Dân cư, lao động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên cho mục đích phát triển bền vững du lịch huyện tam đảo, tỉnh vĩnh phúc​ (Trang 60 - 63)

7. Cấu trúc luận văn

2.2.2 Dân cư, lao động

- Đặc điểm về dân số và nguồn nhân lực

Năm 2010 dân số của toàn huyện Tam Đảo là 71528 người, mật độ dân số trung bình là 303 người/km2, trong đó dân tộc thiểu số chiếm trên 43,9%. Năm 2015 dân số 78232 nghìn người, trong đó 44,5 % là đồng bào dân tộc thiểu số (chủ yếu là dân tộc Sán Dìu). Dân số trong độ tuổi lao động là 37754 người. Tỷ lệ được lao động được đào tạo, bồi dưỡng nghề tăng từ dưới 30% (năm 2010), lên 48 % (năm 2015). Tổng số lao động làm việc trong các cơ sở du lịch đến nay là 7173 người. So với các huyện, thành phố khác trong tỉnh Vĩnh Phúc, Tam Đảo là một trong các huyện có mật độ dân số thấp. Mật độ dân số không đều giữa các xã trong huyện, tập trung cao ở các xã vùng thấp và thưa thớt tại vùng thị trấn Tam Đảo, các thôn, xóm vùng ven núi của các xã vùng đồng bằng.

Bảng 2.5. Biến động nguồn lao động huyện Tam Đảo giai đoạn 2004 - 2010 (Đơn vị: người) Chỉ tiêu 2004 2005 2009 2010 2015 2020 (Dự báo) 1.Tổng dân số 67.235 67.990 70.694 71.528 78.232 80.187 2. Tổng LĐ đang làm việc 31.197 32.002 34.136 34.579 37.754 40.132

- Nông, lâm nghiệp, thuỷ sản 20.235 19.921 17.956 18.189 19.774 20.047 - Công nghiệp, TTCN, xây dựng 5.269 5.588 7.305 7.400 8.195 10.033

- Dịch vụ 5.603 6.493 8.875 8.990 9.313 10.052

3. Chất lượng nguồn lao động

- Lao động chưa qua đào tạo 30.149 30.821 31.166 29.392 26.076 24.079

- Công nhân kỹ thuật 225 320 1.092 2.974 5.588 7.224

- Trình độ trung cấp 490 512 922 1.176 2.608 4.013

- Cao đẳng, đại học trở lên 333 349 956 1.037 2.980 4.816

Nguồn: Phòng Thống kê huyện Tam Đảo - Tài liệu phục vụ Quy hoạch [66] Tam Đảo là huyện miền núi mới được tái lập, điều kiện cơ sở vật chất còn thiếu, trình độ dân trí còn thấp và chưa đồng đều, nhất là đối với đồng bào dân tộc sống ở vùng núi. Tỷ lệ dân số hoạt động trong các ngành nông, lâm, thủy sản khá thấp ở địa bàn cấp huyện (52,6% năm 2010). Một bộ phận khá lớn dân cư đã chuyển sang các hoạt động công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng (7.400 người, chiếm 21,4%) và các ngành dịch vụ (8.990 người, chiếm 26,0%).

- Về chất lượng của nguồn lao động: nhìn chung nguồn lao động của Tam Đảo có chất lượng thấp. Số người lao động chưa qua đào tạo chiếm tỷ trọng lớn (91,3% năm 2010). Lao động qua đào tạo chiếm tỷ trọng nhỏ và tập trung vào đội ngũ công chức cấp xã, huyện và viên chức các ngành giáo dục, y tế...

Với những đặc trưng về dân số và nguồn lao động như trên, Tam Đảo vừa có thuận lợi trong phát triển kinh tế, vừa có những khó khăn, đặc biệt là trong việc

chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng các ngành thương mại, dịch vụ du lịch và tiểu thủ công nghiệp.

