Cách tiếp cận

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại trung tâm thẩm định khách hàng doanh nghiệp ngân hàng thương mại cổ phần quân đội​ (Trang 60)

Đề tài áp dụng cách tiếp cận định tính và định lượng để đánh giá chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại Trung tâm thẩm định KHDN – Ngân hàng TMCP Quân Đội, qua đó tìm ra các giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng.

Mục tiêu của nghiên cứu định lượng trong luận văn là đo lường các biến số theo mục tiêu và xem xét sự liên quan giữa chúng dưới dạng các số đo và số thống kê, thông qua đó để tìm được mối liên hệ giữa các chỉ tiêu được phân tích và chất lượng chất lượng thẩm định dự án đầu tư hay sự biến động của những chỉ tiêu này có ảnh hưởng như thế nào tới chất lượng thẩm định dự án đầu tư. Với cách tiếp cận định tính, đề tài đưa ra một số các chỉ tiêu cơ bản ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định dự án đầu tư.

2.1.2. Quy trình nghiên cứu

Trong quá trình làm luận văn nghiên cứu về đề tài này, tác giả đó thực hiện các bước như sau:

Hình 2.1: Quy trình nghiên cứu Bước 1: Lựa chọn đề tài nghiên cứu và lập đề cương sơ bộ Khi chọn đề tài cho luận văn, tác giả đó cân nhắc một số yếu tố:

Thứ nhất, đề tài luận văn phải thuộc lĩnh vực ngành nghiên cứu của mình - Ngành tài chính ngân hàng và phải liên quan đến công việc hiện tại của mình đang làm nhằm có sự gắn kết và liên hệ giữa quy trình nghiên cứu lý thuyết và khả năng đánh giá hợp lý thực ti n.

Thứ hai, đề tài phải đảm bảo tính khả thi. Với đề tài đã chọn, tác giả hoàn toàn có thể thực hiện được vì:

- Năng lực của bản thân và các kiến thức tích lũy được trong quá trình học tập, nghiên cứu.

- Nguồn tài liệu có sẵn, chất lượng của tài liệu và có thể kế thừa được.

- Tác giả hiểu được thực ti n chuyên sâu để giúp cho việc hệ thống hóa được những lý luận chuyên sâu trong quá trính đánh giá và luận giải thực ti n.

Thứ ba, đề tài phục vụ cho hướng nghiệp của bản thân trong quá trình phục vụ công việc chuyên môn sau này.

Thứ tư, đề tài phù hợp với sở thích, thế mạnh của mình khi nghiên cứu chuyên sâu nghiệp vụ mình làm hàng ngày.

Sau khi chọn được đề tài tác giả với sự tư vấn của giáo viên hướng dẫn đó lựa chọn đặt tên đề tài và được hội đồng cơ sở thông qua khi đề tài đáp ứng được các yếu tố nêu trên . Tiếp theo tác giả thực hiện lập đề cương sơ bộ dựa trên các vấn đề định hướng nghiên cứu về đề tài đó lựa chọn.

Bước 2: Tìm kiếm tài liệu, xử lý thông tin

Sau khi đề tài được chọn, nghĩa là đó biết được đối tượng và phạm vi nghiên cứu và lập đề cương nghiên cứu sơ bộ thì tác giả tiến hành thu thập dữ liệu.

Thứ nhất, nguồn tài liệu cơ bản: là các giáo trình, bài giảng, sách tham khảo liên quan đến đề tài.

Thứ hai, nguồn tài liệu tham khảo có tính kế thừa: các khóa luận cử nhân, luận văn thạc sĩ, luận văn tiến sĩ có liên quan đến đề tài, bài báo khoa học đăng trên các tạp chí chuyên ngành và các chính sách, văn bản pháp luật.

Thứ ba: các nguồn uy tín khác tên Internet: các báo cáo, điều tra của Ngân hàng Nhà nước; cũng như số liệu so sánh từ các NHTM khác và dữ liệu thống kê từ kết quả bảng hỏi.

Thứ tư, tài liệu nội bộ ngân hàng TMCP Quân Đội: Luận văn sử dụng nguồn dữ liệu thu thập từ các tài liệu, thông tin nội bộ từ các phòng, ban của Ngân hàng TMCP Quân đội như Khối kinh doanh, Phòng phát triển sản phẩm, Khối Kế toán tài chính, Khối Quản trị rủi ro …

Các nguồn dữ liệu này được trích dẫn trực tiếp trong luận văn và được ghi chú chi tiết trong phần tài liệu tham khảo.

Tác giả luận văn đó sử dụng các số liệu thống kê thông qua thu thập dữ liệu có sẵn thông qua các kênh thông tin phía trên, khảo sát bằng bảng hỏi; tiến hành lập bảng biểu, vẽ Hình để so sánh và đánh giá.

