Giải pháp nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước về du lịch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên cho mục đích phát triển bền vững du lịch huyện tam đảo, tỉnh vĩnh phúc​ (Trang 107 - 120)

7. Cấu trúc luận văn

3.2.5 Giải pháp nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước về du lịch

- Nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về du lịch cần được thực hiện với việc thành lập các cơ quan chuyên trách phát triển du lịch tại các địa bàn trọng điểm du lịch như Tam Đảo, Tây Thiên.

- Huyện cần sớm xây dựng và ban hành các văn bản pháp luật về du lịch như quy chế quản lý các khu du lịch trong huyện, quy chế quản lý quy hoạch, quy chế xây dựng các công trình du lịch... nhằm tạo cơ sở pháp lý thuận lợi để quản lý và khuyến khích phát triển du lịch trên địa bàn.

- Tăng cường công tác thống kê du lịch, xây dựng cơ sở dữ liệu du lịch làm cơ sở cho việc hoạch định chính sách phát triển du lịch của tỉnh và huyện Tam Đảo.

- Tăng cường phối hợp hành động liên ngành và liên vùng (đặc biệt tại khu vực VQG Tam Đảo) trong việc thực hiện quy hoạch dưới sự chỉ đạo thống nhất của ủy ban nhân dân tỉnh để giải quyết những vấn đề có liên quan đến quản lý, phát triển du lịch như đầu tư phát triển sản phẩm, xúc tiến quảng bá du lịch, khai thác và bảo vệ tài nguyên - môi trường.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3

Đánh giá tổng hợp mức độ thuận lợi của tài nguyên du lịch theo từng tiểu vùng trên địa bàn huyện Tam Đảo, đồng thời trên cơ sở phân tích quy hoạch phát triển du lịch của huyện đã cho phép tác giả xác định được những nội dung sau:

+ Đánh giá và phân hạng được mức độ thuận lợi của điều kiện tự nhiên huyện Tam Đảo theo các cấp phân hạng: rất thuận lợi, khá thuận lợi, thuận lợi trung bình và kém thuận lợi.

+ Xác định được khả năng khai thác loại hình du lịch trọng điểm và các loại hình du lịch kết hợp đối với từng tiểu vùng.

+ Xác định được hướng phát triển du lịch theo tiểu vùng. Đồng thời xác định được không gian thuận lợi và không gian ưu tiên đầu tư cho phát triển du lịch theo từng tiểu vùng.

+ Đề xuất định hướng tổ chức lãnh thổ du lịch huyện Tam Đảo theo hệ thống phân vị: điểm, cụm và tuyến du lịch phù hợp với định hướng phát triển du lịch theo các tiểu vùng.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

Từ những phân tích và kết quả đánh giá điều kiện tự nhiên huyện Tam Đảo cho mục đích phát triển du lịch, có thể rút ra một số kết luận sau:

1. Tiếp cận địa lý tổng hợp, đánh giá làm sáng tỏ tiềm năng tự nhiên, tài nguyên lãnh thổ là một hướng tiếp cận đúng đắn, hiệu quả. Trong luận văn đã vận dụng hướng tiếp cận địa lý tổng hợp, tiếp cận theo hướng phân vùng và đánh giá tổng hợp mức độ thuận lợi của tài nguyên phục vụ phát triển du lịch, áp dụng vào địa bàn huyện Tam Đảo.

2. Trên diện tích lãnh thổ không lớn, Tam Đảo có nguồn tài nguyên du lịch phong phú và đa dạng. Tài nguyên du lịch tự nhiên được hình thành nhờ các điều kiện địa lý và sự phân hóa của tự nhiên, dưới tác động của quy luật phi địa đới đã tạo nên sự đa dạng của địa hình, khí hậu, thảm thực vật, thổ nhưỡng. Bên cạnh đó là các giá trị văn hóa lịch sử của hệ thống tài nguyên du lịch nhân văn có giá trị cao đối với phát triển du lịch.

3. Hiện trạng hoạt động du lịch của huyện Tam Đảo những năm gần đây chưa phát triển tương xứng với tiềm năng: lượng khách thấp, đặc biệt là khách quốc tế; Cơ sở hạ tầng - vật chất kỹ thuật chưa phát triển mạnh, phân bố không đồng đều; Nguồn nhân lực thiếu và tỷ lệ qua đào tạo thấp; Khả năng liên kết du lịch chưa được mở rộng.

