Tài nguyên du lịch nhân văn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên cho mục đích phát triển bền vững du lịch huyện tam đảo, tỉnh vĩnh phúc​ (Trang 70 - 79)

7. Cấu trúc luận văn

2.3.2 Tài nguyên du lịch nhân văn

Trên địa bàn huyện Tam Đảo có các dân tộc: Kinh, Sán Dìu, Lào, Mường, Hoa, Mông, Dao, Khơ me, trong đó hai dân tộc Kinh và Sán Dìu chiếm phần lớn dân số của huyện, các dân tộc khác (Lào, Mường, Hoa) chiếm một phần rất nhỏ.

Mỗi dân tộc có những điều kiện sinh sống, phong tục tập quán mang những sắc thái riêng tạo nên sức hấp dẫn đối với khách du lịch. Các đối tượng du lịch gắn với dân tộc học là các tập tục lạ về cư trú, tổ chức xã hội, thói quen ăn uống, sinh hoạt, kiến trúc, trang phục, ca múa nhạc…

2.3.2.2 Các di tích lịch sử, văn hóa

Huyện Tam Đảo có 119 di tích lịch sử văn hoá với 35 đình, 29 đền, 39 chùa, 8 miếu, 5 di tích cách mạng và 02 Thiền viện. Có 15 di tích được xếp hạng cấp Tỉnh và 01 di tích xếp hạng Quốc gia. Một số di tích nổi tiếng như Đền thờ Quốc Mẫu Lăng Thị Tiêu, Đền Bà chúa Thượng, Đền Thạch Kiếm, Đền thờ Đức Thánh Trần, Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên, Đền chân Suối... (Thiền viện trúc lâm Tây Thiên nằm trong quần thể danh thắng Tây Thiên, Trúc lâm Thiền viện như một đóa sen hồng giữa đại ngàn thông biếc, trúc xanh. Một công trình kiến trúc đẹp, hiện đại, đậm đà bản sắc dân tộc, tọa lạc trên nền chùa cổ Thiên Ân xưa với diện tích rộng khoảng 4,5 ha. Xung quanh là rừng ngoại vi rộng 50 ha ở độ cao 300 m so với mực nước biển. Từ chánh điện, nhà tổ, nhà khách, nhà trưng bày, cổng tam quan, lầu chuông, lầu trống... đến khu nội viện gồm: tăng đường, thiền đường, trai đường và các thất chuyên tu được xây dựng rất kỳ công và độc đáo mang đậm dấu ấn của kiến trúc Á Đông. Thư viện hình bát giác nằm trên đồi và một tượng phật cao 35 m, tất cả các tranh tượng, phù điêu trên vách tháp chuông, tháp trống trong và ngoài chánh điện đều ẩn chứa những tích xưa thiền sử hấp dẫn du khách) [67].

Bên cạnh đó Tam Đảo còn có nhiều di tích lịch sử cách mạng quan trọng của cả nước như: Nơi Bác Hồ về làm việc, sở chỉ huy chiến dịch Trần Hưng Đạo ở thị trấn Tam Đảo, nơi tổ chức các hội nghị quan trọng chỉ huy cuộc Tổng tiến công Tết Mậu Thân - 1968, địa điểm bắn rơi may bay Mỹ bằng súng bộ binh của dân quân dân tộc Sán Dìu ở xã Đạo Trù…

Các dấu ấn lịch sử và văn hóa mà người dân nơi đây đã tạo dựng qua trường kỳ lịch sử được gìn giữ và phát huy, thể hiện ở hệ thống di sản văn hóa vật thể; hệ thống di tích thờ Thần, thờ Phật phong phú và đa dạng, phân bổ ở hầu khắp các địa phương.

Trên địa bàn huyện Tam Đảo có 44 lễ hội lớn, nhỏ ở các xã, thôn được tổ chức tại các đình, đền, chùa trong huyện; một số lễ hội tiêu biểu có sức thu hút khách du lịch như Lễ hội Tây Thiên, Hội Vật Làng Hà. Các lễ hội được tổ chức hàng năm gắn với các di tích lịch sử văn hóa, thu hút một lượng lớn khách du lịch hành hương về với Tam Đảo.