Các số liệu thứ cấp được sắp xếp theo từng nội dung nghiên cứu của luận văn và được xử lý trên phần mềm Word và Excel.

Bước 3: Phân tích, đánh giá, lập báo cáo kết quả nghiên cứu

Sau khi đó xử lý các thông tin và số liệu đó thu thập được tác giả đó sử dụng một số phương pháp nghiên cứu để phân tích đánh giá về thực trạng của đối tượng nghiên cứu. Đề tài sử dụng các phương pháp xử lý dữ liệu bao gồm: tổng hợp, phân loại, phân tích, so sánh, đánh giá, sử dụng Hình, bảng biểu.

Tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính, phân tích những nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan ảnh hưởng tới chất lượng công tác thẩm định cho vay dự án từ đó tìm ra hướng điều chỉnh hợp lý.

Sau khi đó xử lý các thông tin và số liệu đó thu thập được tác giả đó sử dụng một số phương pháp nghiên cứu để phân tích đánh giá về thực trạng của đối tượng nghiên cứu:

Phương pháp phân tích: Trong quá trình tiếp cận đối tượng nghiên cứu chất lượng thẩm định dự án tại Trung tâm thẩm định KHDN - Ngân hàng TMCP Quân Đội . Chúng ta cần phải hiểu được các khái niệm thế nào là công tác thẩm định cho vay tại các ngân hàng thương mại, các tiêu chí để đánh giá chất lượng và hiệu quả công tác thẩm định dự án đầu tư. Tác giả phân tích những nguyên nhân ảnh hưởng đến các tiêu chí trên từ đó tìm ra hướng điều chỉnh hợp lý, tác động trực tiếp đến công tác thẩm định cho vay tại Ngân hàng TMCP Quân Đội .

Phương pháp so sánh: Tác giả kết hợp cả hai hình thức so sánh tuyệt đối và tương đối trong các phép so sánh về kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP Quân Đội qua các năm, tỷ lệ dự án triển khai thành công, tỷ lệ dự án điều chỉnh lại, dư nợ cơ cấu dư nợ tín dụng trung dài hạn, nợ quá hạn trung dài hạn, nợ xấu và chi tiêu về lợi nhuận.

Phương pháp tổng hợp: Sau khi phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định dự án KHDN, tác giả đó tổng hợp lại những thành tựu đạt được và hạn chế đang gặp phải.

Phương pháp thống kê mô tả: Tác giả đó sử dụng phương pháp thống kê mô tả nhiều nhất ở chương 3 thông qua các kỹ thuật sau:

+ Biểu di n dữ liệu bằng Hình trong đó mô tả các dữ liệu về quy trình thẩm định tài chính dự án tại Trung tâm thẩm định KHDN - Ngân hàng TMCP Quân Đội hay cơ cấu tổ chức của Khối thẩm định và phê duyệt tín dụng.

+ Biểu di n dữ liệu thành các bảng số liệu tóm tắt về dữ liệu: các bảng số liệu về tổng tài sản, tổng nguồn vốn, dư nợ tín dụng, ROA, ROE, tỷ lệ nợ quá hạn/nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Quân Đội trong giai đoạn 2015-2019.

Từ những phân tích và đánh giá về thực trạng, tác giả đề xuất những giải pháp để khắc phục những điểm hạn chế và tiếp tục phát huy những ưu điểm của công tác thẩm định tài chính dự án tại Trung tâm thẩm định KHDN - Ngân hàng TMCP Quân Đội.

CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG CHẤT LƢỢNG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƢ TẠI TRUNG TÂM THẨM ĐỊNH KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP –

NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI

3.1. Tổng quan về ngân hàng thƣơng mại cổ phần Quân Đội

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội (MB) được thành lập năm 1994 với mục tiêu ban đầu là đáp ứng nhu cầu dịch vụ tài chính cho các Doanh nghiệp Quân đội. Trải qua 25 năm hoạt động, MB ngày càng phát triển lớn mạnh, định hướng trở thành một tập đoàn với ngân hàng mẹ MB (một trong số NHTMCP hàng đầu Việt Nam) với sáu công ty thành viên và hai công ty liên kết hoạt động kinh doanh có hiệu quả, từng bước khẳng định là các thương hiệu có uy tín trong ngành dịch vụ tài chính (ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán) và bất động sản tại Việt Nam.

MB có mạng lưới bao phủ rộng khắp cả nước với Hội sở chính tại Thành phố Hà Nội và 296 điểm giao dịch trong nước, 03 điểm giao dịch nước ngoài và 01 văn phòng đại diện tại Nga với 15.691 cán bộ nhân viên.