4. Trên cơ sở phân chia lãnh thổ thành các đơn vị đồng nhất tương đối về mặt thành phần, tính chất và mối quan hệ giữa các nhân tố thành tạo, toàn bộ lãnh thổ huyện được chia thành 2 tiểu vùng. Đồng thời, luận văn đã xác định được đặc điểm tài nguyên du lịch của từng tiểu vùng tạo cơ sở khoa học cho việc đánh giá tổng hợp và phân hạng mức độ thuận lợi của điều kiện địa lý và tài nguyên du lịch theo tiểu vùng.

5. Luận văn đã đánh giá tài nguyên du lịch theo từng tiểu vùng. Đồng thời kết hợp phân tích Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch đến năm 2025 của huyện. Trên cơ sở đó đã phân hạng mức độ thuận lợi của điều kiện địa lý và tài nguyên du

lịch theo từng tiểu vùng; Xác định hướng phát triển du lịch theo từng tiểu vùng; Xác định không gian phát triển du lịch (không gian thuận lợi và không gian ưu tiên đầu tư) theo từng tiểu vùng; Và đề xuất định hướng tổ chức lãnh thổ du lịch huyện Tam Đảo theo hệ thống phân vị: điểm, cụm và tuyến du lịch.

2. Kiến nghị

Để phát triển Tam Đảo thành một huyện du lịch như mong muốn, đề tài kiến nghị cần có ngay quy hoạch cụ thể phát triển du lịch của huyện dựa trên những thế mạnh tiềm năng như cảnh quan đẹp, khí hậu mát mẻ phù hợp cho các loại hình du lịch tham quan, nghỉ dưỡng và đặc biệt VQG Tam Đảo với sự phong phú đa dạng của tài nguyên sinh vật phù hợp cho phát triển loại hình du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch tâm linh…

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Phú Thọ (2011), Nghị quyết số 09-NQ/TU của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVII về phát triển du lịch giai đoạn 2011 - 2015,

Phú Thọ.

[2].Ban chấp hành trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 - 2020.

[3]. Ban quản lý khu di tích danh thắng Tây Thiên (2013), Kết quả hoạt động kinh doanh du lịch các năm 2010, 2011, 2012, 2013.

[4]. Ban quản lý khu du lịch nghỉ dưỡng Tam Đảo (2013), Kết quả hoạt động kinh doanh du lịch các năm 2010, 2011, 2012, 2013.

[5]. Ban quản lý Vườn Quốc gia Tam Đảo (2004), Đề án xây dựng phát triển du lịch sinh thái và giáo dục môi trường tại Vườn quốc gia Tam Đảo, Tam Đảo. [6]. Lê Huy Bá (Chủ biên) (2009), Du lịch sinh thái, NXB Khoa học Kỹ thuật. [7]. Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch (2002), Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam

2001 - 2010.

[8]. Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch (2010), Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

[9]. Bộ Văn hóa Thể Thao và Du lịch (1995), Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam thời kỳ 1995 - 2010.

[10]. Vũ Tuấn Cảnh (1990), Tổ chức lãnh thổ du lịch Việt Nam, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước.

[11]. Cazé.G, Lanquar.R, Raynouard.X (2000), Quy hoạch du lịch, (Đào Đình Bắc dịch), NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

[12]. Cục Thống kê tỉnh Vĩnh Phúc (2013), Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Phúc năm 2013.

[13]. Cục Thống kê tỉnh Vĩnh Phúc (2014), Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc năm 2013.

[14]. Đinh Thị Vân Chi (2004), Nhu cầu của du khách trong quá trình du lịch, NXB Văn hoá Thông tin, Hà Nội.

[15]. Hoàng Xuân Chinh, Trần Anh Dũng (2003), Vĩnh Phúc gốm và nghề gốm truyền thống, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Vĩnh Phúc.

[16]. Hoàng Xuân Chinh, Bùi Hữu Tiến (2010), Đồng Đậu di tích tiêu biểu thời tiền sơ sử, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Vĩnh Phúc.

[17]. Nguyễn Thế Chinh (1995), Cơ sở khoa học của việc xác định các điểm tuyến du lịch Nghệ An, Luận án Tiến sĩ Địa lý, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Hà Nội.

[18]. Đỗ Trọng Dũng (2009), Đánh giá điều kiện tự nhiên để phát triển du lịch sinh thái ở tiểu vùng du lịch miền núi Tây Bắc Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Địa lý, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Hà Nội.

