần được thể hiện khoa học, rõ ràng, đầy đủ và chính xác, thể hiện rõ các quan điểm của cán bộ thẩm định và có sự thuyết phục, độ tin cậy cao. Dựa trên báo cáo thẩm định, Ban lãnh đạo ngân hàng có thể có những nhận định về khách hàng, từ đó có căn cứ để ra quyết định chấp thuận hoặc từ chối khoản vay. Báo cáo thẩm định là văn bản tổng kết toàn bộ kết quả cuối cùng của quá trình thẩm định dự án. Báo cáo thẩm định là căn cứ hàng đầu để Ngân hàng ra quyết định cho vay, là cơ sở để tiến hành tái thẩm định, do đó nó có vai trò rất quan trọng. Hơn nữa, vì là sự tổng kết của toàn bộ quá trình thẩm định nên báo cáo thẩm định thể hiện chất lượng của công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư. Bản báo cáo thẩm định có chất lượng tốt phải đạt yêu cầu trình bày khoa học đầy đủ, chính xác và khách quan, sát với thực tế dự án đi vào hoạt động. Báo cáo thẩm định tốt phải giúp người đọc nắm bắt được những thông tin cơ bản nhất về hiệu quả tài chính của dự án, phải thể hiện được các quyết định và chứng minh được tính hợp lý của quyết định tài trợ dự án.

Chất lượng quyết định cho vay:

Vì mục tiêu cuối cùng của thẩm định tài chính dự án là để Ngân hàng đưa ra các quyết định cho vay một cách hợp lý nên chất lượng các quyết định cho vay cũng phản ánh chất lượng thẩm định tài chính dự án. Chất lượng của quyết định cho vay thể hiện thông qua hiệu quả hoạt động của các dự án mà Ngân hàng tài trợ và kết quả của hoạt động cho vay dự án đó.

Khi bỏ vốn tài trợ cho dự án, Ngân hàng bao giờ cũng mong muốn dự án hoạt động có hiệu quả để đảm bảo thu hồi được cả vốn lẫn lãi. Thẩm định tài chính dự án là căn cứ quan trọng nhất để Ngân hàng đưa ra quyết định cho vay hay không.

Điều đó có nghĩa là các dự án mà được Ngân hàng tài trợ vốn là các dự án Ngân hàng thẩm định là có hiệu quả. Vì vậy, các dự án đó được xét duyệt cho vay mà hoạt động tốt theo đúng dự kiến chứng tỏ Ngân hàng đó ra quyết định đúng đắn hay là chất lượng thẩm định tài chính dự án là tốt. Ngược lại, nếu dự án mà Ngân hàng cho vay hoạt động không hiệu quả, điều đó thể hiện sự yếu kém trong chất lượng thẩm định tài chính dự án của Ngân hàng.

1.6.2.2. Các chỉ tiêu định lượng

Các chỉ tiêu định lượng dùng để đánh giá kết quả thẩm định tài chính dự án bao gồm:

-Thời gian thẩm định

-Tỷ lệ dự án triển khai thành công trên thực tế -Tỷ lệ nợ quá hạn

-Tỷ lệ nợ xấu

-Chỉ tiêu về lợi nhuận

Thời gian thẩm định:

Là khoảng thời gian cần thiết để cán bộ thẩm định tiến hành các công việc thẩm định theo đúng quy định của ngân hàng, từ đó đưa ra quyết định cho vay hoặc từ chối. Đối với ngân hàng, thời gian thẩm định càng dài càng thuận lợi cho cán bộ thẩm định xem xét, đánh giá mục đích vay, khả năng trả nợ, tài sản bảo đảm cũng như các rủi ro liên quan đến khách hàng. Tuy nhiên, khách hàng lại luôn muốn nhận được tiền vay trong thời gian sớm nhất. Do đó, thời gian thẩm định hợp lý sẽ giúp ngân hàng giữ được tính cạnh tranh so với các đối thủ, thu hút các khách hàng tốt.

Có nhiều ngân hàng đã áp dụng biện pháp quy định thời gian cụ thể để thẩm định cho vay, thông qua việc phân loại các khách hàng theo nhóm khách hàng: khách hàng thân thiết – khách hàng đó từng quan hệ với ngân hàng – khách hàng chưa từng quan hệ với ngân hàng hoặc phân loại khách hàng theo sản phẩm cho vay… đã phần nào giúp thời gian thẩm định khoản vay trở nên nhạnh hơn, cán bộ thẩm định có ý thức trách nhiệm hơn với công việc của mình, chủ động sắp xếp công việc, phân loại hồ sơ cần xử lý gấp, hồ sơ đang chờ bổ sung…nhạnh chóng ra

thông báo tín dụng đối với ĐVKD để thông báo với khách hàng về khoản vay được duyệt hay không được duyệt.

