a. Mô hình phê duyệt tín dụng tập trung tại MB
Hiện nay, các Ngân hàng tại Việt Nam đang áp dụng hai loại quy trình thẩm định:
Quy trình thẩm định tín dụng phân tán: Theo đó, các Chi nhánh được phân cấp ủy quyền phê duyệt riêng. Khi khoản vay vượt ủy quyền phê duyệt tại Chi nhánh thì trình lên phòng tái thẩm định hội sở hoặc Chuyên gia phê duyệt cấp cao/Hội đồng tín dụng. Tùy theo quy mô, cách thức tổ chức quản lý mà mỗi ngân hàng có cách phân cấp thẩm quyền phê duyệt cho các chi nhánh ở các mức khác nhau. Thậm chí, trong cùng một hế thống ngân hàng, các Chi nhánh khác nhau có mức phân quyền phê duyệt khác nhau. Quy trình này thường được áp dụng tại các Ngân hàng có cổ phần Nhà nước như Ngân hàng Đầu tư và phát triển (BIDV), Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn (Agribank)…
Quy trình thẩm định tín dụng tập trung: Theo đó, việc thẩm định, phê duyệt tín dụng cho toàn ngân hàng tập trung tại một bộ phận, thường nằm ở Hội sở
chính của các ngân hàng. Mô hình này được hầu hết các ngân hàng TMCP áp dụng. Tại MB, bắt đầu từ tháng 8/2012, cùng sự tư vấn của Mc Kinsey và tham khảo các ngân hàng TMCP khác, MB đó chuyên từ mô hình thẩm định tín dụng phân tán thành lập Trung tâm thẩm định tập trung cấp Hội sở. Trong giai đoạn đầu, việc thẩm định tập trung tại Trung tâm thẩm định tuy nhiên cấp phê duyệt tín dụng vẫn phân cấp về Chi nhánh. Có nghĩa là, Ban lãnh đạo Chi nhánh là một trong các cấp phê duyệt tín dụng khoản vay theo một mức phân quyền nhất định. Do việc thẩm định tập trung là một sự chuyển đổi lớn trong mô hình hoạt động, ảnh hưởng lớn đến hoạt động tín dụng của toàn Ngân hàng. Vì vậy, việc giữ lại thẩm quyền của Chi nhánh trong giai đoạn đầu triển khai tập trung hóa thẩm định là để giảm bớt sự thay đổi, tác động mạnh đến hoạt động tín dụng của Chi nhánh, giúp Chi nhánh thích nghi dần dần với sự chuyển đổi mô hình trước khi cắt thẩm quyền phê duyệt tại Chi nhánh. Từ thời điểm 11/2015, MB đó chuyển đổi thành công toàn bộ mô hình thẩm định và phê duyệt tập trung, thành lập Khối Thẩm định và phê duyệt tín dụng (Khối TĐ & PDTD).
Mô hình thẩm định, phê duyệt, vận hành tập trung được thiết kế độc lập với kinh doanh đáp ứng tiêu chuẩn Basel II, có sự tách biệt độc lập giữa ba chức năng: quản lý rủi ro, kinh doanh và tác nghiệp, 100% Chi nhánh được tập trung hóa hoạt động thẩm định, phê duyệt, vận hành về các trung tâm để giải phóng lực lượng bán hàng, tập trung cho kinh doanh và MB kiểm soát được rủi ro khi quy mô tăng mạnh. Sự tách biệt này nhằm mục tiêu hàng đầu là giảm thiểu rủi ro ở mức thấp nhất đồng thời có sự chuyên môn hóa rõ ràng, phát huy được tối đa kỹ năng chuyên môn đối với từng vị trí.