- Về yếu tố truyền thống, dân tộc và tôn giáo

Tam Đảo là huyện miền núi có nhiều dân tộc anh em và nhiều yếu tố truyền thống, văn hóa, lịch sử tạo những điều kiện tiền đề cho sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

Trên địa bàn huyện Tam Đảo có các dân tộc: Kinh, Sán Dìu, Lào, Mường, Hoa, Mông, Dao, Khơ me, trong đó hai dân tộc Kinh và Sán Dìu chiếm phần lớn dân số của huyện, các dân tộc khác (Lào, Mường, Hoa) chiếm một phần rất nhỏ. Phân theo cơ cấu dân tộc: Dân tộc kinh chiếm 57,79%, dân tộc Sán Dìu chiếm 41,76%, các dân tộc khác chỉ chiếm 0,14%. Sau nhiều đời chung sống có sự giao thoa nhất định giữa các dân tộc, nên tuy có nhiều phong tục, tập quán, bản sắc khác nhau, nhưng về phát triển kinh tế đã có được sự bắt nhịp nhất định của đồng bào dân tộc thiểu số và người Kinh. Tuy nhiên, sự khác nhau về bản sắc văn hóa cần được trân trọng trong phát triển kinh tế và duy trì các hoạt động văn hóa.

Huyện Tam Đảo có 119 di tích đình, chùa, đền, miếu, trong đó có nhiều di tích có giá trị văn hoá cao, minh chứng cho một thời kỳ du nhập, phát tích và hưng thịnh của Phật giáo vào Việt Nam. Bên cạnh đó Tam Đảo còn có nhiều di tích lịch sử cách mạng quan trọng của cả nước như: Nơi Bác Hồ về làm việc, sở chỉ huy chiến dịch Trần Hưng Đạo ở thị trấn Tam Đảo, nơi tổ chức các hội nghị quan trọng chỉ huy cuộc Tổng tiến công Tết Mậu Thân - 1968, địa điểm bắn rơi may bay Mỹ bằng súng bộ binh của dân quân dân tộc Sán Dìu ở xã Đạo Trù …

Các dấu ấn lịch sử và văn hóa mà người dân nơi đây đã tạo dựng qua trường kỳ lịch sử được gìn giữ và phát huy, thể hiện ở hệ thống di sản văn hóa vật thể; hệ thống di tích thờ Thần, thờ Phật phong phú và đa dạng, phân bổ ở hầu khắp các địa phương.

Trong số 119 di tích lịch sử văn hoá có 35 đình, 29 đền, 39 chùa, 8 miếu, 5 di tích cách mạng và 01 Thiền viện (Thiền viện Trúc lâm Tây Thiên). Có 15 di tích được xếp hạng cấp Tỉnh và 01 di tích xếp hạng Quốc gia. Một số di tích nổi tiếng như Đền thờ Quốc Mẫu Lăng Thị Tiêu, Đền Bà chúa Thượng, Đền Thạch Kiếm, Đền thờ Đức Thánh Trần, Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên, Đền chân Suối... Trên

địa bàn huyện Tam Đảo có 44 lễ hội lớn, nhỏ ở các xã, thôn được tổ chức tại các đình, đền, chùa trong huyện; một số lễ hội tiêu biểu có sức thu hút khách du lịch như Lễ hội Tây Thiên, Hội Vật Làng Hà. Các lễ hội được tổ chức hàng năm gắn với các di tích lịch sử văn hóa, thu hút một lượng lớn khách du lịch hành hương về với Tam Đảo.

Hiện nay Tam Đảo còn lưu giữ được một làn điệu dân ca truyền thống của dân tộc Sán Dìu, đó là hát Soọng Cô. Bên cạnh hát Soọng Cô, khu vực xã Đạo Trù còn có “Chợ tình”, do thời gian và sự phát triển của kinh tế - xã hội, chợ tình Đạo Trù hiện nay đã mai một, nhưng có thể khôi phục lại. Lễ cấp sắc, hát trầu văn, trang phục truyền thống, các loại bánh và món ăn ẩm thực đặc trưng của đồng bào các dân tộc…

Tam Đảo là huyện miền núi có 3 xã thuộc Chương trình 135. Vì vậy, Tam Đảo đã và đang tiếp tục nhận được sự quan tâm đặc biệt của Đảng và Nhà nước qua các Chương trình phát triển kinh tế đối với các xã vùng cao, các xã thuộc diện đặc biệt khó khăn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên cho mục đích phát triển bền vững du lịch huyện tam đảo, tỉnh vĩnh phúc​ (Trang 60 - 63)