Tại Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên cho mục đích phát triển bền vững du lịch huyện tam đảo, tỉnh vĩnh phúc​ (Trang 36 - 39)

7. Cấu trúc luận văn

1.2.2 Tại Việt Nam

Tại Việt Nam, trước những năm 80 của thế kỷ XX chưa có nhiều các công trình nghiên cứu về du lịch, đặc biệt là những vấn đề về cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu. Từ sau Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam (1986), thực hiện công cuộc Đổi mới đất nước, du lịch được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn có đóng góp quan trọng vào nền kinh tế quốc dân. Nhiều công trình nghiên cứu về đánh giá điều kiện địa lý và tài nguyên, quy hoạch, phân vùng và TCLTDL đã được công bố. Những công trình này đã làm sáng tỏ được nhiều vấn đề về cơ sở lý luận và thực tiễn từ quy mô lãnh thổ cấp tỉnh, vùng đến phạm vi cả nước.

1.2.2.1 Nhóm các công trình nghiên cứu về du lịch

- Hướng nghiên cứu về lý luận du lịch: Phạm Trung Lương (2001) đã tổng quan về lịch sử hình thành và các xu hướng phát triển của du lịch trên thế giới qua các thời kỳ từ cổ đại, cận đại, trung đại đến hiện đại. Phân tích các khái niệm và các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động du lịch [39].

- Hướng nghiên cứu về DLST: xác định DLST là loại hình du lịch gần gũi với thiên nhiên, có tiềm năng mang lại những giá trị về kinh tế, môi trường và văn hóa bản địa [6]; Dựa trên sự phân bố không gian của các vùng sinh thái đặc thù, các điều kiện kinh tế - xã hội, cơ sở hạ tầng để đề xuất các hình thức phát triển và TCLTDL sinh thái trên phạm vi cả nước[41].; Nghiên cứu phát triển DLST dưới góc độ quy hoạch quốc gia và quản lý Nhà nước; Phân tích mối quan hệ giữa DLST với bảo vệ đa dạng sinh học, kiến nghị các giải pháp sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên tại các khu bảo tồn, các VQG và các vùng đất ngập nước ven biển [6].

bảo sự hài hòa về kinh tế, xã hội, môi trường. N.Đ.Hoè, V.V.Hiếu, (2001) đã phân tích tác động nhiều mặt của hoạt động du lịch ở nhiều nước trên thế giới đối với môi trường và đề xuất các giải pháp phát triển du lịch bền vững phù hợp với điều kiện Việt Nam [26]; P.T.Lương (2002) xác định nhiệm vụ của du lịch bền vững là phát triển các sản phẩm du lịch có chất lượng, có khả năng thu hút khách cao song không gây phương hại và phải có trách nhiệm bảo tồn đến môi trường tự nhiên và văn hóa bản địa. Đồng thời đưa ra các nguyên tắc phát triển du lịch bền vững, trong đó chú trọng đến việc sử dụng hợp lý tài nguyên, giảm thiểu chất thải ra môi trường và chia sẻ lợi ích với cộng đồng địa phương[40]; Luật Du lịch Việt Nam (2005) cũng đã nêu rõ, “du lịch bền vững là sự phát triển du lịch đáp ứng được các nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu về du lịch của tương lai” [49].

- Hướng nghiên cứu về đánh giá tiềm năng lãnh thổ phục vụ quy hoạch, TCLTDL:phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển du lịch, vai trò của tài nguyên đối với hoạt động du lịch, từ đó đưa ra các định hướng TCLTDL của Việt Nam [10, 39, 58, 59]; Nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn khai thác tài nguyên du lịch trên thế giới cũng như ở Việt Nam nhằm mục đích quy hoạch, TCLTDL, khai thác, bảo vệ, tôn tạo tài nguyên, môi trường du lịch [73, 75]…

- Hướng địa lý ứng dụng: tiếp cận theo hướng đánh giá tài nguyên theo từng thành phần, Đ.D.Lợi (1992) đã đánh giá mức độ tương phản địa hình nhằm đưa ra các chỉ tiêu phù hợp với từng loại hình du lịch [38]; N.Thám (2011) đánh giá tài nguyên sinh khí hậu thích hợp với con người đối với các hoạt động du lịch [60, 61].. Bên cạnh đó là các công trình theo hướng đánh giá tổng hợp mức độ thuận lợi của điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên phục vụ mục đích du lịch, nghỉ dưỡng [17, 18 ,20, 22, 53].