Hiện nay Tam Đảo còn lưu giữ được một làn điệu dân ca truyền thống của dân tộc Sán Dìu, đó là hát Soọng Cô. Bên cạnh hát Soọng Cô, khu vực xã Đạo Trù còn có “Chợ tình”, do thời gian và sự phát triển của kinh tế - xã hội, chợ tình Đạo Trù hiện nay đã mai một, nhưng có thể khôi phục lại. Lễ cấp sắc, hát trầu văn, trang phục truyền thống, các loại bánh và món ăn ẩm thực đặc trưng của đồng bào các dân tộc…

Người thành lập: Lê Thị Thúy Oanh

Người hướng dẫn: PGS.TS Trần Viết Khanh

2.3.3 Hiện trạng phát triển du lịch

2.3.3.1 Khách du lịch và thu nhập từ du lịch

Những năm gần đây, trong bối cảnh nền kinh tế có những chuyển biến tích cực cùng với công tác tuyên truyền, quảng bá du lịch của huyện được tăng cường dưới nhiều hình thức như: cổ động trực quan, xuất bản sách để quảng bá giới thiệu về khu du lịch Tam Đảo và Tây Thiên; biên tập các tin bài trên cổng thông tin điện tử của huyện, tỉnh Vĩnh Phúc; Đài Truyền hình Vĩnh Phúc làm phóng sự tuyên truyền về lễ hội và du lịch Tây Thiên, tuyên truyền, giới thiệu về các khu, điểm du lịch của huyện, bản sắc văn hóa của đồng bào các dân tộc trong huyện. Khách du lịch và doanh thu từ ngành du lịch không ngừng tăng lên.

Theo số liệu thống kê của phòng Văn hóa Thể thao và Du lịch huyện Tam Đảo, giai đoạn 2013 - 2016, tại các khu du lịch đã đón được tổng số 5.421.955 lượt khách và đạt mức doanh thu 1.768,85 tỷ đồng, tương đương 61% so với tổng lượng khách và 51,4% so với tổng doanh thu của toàn tỉnh [67].

Khách du lịch quốc tế tiếp tục tăng trưởng, nhất là ở khu vực Đông Nam Á và khách đến từ Bắc Mỹ, Đông Bắc Á (Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc), Tây Âu, Ấn Độ...

Thị trường khách nội địa: Hà Nội, Phú Thọ, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, Hải Phòng, Thái Nguyên, Bắc Ninh, Bắc Giang, Quảng Ninh, TP. Hồ Chí Minh...và khách trong tỉnh,

Trong giai đoạn này, khu di tích danh thắng Tây Thiên đón được lượng khách cao nhất so với các khu du lịch trên địa bàn tỉnh, đạt hơn 4 triệu lượt và đạt mức doanh thu 1.505 tỷ đồng. Khu di tích danh thắng Tây Thiên đạt được mức tăng trưởng cao do thu hút được một lượng lớn du khách hành hương tìm về nơi được coi là khởi nguồn của dòng phật giáo Trúc Lâm Việt Nam, đặc biệt là vào dịp lễ hội (tháng 2 âm lịch hàng năm). So với toàn tỉnh, lượng khách đến Tây Thiên chiếm khoảng 50% và doanh thu chiếm khoảng 45%. Nguồn khách du lịch đến với Tây Thiên chủ yếu là từ các tỉnh phía Bắc, đặc biệt là từ thủ đô Hà Nội và các tỉnh lân cận. Thời gian lưu trú của khách ngắn, thường đi trong ngày và không nghỉ qua đêm.

Đối với khu du lịch nghỉ dưỡng Tam Đảo, mặc dù được xác định là khu du lịch trọng điểm, nhưng kết quả kinh doanh du lịch giai đoạn 2010 - 2013 vẫn chưa mang lại hiệu quả cao. Lượng khách hàng năm chiếm khoảng 10%, doanh thu chiếm khoảng 7% so với toàn tỉnh.

Theo quy hoạch đến năm 2020, huyện Tam Đảo sẽ trở thành huyện du lịch trọng điểm và là trung tâm văn hóa lễ hội của tỉnh Vĩnh Phúc với mục tiêu đến năm 2025 Tam Đảo sẽ đón khoảng 15.000.000 lượt khách, trong đó có khoảng 200.000 khách quốc tế [67].

Tuy nhiên, mức chi tiêu của khách du lịch đến Vĩnh Phúc vẫn ở mức thấp. Trung bình khách quốc tế chi khoảng 50 USD/ngày/người, trong đó khoảng 60% cho dịch vụ lưu trú và ăn uống, 20% cho vận chuyển đi lại, 15% cho hoạt động tham quan, còn lại cho các hoạt động khác. Khách du lịch nội địa chi ở mức thấp hơn, khoảng 30 USD/ngày/người, trong đó chi trung bình 50% cho lưu trú, 30% cho ăn uống, còn lại là cho các hoạt động khác.

Dựa trên các mục tiêu tăng trưởng của tỉnh về số lượng khách du lịch, thị trường khách, số ngày lưu trú, cũng như cơ cấu chi tiêu của du khách, mục tiêu đến năm 2020, thu nhập từ du lịch của huyện Tam Đảo đạt 156,5 triệu USD, năm 2030 đạt 226 triệu USD.