Với số vốn điều lệ thời điểm thành lập là 20 tỷ đồng, sau nhiều lần tăng vốn hiện nay vốn điều lệ của MB là 23.727 tỷ đồng (thời điểm 31/12/2019). Năm 2019, doanh thu MB đạt 24.650 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế trên 10.036 tỷ đồng. Đây là những con số biêt nói, khẳng định vị thế của MB trong lĩnh vực ngân hàng.

Một số thông tin cơ bản:

* Tên đầy đủ: Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Quân đội * Tên tiếng Anh: Military Commercial Joint Stock Bank * Mã chứng khoán: MBB

* Trụ sở chính: Số 63 Lờ Văn Lƣơng, phƣờng Trung Hòa, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội.

* Điện thoại: (024).62.777.222

Tổ chức bộ máy của Ngân hàng TMCP Quân Đội là một thể thống nhất gồm Hội sở chính tại Hà Nội và các chi nhánh tại các tỉnh, thành phố trong cả nước thực hiện sự chỉ đạo điều hành tập trung của Hội sở chính, đồng thời phát huy tính tự chủ của mỗi chi nhánh trong khuôn khổ kế hoạch và các cơ chế, quy chế được phân cấp, phân quyền cụ thể.

Hình 3.1. Mô hình quản trị của MB

HĐQT Ban kiểm soát

Cơ quan KTNB Văn phũng HĐQT

Các Uỷ ban cao cấp 1. Ủy ban Nhân sự 2. Ủy ban Quản trị rủi ro 3. Ủy ban Tín dụng

CEO K. Kiểm tra – kiểm soát nội bộ

K. Tổ chức nhân sự K. Tài chính kế toán Văn phòng CEO K. Quản trị rủi ro Văn phòng Triển khai chiến

lƣợc PMO

K. Thẩm định Phòng chính trị

Ban xây dựng cơ bản

CIB SME KHCN K. NV &

KDTT K. ML&PP K. Vận hành K. CNTT

3.2. Hoạt động chủ yếu của Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Quân Đội

Trong những năm qua tuy gặp nhiều khó khăn thách thức chung của nền kinh tế, song Ngân hàng TMCP Quân Đội luôn thực hiện nghiêm túc những chỉ đạo sát sao của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và đã hoàn thành tốt nhiệm vụ, mục tiêu, kế hoạch đó đề ra để giành được những thành tích đáng khích lệ trên các mặt hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Chất lượng hiệu quả hoạt động không ngừng được nâng cao, kết quả hoạt động vẫn duy trì mức ổn định theo hướng lợi nhuận, dư nợ lành mạnh, phong cách phục vụ văn minh lịch sự, thu hút thêm nhiều khách hàng.

Bảng 3.1. Các chỉ số tài chính cơ bản Đơn vị tính: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2015 2016 2017 2018 2019 Mức tăng trƣởng(%) 16/15 17/16 18/17 19/18 Tổng tài sản 221.041 256.258 313.877 362.325 411.488 15,93 22,48 15,44 13,57 Nguồn vốn huy động 197.858 199.670 220.176 239.964 272.271 0,92 10,27 8,99 13,46 Dƣ nợ tín dụng 121.349 150.738 182.062 211.474 250.311 24,22 20,78 16,15 18,36 Lợi nhuận trƣớc thuế 3.220 3.651 4.615 7.767 10.036 13,39 26,40 68,30 29,21 Vốn điều lệ 16.000 17.127 18.155 21.604 23.727 7,04 6,00 19,00 9,83 Vốn chủ sở hữu 23.183 26.588 29.601 34.172 39.886 14,69 11,33 15,44 16,72 ROA 1,20 1,21 1,22 1,83 2,09 0,83 0,83 50,00 14,21 ROE 12,50 11,60 12,40 19,41 21,79 (7,20) 6,90 56,53 12,26 Tỷ lệ nợ xấu/Dƣ nợ tín dụng 1,62 1,32 1,20 1,33 1,16 (18,52) (9,09) 10,83 (12,78) Tỷ lệ trả cổ tức 10,00 10,00 11,00 11,00 14,00 - 10,00 - 27,27 Tỷ lệ an toàn vốn (CAR) 12,85 12,50 12,00 10,9 10,68 (2,72) (4,00) (9,17) (2,02)

(Nguồn: Báo cáo thường niên của MB 2015 – 2019)

MB đó hoàn thành toàn diện các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh năm 2019 theo cam kết với Đại hội cổ đông, tổng tài sản đạt 411.488 tỷ đồng, tăng 13,57% so với năm 2018 vượt 11% so với kế hoạch ; huy động vốn đạt 272.271 tỷ đồng, tăng 13,46% so với năm 2018, vượt 12% kế hoạch; dư nợ đạt 250.311 tỷ đồng, tăng 18,36% so với năm 2018; lợi nhuận trước thuế đạt 10.036 tỷ đồng, tăng 29,21% so với 2018, vượt 23% kế hoạch; nợ xấu kiểm soát chặt chẽ, tỷ lệ nợ xấu ~ 1,16%, hiệu quả hoạt động ngân hàng (ROE ~ 21,79%; ROA ~ 2,09%).