- Các văn bản định hướng phát triển ngành du lịch của Nhà nước [9]: Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch trên quy mô toàn quốc với các mục tiêu cụ thể qua từng thời kỳ phù hợp với thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; Văn kiện Đại hội Đảng và “Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 - 2020” đều xác định mục tiêu phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn [2]; Nhiều nội dung cụ thể về du lịch và tài nguyên du lịch được quy định trong các văn bản luật

như: “Luật Du lịch” [49]; “Luật Di sản văn hóa” [48]. Các định hướng chiến lược về phát triển du lịch bền vững đã được ban hành với mục tiêu Việt Nam sẽ nằm trong nhóm các quốc gia có ngành du lịch phát triển trong khu vực [7, 8]; Các chương trình hành động quốc gia về du lịch qua từng giai đoạn 2000 - 2005, 2013 - 2020 với quan điểm phát triển du lịch bền vững gắn chặt với việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc, giữ gìn cảnh quan, bảo vệ môi trường, huy động mọi nguồn lực, phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế quốc gia về yếu tố tự nhiên và văn hóa dân tộc, thế mạnh đặc trưng các vùng, miền trong cả nước [56,57].

1.2.2.2 Nhóm các công trình nghiên cứu về phân vùng lãnh thổ tự nhiên

Tại Việt Nam, các công trình về phân vùng lãnh thổ tự nhiên đã xuất hiện ngay từ quá trình xây dựng và mở mang đất nước, mỗi triều đại đều đã phân chia lãnh thổ thành những đơn vị nhiều cấp thuận tiện cho việc quản lý và quốc phòng.

Từ thế kỷ XV, nước ta đã có những công trình nghiên cứu theo địa vực hành chính, tiếp cận với quan điểm dân tộc, độc lập và tự chủ của từng vùng. Tiêu biểu là công trình “Dư địa chí” của Nguyễn Trãi đã đề cập tới vị trí địa lý, ranh giới, quy mô lãnh thổ, tổ chức xã hội, tình hình kinh tế với những nét đặc thù riêng.

Giai đoạn 1930 - 1960, các công trình nghiên cứu phân vùng do một số người nước ngoài thực hiện trên cơ sở xác định sự phân hóa lãnh thổ theo hệ thống phân vị phân vùng địa lý tự nhiên: Robequain (1936) đã phân chia Đông Dương thuộc Pháp thành 8 vùng tự nhiên; Fridland (1956) đã chia miền Bắc Việt Nam thành 3 miền, 8 khu và 37 vùng trên cơ sở phân tích các yếu tố đất và lớp phân hóa; T. N. Sêglova (1957) đã chia các khu vực tự nhiên của Việt Nam theo hệ thống phân vị gồm 2 cấp vùng và á vùng, trong đó vùng được phân chia theo yếu tố khí hậu có kết hợp với yếu tố địa hình, kiến tạo, thực vật, còn chỉ tiêu cấp á vùng chủ yếu dựa vào yếu tố địa mạo.

Từ sau năm 1960, các nghiên cứu tập trung theo hướng phân vùng địa lý tự nhiên và phân vùng cảnh quan. Hệ thống các cấp phân vùng địa lý tự nhiên trên lãnh thổ Việt Nam có thể kể đến như: Sơ đồ phân vùng của Tổ phân vùng thuộc Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước với hệ thống các đơn vị: Đới → Miền → Khu → Vùng địa lý tự nhiên; Vũ Tự Lập (1978) đưa ra sơ đồ phân vùng Việt Nam theo

hệ thống: Đới → Miền → Khu địa lý tự nhiên và đã phân chia lãnh thổ Việt Nam thành 2 đới, 3 miền và 13 khu địa lý tự nhiên; Hệ thống các cấp phân vùng của Phòng Địa lý Thổ nhưỡng Trung tâm Địa lý Tài nguyên (1992) gồm: Đới → Á đới → Miền → Á miền → Vùng địa lý tự nhiên và theo đó lãnh thổ Việt Nam được chia thành 2 á đới, 9 miền, 2 á miền và 42 vùng địa lý tự nhiên.

Những năm gần đây, nhiều công trình đã xây dựng các nguyên tắc phân vùng địa lý tự nhiên và các phương pháp nghiên cứu cảnh quan nhằm mục đích khai thác hiệu quả các nguồn tài nguyên phục vụ tổ chức lãnh thổ bền vững[21];Một số tác giả tiếp cận phân vùng theo vai trò và đặc điểm tạo vùng[71]; Theo quy mô, đặc điểm tổng hợp và trình độ phát triển của lãnh thổ[24].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên cho mục đích phát triển bền vững du lịch huyện tam đảo, tỉnh vĩnh phúc​ (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)