Sự phát triển của ngành du lịch - thương mại - dịch vụ góp phần thúc đẩy kinh tế của huyện tăng trưởng, đem lại nguồn lợi, nguồn thu nhập lớn cho người dân, tăng thu ngân sách cho huyện và tỉnh. Không chỉ vậy, ngành du lịch - thương mại - dịch vụ của huyện phát triển, tạo động lực thúc đẩy các ngành giao thông, xây dựng, thương mại, ngân hàng và các dịch vụ nhà hàng, khách sạn phát triển. Từ đó tạo nhiều việc làm cho lao động địa phương, từng bước nâng cao tích lũy và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn huyện từ 24,7% năm 2004 xuống còn 6,75%, năm 2016.

Bảng 2.6. Hoạt động kinh doanh tại các khu du lịch của huyện Tam Đảo Khu DL Hạng mục Năm Tổng cộng 2013 2014 2015 2016 Tam Đảo Khách du lịch (người) 186.203 160.241 125.600 128.411 600.455 Doanh thu (tỷ VNĐ) 39,0 38,80 42,0 36,76 156,56 Tây Thiên Khách du lịch (người) 886.246 970.357 1.046.245 1.100.376 4.003.224 Doanh thu (tỷ VNĐ) 315 370 387 396 1.466 Toàn huyện Khách du lịch (người) 1.204.203 1.040.241 1.385.600 1.138.411 4.768.455 Doanh thu (tỷ VNĐ) 377,00 422,80 463,00 440,76 1.703,56 Toàn tỉnh Khách du lịch (người) 2.073.036 1.878.500 1.889.897 1.975.216 7.816.649 Doanh thu (tỷ VNĐ) 739 840 864,50 870 3.313,50

Nguồn: Tổng hợp tài liệu [3,4, 16]

Nhìn chung, các khu du lịch nói riêng cũng như toàn huyện Tam Đảo nói chung chưa phát huy được các thế mạnh về tài nguyên và các lợi thế khác của huyện, các sản phẩm du lịch chưa đa dạng và chưa tạo được các sản phẩm liên kết hấp dẫn nên ngày khách lưu trú trung bình ngắn, dẫn đến hiệu quả kinh doanh thấp. Bên cạnh đó, các sản phẩm du lịch cũng như chất lượng phục vụ chưa phù hợp với thị hiếu của khách nước ngoài nên tỷ trọng khách quốc tế rất thấp, chỉ chiếm 1,48% trong cơ cấu khách du lịch của toàn huyện. Khách du lịch nội địa chiếm phần lớn lượng khách (chiếm 98,52%), và thường tập trung đông nhất vào dịp lễ hội tại khu du lịch Tây Thiên.

Tuy nhiên, với vị trí địa lý là cửa ngõ của thủ đô Hà Nội - một trong những trung tâm gửi khách lớn nhất trên toàn quốc và là một huyện có vai trò cầu nối giữa các tỉnh Tây Bắc với Hà Nội và vùng đồng bằng sông Hồng, sẽ là những lợi thế đặc

biệt để du lịch huyện Tam Đảo nói riêng và tỉnh Vĩnh Phúc nói chung đáp ứng được những mục tiêu tăng trưởng trong tương lai.

2.3.3.2 Lao động trong ngành du lịch

Du lịch là một trong những ngành kinh tế sử dụng nhiều loại lao động. Lao động trong ngành du lịch bao gồm toàn bộ lực lượng lao động trực tiếp và gián tiếp liên quan đến quá trình phục vụ khách du lịch. Lực lượng lao động trong ngành du lịch được chia thành 4 nhóm với những vai trò khác nhau: nhóm lao động quản lý chung, nhóm lao động thuộc bộ phận quản lý chức năng, nhóm lao động bảo đảm điều kiện kinh doanh du lịch, nhóm lao động trực tiếp tham gia vào các quá trình kinh doanh du lịch.

Lực lượng lao động trong ngành du lịch Tam Đảo bao gồm các lực lượng thuộc các đơn vị doanh nghiệp nhà nước và các lao động thuộc các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh. Các thành phần này đều đóng vai trò quan trọng trong việc phục vụ trực tiếp và gián tiếp khách du lịch trong các lĩnh vực dịch vụ du lịch như lưu trú, ăn uống, vận chuyển... Nhìn chung, lao động trong ngành du lịch huyện Tam Đảo còn thiếu, tính đến năm 2015, ngành du lịch Tam Đảo có 8000 lao động, tỷ lệ lao động bình quân trên một phòng khách sạn của huyện mới đạt 0,65 vẫn ở mức thấp.