Về huy động vốn: chú trọng nguồn không kỳ hạn, tiền gửi thạnh toán (tỷ trọng đạt 39%). Chi phí huy động tiếp tục được duy trì ở mức tốt, tăng thấp. Hoạt động kinh doanh: toàn hệ thống có 301 điểm giao dịch được cấp phép. Hầu hết các điểm giao dịch kinh doanh hoạt động an toàn hiệu quả, nợ xấu kiểm soát tốt.

Hình 3.2: Các chỉ số tài chính cơ bản MB

3.3. Thực trạng chất lƣợng thẩm định tài chính dự án đầu tƣ trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Quân Đội

3.3.1. Những vấn đề chung

a. Mô hình phê duyệt tín dụng tập trung tại MB

Hiện nay, các Ngân hàng tại Việt Nam đang áp dụng hai loại quy trình thẩm định:

 Quy trình thẩm định tín dụng phân tán: Theo đó, các Chi nhánh được phân cấp ủy quyền phê duyệt riêng. Khi khoản vay vượt ủy quyền phê duyệt tại Chi nhánh thì trình lên phòng tái thẩm định hội sở hoặc Chuyên gia phê duyệt cấp cao/Hội đồng tín dụng. Tùy theo quy mô, cách thức tổ chức quản lý mà mỗi ngân hàng có cách phân cấp thẩm quyền phê duyệt cho các chi nhánh ở các mức khác nhau. Thậm chí, trong cùng một hế thống ngân hàng, các Chi nhánh khác nhau có mức phân quyền phê duyệt khác nhau. Quy trình này thường được áp dụng tại các Ngân hàng có cổ phần Nhà nước như Ngân hàng Đầu tư và phát triển (BIDV), Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn (Agribank)…

 Quy trình thẩm định tín dụng tập trung: Theo đó, việc thẩm định, phê duyệt tín dụng cho toàn ngân hàng tập trung tại một bộ phận, thường nằm ở Hội sở

chính của các ngân hàng. Mô hình này được hầu hết các ngân hàng TMCP áp dụng. Tại MB, bắt đầu từ tháng 8/2012, cùng sự tư vấn của Mc Kinsey và tham khảo các ngân hàng TMCP khác, MB đó chuyên từ mô hình thẩm định tín dụng phân tán thành lập Trung tâm thẩm định tập trung cấp Hội sở. Trong giai đoạn đầu, việc thẩm định tập trung tại Trung tâm thẩm định tuy nhiên cấp phê duyệt tín dụng vẫn phân cấp về Chi nhánh. Có nghĩa là, Ban lãnh đạo Chi nhánh là một trong các cấp phê duyệt tín dụng khoản vay theo một mức phân quyền nhất định. Do việc thẩm định tập trung là một sự chuyển đổi lớn trong mô hình hoạt động, ảnh hưởng lớn đến hoạt động tín dụng của toàn Ngân hàng. Vì vậy, việc giữ lại thẩm quyền của Chi nhánh trong giai đoạn đầu triển khai tập trung hóa thẩm định là để giảm bớt sự thay đổi, tác động mạnh đến hoạt động tín dụng của Chi nhánh, giúp Chi nhánh thích nghi dần dần với sự chuyển đổi mô hình trước khi cắt thẩm quyền phê duyệt tại Chi nhánh. Từ thời điểm 11/2015, MB đó chuyển đổi thành công toàn bộ mô hình thẩm định và phê duyệt tập trung, thành lập Khối Thẩm định và phê duyệt tín dụng (Khối TĐ & PDTD).

Mô hình thẩm định, phê duyệt, vận hành tập trung được thiết kế độc lập với kinh doanh đáp ứng tiêu chuẩn Basel II, có sự tách biệt độc lập giữa ba chức năng: quản lý rủi ro, kinh doanh và tác nghiệp, 100% Chi nhánh được tập trung hóa hoạt động thẩm định, phê duyệt, vận hành về các trung tâm để giải phóng lực lượng bán hàng, tập trung cho kinh doanh và MB kiểm soát được rủi ro khi quy mô tăng mạnh. Sự tách biệt này nhằm mục tiêu hàng đầu là giảm thiểu rủi ro ở mức thấp nhất đồng thời có sự chuyên môn hóa rõ ràng, phát huy được tối đa kỹ năng chuyên môn đối với từng vị trí.

Thẩm định dòng tiền DA Thẩm định vốn đầu tƣ Xác định mô hình dự án Lập các báo cáo Thẩm định rủi ro dự án Phân tích các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại trung tâm thẩm định khách hàng doanh nghiệp ngân hàng thương mại cổ phần quân đội​ (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)