Thẩm định dòng tiền DA Thẩm định vốn đầu tƣ Xác định mô hình dự án Lập các báo cáo Thẩm định rủi ro dự án Phân tích các chỉ tiêu TC
a. Quy trình thẩm định tài chính dự án đầu tƣ
Hình 3.3. Quy trình thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng
Nguồn: Sổ tay tín dụng MB
Theo quy trình thẩm định ở Hình 2.2, Ngân hàng TMCP Quân Đội ban hành thống nhất áp dụng trong toàn hệ thống quy định các nội dung thẩm định tài chính dự án đầu tư mang tính định hướng, tổng quát và cơ bản. Tuy nhiên, trong quá trình thẩm định tài chính dự án đầu tư thực tế thì tùy vào quy mô, tính chất và đặc điểm của từng dự án đầu tư mà cán bộ thẩm định sử dụng linh hoạt các nội dung theo mức độ hợp lý để đảm bảo hiệu quả thực hiện. Và tùy theo từng dự án đầu tư cụ thể mà có thể bỏ qua một số nội dung nếu phù hợp.
b. Thời gian thẩm định dự án đầu tƣ
Thời gian xử lý một hồ sơ kể từ khi gặp khách hàng của ĐVKD đến khi giải ngân đáp ứng nhu cầu của khách hàng xong là một trong những yếu tố quan trọng trong việc thu hút khách hàng đến vay tại Ngân hàng. Do đó, MB xây dựng quy trình “end to end” có nghĩa là quy trình chuẩn xây dựng áp dụng cho tất cả các khâu trong hoạt động tín dụng từ lúc bắt đầu cho đến lúc kết thúc. Trong đó có quy định
về thời gian thẩm định hồ sơ (SLA) cho tổng thể quy trình và SLA đối với từng khâu dựa trên thực tế thực hiện tại MB, có tính đến yếu tố cạnh tranh và tiêu chí về loại sản phẩm, tính khác biệt/ngoại lệ của phương án so với quy định MB. SLA tổng thể như sau:
Bảng 3.2: SLA tổng thể quy trình cho vay dự án đầu tư KHDN tại MB
(Đơn vị: Giờ) STT Tên sản phẩm Cấp phê duyệt Tổng thời gian Thông thƣờng Ngoại lệ
1 Cho vay trung dài hạn lớn hơn 120 tỷ đồng, dự án BĐS
PD cá nhân 92 132 PD tập thể
101 147 2 Cho vay trung dài hạn dự
án (từ 20 tỷ đến 120 tỷ đồng)
PD cá nhân 70 103 PD tập thể
81.5 119 3 Cho vay trung dài hạn dự
án < 20 tỷ đồng
PD cá nhân 30 45 PD tập thể 55 82
(Nguồn: Quy trình tín dụng KHDN tập trung)
Thẩm định là một trong các khâu quan trọng của quá trình cho vay tại MB. Như đã phân tích ở trên, khâu thẩm định bao gồm khâu đọc, kiểm tra sự thiếu đủ của hồ sơ và khâu thẩm định chi tiết hồ sơ. Trong đó, yêu cầu khâu kiểm tra hồ sơ tối đa 2 tiếng. Sau khoảng thời gian này, CVTĐ phải lập xong phiếu bổ sung hồ sơ thiếu, gọi điện về ĐVKD thông báo về các hồ sơ thiếu và trả hồ sơ yêu cầu bổ sung. Trường hợp quá thời gian trên, CVTĐ sẽ không được trả hồ sơ cho Chi nhánh và việc bổ sung phải thực hiện thông qua email hoặc các phương thức khác. Mục đích của quy định này liên quan đến các nguyên tắc tính SLA tại khâu thẩm định như sau:
+ SLA của khâu thẩm định là SLA cộng dồn, có nghĩa là các bước thực hiện tại thẩm định sẽ được cộng dồn và tổng thời gian cộng dồn theo nguyên tắc nhỏ hơn thời gian SLA quy định.
+ Thời gian ĐVKD bổ sung hồ sơ/lấy ý kiến các đơn vị liên quan (pháp chế/Quản trị rủi ro…) không tính vào SLA của khâu thẩm định.
của ĐVKD (bổ sung hồ sơ chưa đủ) theo checklist đó gửi lần 1 thì SLA được tính lại từ đầu với khâu thẩm định. Trường hợp trả về do lỗi thẩm định, SLA không được loại trừ.
