Địa hình Tài nguyên địa mạo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên cho mục đích phát triển bền vững du lịch huyện tam đảo, tỉnh vĩnh phúc​ (Trang 48)

7. Cấu trúc luận văn

2.1.2 Địa hình Tài nguyên địa mạo

Địa hình huyện Tam Đảo được tạo thành là kết quả hoạt động tổng hợp từ các quá trình địa chất nội sinh và ngoại sinh cùng với tác động của con người. Nhìn chung địa hình nằm trên một bán bình nguyên bóc mòn, mang tính chất miền đồi với độ cao trung bình khoảng 500 m, địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam và được chia thành 2 vùng: núi; đồi và đồng bằng xen kẽ.

- Vùng núi: dãy núi Tam Đảo là địa hình núi trung bình, (thuộc địa bàn của ba tỉnh Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Tuyên Quang) hình thành liên quan đến sự hoạt động của núi lửa thuộc hệ Triat thống trung (cách ngày nay khoảng 145 triệu năm). Dãy Tam Đảo có chiều dài hơn 50 km theo hướng Tây Bắc - Đông Nam với hơn 10 đỉnh cao trên dưới 1.400 m, trong đó đỉnh cao nhất là Tam Đảo (1.592 m) và ba đỉnh Thạch Bàn (1.388 m), Thiên Thị (1.375 m), Phù Nghĩa (1.400 m) nối liền với nhau như ba hòn đảo. Trong địa phận tỉnh Vĩnh Phúc dãy Tam Đảo kéo dài từ xã Đạo Trù (Tam Đảo) - điểm cực Bắc của tỉnh đến xã Ngọc Thanh (Phúc Yên) - điểm cực Đông của tỉnh với chiều dài trên 30 km.

Miền núi Tam Đảo với nhiều dạng địa hình đặc biệt như cacxtơ, suối, thác nước... là những nguồn tài nguyên du lịch phong phú thu hút được nhiều du khách, điển hình là thác Bạc, suối Bát Nhã, suối Bạc, suối Vàng, hang Dơi...

- Vùng đồi và đồng bằng xen kẽ: kế tiếp vùng núi, chủ yếu là đồi tích tụ, được hình thành do quá trình tích tụ và xâm thực, phân bố ở các cửa suối lớn trong chân núi Tam Đảo như các suối ở Đạo Trù, Tam Quan, Hợp Châu, … Do tích tụ nên dạng đồi này có diện tích nhỏ, cấu tạo chủ yếu là cuội, cát, sỏi, bột sét… Các đồi thường bị dòng nước ăn vào một bên sườn hoặc cả hai bên nếu ở giữa có dòng chảy.

Xen kẽ giữa các đồi tích tụ là đồng bằng giới hạn, được hình thành do sự phá huỷ lâu dài của vùng núi, do sự bóc mòn, xâm thực của nước mặt, nước ngầm và nước sông băng (thời kỳ băng hà). Chính những yếu tố ngoại lực này đã biến vùng núi cao thành vùng núi thấp, dần dần thành vùng đồi và sau đó thành vùng đồng bằng có giới hạn (do bao quanh nó vẫn là đồi núi).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên cho mục đích phát triển bền vững du lịch huyện tam đảo, tỉnh vĩnh phúc​ (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)