7. Cấu trúc luận văn
3.1.2 Xây dựng thang đánh giá
Thang đánh giá là việc cụ thể hoá cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc đánh giá, là thước đo để đánh giá một cách khách quan các đối tượng đánh giá theo các chuẩn mực chung.
Thang đánh giá gồm 4 nội dung quan trọng: - Chọn các tiêu chí đánh giá
- Xác định các cấp của từng tiêu chí - Xác định chỉ tiêu và điểm của các cấp - Xác định hệ số của các tiêu chí
3.1.2.1 Chọn các tiêu chí đánh giá
Để đánh giá các tiểu vùng du lịch có 6 tiêu chi được lựa chọn để đánh giá là độ hấp dẫn, sức chứa khách du lịch, thời gian khai thác, độ bền vững, vị trí và khả năng tiếp cận, cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch.
a) Độ hấp dẫn
Đối với phát triển du lịch bền vững, độ hấp dẫn điểm du lịch được xác định bằng tính đặc sắc và độc đáo của các giá trị sinh thái, đa dạng sinh học; các giá trị cảnh quan và văn hoá bản địa.
Đối với mỗi tiểu vùng du lịch ở huyện miền núi Tam Đảo độ hấp dẫn có những nét nổi trội khác nhau.
- Tiểu vùng núi trung bình Tam Đảo: khu nghỉ mát Tam Đảo nằm độ cao hơn 9 000 mét so với mặt nước biển, nhiệt độ trung bình trong năm là 18oC là nơi lý tưởng cho du khách nghỉ dưỡng, nghiên cứu khoa học, du lịch công vụ, mạo hiểm… nhất là vào mùa hè; đối với VQG Tam Đảo là nơi có thảm thực vật dày đặc, nhiều tầng, đa dạng về loài, về quần xã sinh học với nhiều loài thực vật đặc hữu và quý hiếm. Cảnh quan thiên nhiên và các giá trị đa dạng sinh học của VQG Tam Đảo là nguồn tài nguyên du lịch có giá trị đặc biệt, hấp dẫn du khách trong và ngoài nước.
Nói chung tiểu vùng có độ hấp dẫn rất cao về mặt tự nhiên, mặt khác nơi đây cũng đầy hấp dẫn với du khách bởi những nét rất đặc sắc và đa dạng của nền văn hoá bản địa.
- Tiểu vùng đồi cao Tam Đảo: được đánh giá là khá hấp dẫn. Mạng lưới thủy văn dày đặc với nhiều sông, suối, hồ, đầm tạo nên cảnh quan đẹp như hồ Vĩnh Thành, hồ Làng Hà. Vùng đồi là nơi có nhiều danh lam thắng cảnh gắn liền với các di tích có giá trị về lịch sử văn hóa và tâm linh.
b) Sức chứa khách du lịch.
Đối với các tiểu vùng ở Tam Đảo, khả năng tiếp nhận khách du lịch cũng khác nhau. Tại tiểu vùng núi trung bình Tam Đảo có sức chứa rất lớn, riêng điểm du lịch Tây Thiên có sức chứa hơn 1.000 lượt khách mỗi ngày. Tiểu vùng đồi cao Tam Đảo có sức chứa trung bình.
c) Thời gian khai thác
Thời gian khai thác phục vụ du lịch vừa phải đảm bảo điều kiện khí hậu, thời tiết phù hợp với điều kiện sức khoẻ của khách du lịch, vừa đảm bảo điều kiện cho các hoạt động du lịch. Ở hai tiểu vùng du lịch Tam Đảo có thời gian khai thác khá dài do mang đặc điểm khí hậu có một mùa đông lạnh.