Đồng bộ với việc phát triển hạ tầng các khu du lịch, huyện Tam Đảo chú trọng đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực du lịch, dịch vụ; triển khai các giải pháp nâng cao chất lượng công tác đào tạo theo hướng hiệu quả, thiết thực, gắn đào tạo với sử dụng, đáp ứng yêu cầu thực tế. Đội ngũ tham gia hoạt động du lịch, dịch vụ được bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ, năng lực làm việc. Huyện chủ động tranh thủ sự giúp đỡ của các bộ, ngành Trung ương và của tỉnh, khuyến khích các tổ chức nước ngoài chuyển giao kinh nghiệm và công nghệ quản trị cho các doanh nghiệp kinh doanh du lịch, dịch vụ trên địa bàn.

Bên cạnh đó huyện Tam Đảo tổ chức đào tạo, bồi dưỡng kiến thức kỹ năng giao tiếp chăm sóc khách hàng, các kỹ năng du lịch, ngoại ngữ giao tiếp thông dụng cho đội ngũ lao động phục vụ du lịch tại chỗ là hộ gia đình, con em của cộng đồng dân cư địa phương vừa lao động ngành nghề khác, vừa có thể tham gia hướng dẫn khách du lịch tham quan hoặc phục vụ lưu trú, ăn uống, trải nghiệm tại các điểm tham quan du lịch

cộng đồng. Đồng thời, để tạo sự đồng thuận chung trong phát triển du lịch, dịch vụ, huyện tăng cường các hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức trong cán bộ, đảng viên và nhân dân, nhất là cộng đồng dân cư tại các khu, điểm du lịch về đặc điểm của các ngành nghề du lịch, dịch vụ, những lợi ích từ hoạt động du lịch, dịch vụ mang lại.

2.3.3.3 Các loại hình sản phẩm du lịch chủ yếu

Việc kinh doanh khai thác các loại hình du lịch như: Du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, Du lịch tâm linh, tín ngưỡng, đu lịch cuối tuần, du lịch thể thao...Các dịch vụ phục vụ đi kèm như ăn uống, mua sắm hàng nông sản... đã từng bước đáp ứng nhu cầu tìm hiểu, khám phá của du khách trong và ngoài nước, lượng du khách và doanh thu từ du lịch hàng năm tăng cao. Tập trung chủ yếu vào Khu du lịch Tam Đảo, khu danh thắng Tây Thiên và sân Golf Tam Đảo.

2.3.3.4 Đầu tư trong lĩnh vực du lịch

Trong năm 2016, có 11 dự án trọng điểm của tỉnh triển khai trên địa bàn huyện Tam Đảo, trong đó có nhiều dự án hứa hẹn sau khi hoàn thành đưa vào sử dụng sẽ góp phần nâng tầm phát triển du lịch của huyện, trong đó dự án xây dựng khu công viên cây xanh thuộc giai đoạn II tại Khu trung tâm văn hóa lễ hội Tây Thiên và Khu công viên trung tâm và các tuyến đường nội thị, thị trấn Tam Đảo với tổng mức đầu tư trên 110 tỷ đồng; dự án cải tạo nâng cấp quốc lộ 2B đoạn từ cầu chân suối đến khu Tam Đảo I với tổng chiều dài trên 12km, tổng mức đầu tư gần 400 tỷ đồng.

Với sự đầu tư có trọng tâm trọng điểm, cơ sở hạ tầng du lịch của huyện Tam Đảo được nâng cấp và mở rộng. Tại khu di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh Tây Thiên có hệ thống dịch vụ hỗ trợ cáp treo và xe điện; một số đền, chùa tại Thiền viện Trúc lâm trong quần thể khu di tích Tây Thiên được trùng tu, tôn tạo và hoàn thiện.

Dự án Khu du lịch sinh thái Tam Đảo II và Cáp treo Bến tắm Tây Thiên đi khu du lịch Tam Đảo II do tập đoàn Sun Group làm chủ đầu tư với tổng mức đầu tư trên 5 nghìn tỷ đồng; dự án tổ hợp khu du lịch sinh thái và vui chơi giải trí cao cấp hồ Làng Hà, tại xã Hồ Sơn với mức đầu tư trên 2,5 nghìn tỷ đồng; dự án tổ hợp sân Golf Bàn Long tại xã Minh Quang do công ty TNHH Đầu tư Xây dựng An Thịnh có mức đầu tư 1,5 nghìn tỷ đồng; các dự án do Công ty Cổ phần đầu tư Lạc Hồng đầu tư tại thị trấn Tam Đảo gồm Khu tổ hợp dịch vụ cao cấp, Khách sạn Lâu đài,

khu nghỉ dưỡng sinh thái, ẩm thực với mức đầu tư gần 1 nghìn tỷ đồng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên cho mục đích phát triển bền vững du lịch huyện tam đảo, tỉnh vĩnh phúc​ (Trang 70 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)