Do đó, yêu cầu đặt ra với thời gian thẩm định của các NHTM là làm sao xây dựng được được một bảng thời gian quy định thời gian cụ thể để thẩm định hồ sơ vay vốn của khách hàng, tránh kéo dài thời gian không cần thiết, từ đó đảm bảo được yêu cầu chất lượng trong công tác thẩm định.

Tỷ lệ dự án triển khai thành công trên thực tế

Chỉ tiêu này cho phép Ngân hàng có thể thấy được hiệu quả của mình trong công tác thẩm định tốt nhất, nó chỉ ra rằng trong số những dự án được phê duyệt thì có báo nhiêu dự án được triển khai thành công. Tỷ số này càng cao chứng tỏ chất lượng thẩm định càng cao.

Để đánh giá một cách toàn diện về chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư thì cần phải thực hiện đánh giá hiệu quả của dự án trong toàn bộ thời gian thực hiện dự án từ trước, trong và cho tới sau khi thực hiện thẩm định dự án và quyết định cho vay. Thể hiện sau khi thạnh lý toàn bộ dự án xem nó có được thực hiện một cách có hiệu quả không? Chỉ khi dự án đưa vào hoạt động bình thường và đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp và doanh nghiệp trả nợ đầy đủ cả gốc và lãi cho Ngân hàng đúng hạn thì khi đó mới có thể khẳng định là chất lượng thẩm định dự án là cao.

Tỷ lệ nợ quá hạn

Theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN do NHNN Việt Nam ban hành thì nợ quá hạn là “Khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/hoặc lãi đó quá hạn”.

Tỷ lệ nợ quá hạn phản ảnh cứ trên 100 đồng dư nợ hiện hành thì có bao nhiêu đồng đó quá hạn gốc và lãi mà chưa thu hồi được. Công thức tính chỉ tiêu này như sau:

Hiện nay, theo quy định tại Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 “của Ngân hàng nhà nước về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phân loại, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động Ngân hàng của các Tổ chức tín dụng và Thông tư số 09/2014/TT-NHNN ngày 21/01/2013 của Ngân hàng nhà nước về sửa đổi bổ sung một số điều của Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013, Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện phân loại nợ (trừ các khoản trả thay theo cam kết ngoại bảng) theo 05 nhóm như sau:”

 Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm:

(i)Nợ trong hạn và được đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi đúng hạn;

(ii) Nợ quá hạn dưới 10 ngày và được đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ nợ gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ nợ gốc và lãi còn lại đúng thời hạn;

 Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm: (i) Nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày; (ii) Nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu;

 Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm: (i) Nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày; (ii) Nợ gia hạn nợ lần đầu;

(iii) Nợ được mi n hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng;

(iv) Nợ thuộc một trong các trường hợp sau đây:

- Nợ của khách hàng hoặc bên bảo đảm là tổ chức, cá nhân thuộc đối tượng mà tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được cấp tín dụng theo quy định của pháp luật;

- Nợ không có bảo đảm hoặc được cấp với điều kiện ưu đói hoặc giá trị vượt quá 5% vốn tự có của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khi cấp cho khách hàng thuộc đối tượng bị hạn chế cấp tín dụng theo quy định của pháp luật;

- Nợ có giá trị vượt quá các giới hạn cấp tín dụng, trừ trường hợp được phép vượt giới hạn, theo quy định của pháp luật;

- Nợ vi phạm các quy định của pháp luật về cấp tín dụng, quản lý ngoại hối và các tỷ lệ bảo đảm an toàn đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;

- Nợ vi phạm các quy định nội bộ về cấp tín dụng, quản lý tiền vay, chính sách dự phòng rủi ro của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

(v) Nợ đang thu hồi theo kết luận thạnh tra;

 Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm: (i) Nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày;

(ii) Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;

(iii) Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai;

(iv) Khoản nợ quy định tại điểm c (iv) khoản 1 Điều này quá hạn từ 30 ngày đến 60 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi;

(v) Nợ phải thu hồi theo kết luận thạnh tra nhưng đó quá thời hạn thu hồi đến 60 ngày mà vẫn chưa thu hồi được;

 Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm: (i) Nợ quá hạn trên 360 ngày;

(ii) Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;

(iii) Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai;

(iv) Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc đó quá hạn;

(v) Khoản nợ quy định tại điểm c (iv) khoản 1 Điều này quá hạn trên 60 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi;

(vi) Nợ phải thu hồi theo kết luận thạnh tra nhưng đó quá thời hạn thu hồi trên 60 ngày mà vẫn chưa thu hồi được;

bố đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bị phong tỏa vốn và tài sản;

Tỷ lệ nợ xấu

Tỷ lệ nợ xấu là tỷ lệ giữa nợ từ nhóm 3 đến nhóm 5 so với tổng dư nợ. Chỉ số này cho biêt trong 100 đồng tổng dư nợ thì có bao nhiêu đồng là nợ xấu. Với các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại trung tâm thẩm định khách hàng doanh nghiệp ngân hàng thương mại cổ phần quân đội​ (Trang 44 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)