Khi đánh giá thời gian khai thác du lịch cũng lưu ý đến tính mùa vụ trong hoạt động du lịch. Thí dụ điểm du lịch núi Tam Đảo là địa điểm du lịch nghỉ mát, nghỉ dưỡng, tham quan lý tưởng trong điều kiện mùa hè nhưng những ngày mùa đông giá lạnh, du khách vắng hơn.
d) Độ bền vững
Độ bền vững của các tiểu vùng du lịch Tam Đảo phụ thuộc vào tính nhạy cảm của các HST trước những biến động của ngoại cảnh. Nhìn chung các điểm du lịch này có độ bền vững khá cao vì vốn là các HST tự nhiên đang được bảo vệ tại các VQG, các nơi khác cũng đã được quy hoạch và bảo vệ. Tuy vậy nếu có số lượng lớn khách du lịch tập trung vào các thời điểm nhất định vượt quá sức chứa có thể ảnh hưởng tới độ bền vững của môi trường tự nhiên (cây cỏ bị xâm hại, động vật di chuyển khỏi nơi cư trú, đất đá bị trượt lở...).
đ) Vị trí và khả năng tiếp cận
Các tiểu vùng du lịch Tam Đảo nằm ở vị trí cách Thủ đô Hà Nội 60 km, sân bay quốc tế Nội Bài 40 km, tuyến đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai có lối đi vào huyện, địa phương có điều kiện kết nối các tuyến du lịch với các tỉnh Tuyên Quang, Thái Nguyên, Phú Thọ, Lào Cai …, đây là điều kiện thuận lợi thu hút khách nội địa và quốc tế đến với Tam Đảo.
g) Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch
Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật tiểu vùng núi trung bình Tam Đảo đồng bộ, đủ tiện nghi, đạt tiêu chuẩn quốc gia (khá tốt); tiểu vùng đồi cao Tam Đảo đạt tiêu chuẩn quốc gia, tuy nhiên tính đồng bộ bị hạn chế (trung bình). Mùa du lịch cao điểm chưa đáp ứng đủ nhu cầu, cần được giải quyết vì nó có ảnh hưởng trực tiếp đến các việc triển khai các hoạt động du lịch ở đây. Các điều kiện tối thiểu phục vụ khách du lịch như chỗ ăn nghỉ, nước sinh hoạt, thông tin liên lạc, dịch vụ y tế, bảo vệ an ninh cần được quan tâm hàng đầu.
3.1.2.2 Xác định các cấp của từng tiêu chí
Luận văn sử dụng 4 cấp (rất nhiều, khá nhiều, trung bình, ít) để chỉ 4 mức độ thuận lợi (rất thuận lợi, khá thuận lợi, thuận lợi trung bình hoặc kém thuận lợi).
3.1.2.3 Xác định chỉ tiêu và điểm của các cấp
Căn cứ vào 4 cấp của mỗi tiêu chí, chỉ tiêu của mỗi cấp cũng đã được ghi rõ như đã trình bày ở mục “Phương pháp đánh giá ĐKTN để phát triển bền vững du lịch”. Tương ứng với các cấp của mỗi tiêu chí là số điểm của các cấp đó theo trình tự số điểm là 4,3,2,1 giảm dần theo tiêu chuẩn của mỗi cấp.
Thí dụ, đối với tiêu chí: Độ hấp dẫn thì rất hấp dẫn đạt 4 điểm, khá hấp dẫn đạt 3 điểm, hấp dẫn trung bình đạt 2 điểm và kém hấp dẫn đạt 1 điểm.
3.1.2.4 Xác định hệ số của các tiêu chí
Trong số 6 tiêu chí được lựa chọn để đánh giá không phải các tiêu chí nào cũng có ý nghĩa và mức độ quan trọng ngang bằng nhau. Các tiêu chí này đều cần thiết để việc đánh giá đầy đủ và hoàn thiện hơn. Tuy vậy, có những tiêu chí có ý nghĩa và mức độ quan trọng hcm, vì thế việc tính thêm hệ số (trọng số) cho các tiêu chí là rất quan trọng, giúp cho việc đánh giá được khách quan và đúng thực chất hơn.
Đối với việc đánh giá các điểm Tam Đảo các tiêu chí được xác định thêm bằng các hệ số thể hiện mức độ quan trọng sau:
- Hệ số 3 đối với các tiêu chí: Độ hấp dẫn, thời gian khai thác, vị trí và khả năng tiếp cận.
- Hệ sổ 2 đối với các tiêu chí: Sức chứa, cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch.
- Hệ số 1 đối với tiêu chí: Độ bền vững.