Tất các bước thực hiện này đều được đo lường trên hệ thống BPM do đó, việc tính SLA tại khâu thẩm định tương đối chính xác. SLA tại khâu thẩm định chi tiết theo bảng sau:
Bảng 3.3: SLA chi tiết tại khâu thẩm định và phê duyệt dự án KHDN
(Đơn vị: Giờ) STT Tên sản phẩm Cấp phê duyệt Khâu thẩm định (CVTĐ và kiểm soát TĐ) Khâu phê duyệt Tổng thời gian Thông thường Ngoại lệ Thông thường Ngoạ i lệ Thông thường Ngoạ i lệ 1 Cho vay trung/dài hạn lớn hơn 120 tỷ đồng, dự án BĐS PD cá nhân 80 120 10 12 92 132 PD tập thể 88 132 13 15 101 147 2 Cho vay trung /dài hạn, dự án từ 20 tỷ đến 200 tỷ PD cá nhân 62 93 8 10 70 103 PD tập thể 72 108 9.5 11 81.5 119 3 Cho vay trung dài hạn dự án <20 tỷ đồng PD cá nhân 25 37.5 5 7.5 30 45 PD tập thể 48 72 7 10 55 82
(Nguồn: Quy trình tín dụng KHDN tập trung)
Việc quy định rõ về thời gian thẩm định, khiến cho khách hàng vay vốn tại Ngân hàng yên tâm, để chủ động trong việc thông báo với đối tác/bên nhận tiền về tiến độ thời gian thạnh toán và chủ động trong việc chuẩn bị nguồn tiền/phương án khác nếu có trong trường hợp không được vay vốn tại MB.
vay vốn của khách hàng không phải lúc nào cũng đạt đúng cam kết của CVTĐ, đó là do các yếu tố thông tin chưa đầy đủ, có yếu tố nghi ngờ trong hồ sơ, hoặc do khối lượng công việc của CVTĐ quá nhiều, các hệ thống hỗ trợ (như BPM, T24…) chậm dẫn đến việc chậm tr trong khâu phản hồi đến Chi nhánh/ PGD/khách hàng. Mặc dù, tình trạng này không thường xuyên xảy ra, nhưng điều đó cũng tác động không nhỏ đến chất lượng thẩm định cho vay.”
d. Cơ cấu bộ máy tổ chức hoạt động thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng TMCP Quân Đội
Theo Hình tổ chức MB, Khối thẩm định và phê duyệt tín dụng là một trong 7 khối hỗ trợ cho Ban lãnh đạo thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Ngân hàng theo kế hoạch từng thời kỳ.
Khối thẩm định và phê duyệt tín dụng bao gồm: Ban lãnh đạo Khối (01 Phó Tổng giám đốc phụ trách Khối, 02 Phó Giám đốc Khối) Trung tâm phê duyệt và 03 Trung tâm thẩm định: KHDN, KHDN Lớn (CIB) và KHDN vừa và nhỏ (SME).
Trong đó, Trung tâm KHDN bao gồm 01 Trưởng Trung tâm quản lý chung và 3 Phòng thẩm định: Miền Bắc, Miền Trung và Tây Nguyên, Miền Nam.
Hình 3.4: Cơ cấu bộ máy tổ chức Khối thẩm định và phê duyệt tín dụng
- GĐPD được phân cấp từ cấp 1, 2 và cấp 3 theo phần quyền phê duyệt của Tổng Giám đốc từng thời kỳ. Nguyên tắc phê duyệt tràn xuống, có nghĩa các GĐPD cấp cao có thể phê duyệt hồ sơ cấp dưới nhưng không ngược lại. Các GĐPD đều có kinh nghiệm là Giám đốc/Phó giám đốc các Chi nhánh tại MB trước khi làm GĐPD.
- Kiểm soát thẩm định là cấp kiểm soát hồ sơ do CVTĐ làm. Bao gồm chức danh Trưởng Line, Trưởng/phó phòng và kiểm soát viên, các kiểm soát thẩm định đều có kinh nghiệm làm thẩm định trên 3 năm. Trưởng line kiểm soát hồ sơ cấp 3, Trưởng/phú phòng kiểm soát hồ sơ cấp 2 và kiểm soát viên kiểm soát hồ sơ cấp 1. Nguyên tắc kiểm soát tràn xuống tương tự các GĐPD.
- Chuyên viên thẩm định: Trình độ yêu cầu từ Đại học trở lên thuộc các trường khối kinh tế, tài chính, ngân hàng, có ít nhất 1 năm kinh nghiệm tín dụng/thẩm định tại các TCTD khác nắm vững các kiến thức về thị trường tài chính ngân hàng, phân tích và báo cáo số liệu tài chính…CVTĐ KHDN được phân thành 3 cấp là cấp 1, 2 và 3. Trong đó, cấp 1/2 làm các hồ sơ trong phân quyền GĐPD cấp 1/2, cấp 3 làm các hồ sơ trong phân quyền GĐPD cấp 3 trở lên.
Như vậy, đội ngũ thẩm định của MB đều là những người có trình độ, kinh nghiệm phù hợp với vị trí công việc của mình, được đào tạo bài bản, có kiến thức thực tế, có kỹ năng làm việc tốt. Ngoài ra, để phục vụ công tác thẩm định được tốt và phù hợp với định hướng của Ngân hàng từng thời kỳ, MB chú trọng đến việc đào tạo nghiệp vụ chuyên sâu, đào tạo các kỹ năng thẩm định (như kỹ năng nhận diện hồ sơ giả mạo, kỹ năng gọi điện thoại…) phù hợp với từng vị trí chức danh, thông qua các phương pháp đào tạo: Đào tạo online thông qua website đào tạo của MB, đào tạo trực tiếp tại đơn vị (giảng viên nội bộ/hoặc giảng viên thuê ngoài từ các đơn vị như Ngân hàng nhà nước, pháp chế…).
Định kỳ 2 năm/lần, MB tổ chức thi chức danh trên toàn hệ thống. Đây là kỳ thi lớn tại MB, nhằm mục đích giúp các vị trí chức danh nắm vững các kiến thức chung về Ngân hàng MB, ôn luyện lại nghiệp vụ và tiếng Anh, đảm bảo phục vụ tốt cho công việc. Kỳ thi có ảnh hưởng đến xếp loại của của từng cá nhân, do đó, cán bộ nhân viên MB luôn cố gắng để đạt được kết quả tốt nhất.
Về nơi làm việc: Như đó nói ở trên, Line KHDN gồm 3 phòng Miền Bắc, Miền Trung và Miền Nam. Trong đó, phòng Miền Bắc và Miền Trung tại Hội sở MB, Phòng Miền Nam tại cơ sở TP Hồ Chí Minh. Trong các phòng, nhân sự được chia thành các nhóm nhỏ theo sản phẩm và ngồi theo nhóm để phát huy tối đa khả năng hỗ trợ nghiệp vụ, phổ biến các nội dung liên quan đến sản phẩm đó một cách hiệu quả, nhanh chóng. Mỗi nhóm có một kiểm soát chuyên trách để quản lý hoạt động nhóm. Trưởng phòng sẽ quản lý chung thông qua hỗ trợ của các kiểm soát.
Về trang thiết bị phục vụ công việc: Mỗi thành viên Khối TĐ & PDTD đều được trang bị một máy tính cá nhân, được quyền đăng nhập vào hệ thống dữ liệu của Ngân hàng theo quyền phân cấp, được vào mạng tra cứu thông tin liên quan đến công tác thẩm định. Các máy mãc trong phòng được bố trí đầy đủ để phục vụ cho công tác in ấn, báo cáo…Đồng thời, bộ phận công nghệ thông tin thuộc ngân hàng sẽ hỗ trợ trường hợp máy móc bị lỗi, hoặc quyền truy cập vào hệ thống của nhân viên có sự cố. Những năm gần đây, MB đó chú trọng hơn vào việc đầu tư hệ thống công nghệ, hỗ trợ công tác thẩm định nói riêng và các hoạt động khác nói chung để phù hợp với xu hướng phát triển công nghệ kỹ thuật số trên toàn thế giới.