[19]. Nguyễn Xuân Đặng, Nguyễn Trường Sơn, Nguyễn Xuân Nghĩa (2006), "Kết quả điều tra khu hệ thú của Vườn quốc gia Tam Đảo", Tạp chí sinh học, 28 (3), tr. 9-14.

[20]. Nguyễn Thị Hải (2002), Đánh giá tài nguyên du lịch tự nhiên phục vụ phát triển du lịch cuối tuần của Hà Nội, Luận án Tiến sĩ Địa lý, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

[21]. Phạm Hoàng Hải, Nguyễn Thượng Hùng, Nguyễn Ngọc Khánh (1997), Cơ sở cảnh quan học của việc sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường lãnh thổ Việt Nam, NXB Giáo dục, Hà Nội.

[22]. Trương Quang Hải (2006), Điều tra và đánh giá tiềm năng lãnh thổ phục vụ quy hoạch phát triển du lịch sinh thái tỉnh Quảng Trị, Đề tài nghiên cứu khoa học, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Quảng Trị, Đại học Quốc gia Hà Nội. [23].Trương Quang Hải (2011), "Cấp vùng trong hệ thống các đơn vị tổ chức lãnh

thổ phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam", Cơ sở khoa học cho phát triển vùng trong bối cảnh hội nhập quốc tế của Việt Nam, tr. 30-39.

[24]. Trần Trọng Hanh (2006), "Lý luận và thực tiễn quy hoạch vùng ở Việt Nam",

Tạp chí Quy hoạch Xây dựng, 1 (19).

[25]. Nguyễn Hiền (2011), "Phát triển vùng trong bối cảnh hội nhập quốc tế ở Việt Nam", Cơ sở khoa học cho phát triển vùng trong bối cảnh hội nhập quốc tế của Việt Nam, tr. 40-57.

[26]. Nguyễn Đình Hoè, Vũ Văn Hiếu (2001), Du lịch bền vững, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

[27]. Ngô Tất Hổ (2000), Phát triển và quản lý du lịch địa phương, (Trần Đức Thanh, Bùi Thanh Hương biên dịch), NXB Khoa học Bắc Kinh, Trung Quốc. [28]. IUCN, NEA, WWF (1998), Bên kia chân trời xanh. Báo cáo tham luận các

nguyên tắc du lịch bền vững, Cục Môi trường tổ chức dịch, chỉnh biên và xuất bản, Hà Nội.

[29]. Nguyễn Đình Kỳ, Lại Vĩnh Cẩm (2011), Báo cáo chuyên đề về tổng quan phân vùng địa chất địa mạo và đề xuất tiêu chí cho phân vùng sinh thái lâm nghiệp, Trung tâm Nghiên cứu Sinh thái và Môi trường rừng, Hà Nội.

[30]. Lê Vũ Khôi (2006), Khu hệ Bò sát, đánh giá những giá trị bảo tồn tại khu vực Tam Đảo 2 (Báo cáo chuyên đề thuộc Dự án Tam Đảo 2), Hà Nội.

[31]. Robert Lanquar (1993), Kinh tế du lịch, (Phạm Ngọc Uyển, Bùi Ngọc Chưởng biên dịch), NXB Thế giới, Tp Hồ Chí Minh.

[32]. Robert Lanquar, Robert Holler (1992), Marketing du lịch, (Ban tiếng Pháp Nhà xuất bản Thế giới biên dịch), NXB Thế giới, Tp Hồ Chí Minh.

[33]. Lương Chi Lan (2015), Đánh giá điều kiện địa lý và tài nguyên phục vụ tổ chức lãnh thổ du lịch tỉnh Vĩnh Phúc, Luận án Tiến sĩ của TS, ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN.

[34]. Vũ Tự Lập (2004), Sự phát triển của khoa học địa lý trong thế kỷ XX, NXB Giáo dục, Hà Nội.

[35]. Trần Việt Liễn, Ngô Tiền Giang (2011), Báo cáo chuyên đề về tổng quan phân vùng khí hậu và đề xuất tiêu chí phân vùng khí hậu cho sinh thái lâm nghiệp,

Trung tâm Nghiên cứu Sinh thái và Môi trường rừng, Hà Nội.

[36]. Lindberg.K, Wood.M.E, Engeldrum.D (1999), Du lịch sinh thái - Hướng dẫn cho các nhà lập kế hoạch và quản lý, Tập 1, Cục Môi trường, Hà Nội.

[37]. Lindberg.K, Wood.M.E, Engeldrum.D (2000), Du lịch sinh thái - Hướng dẫn cho các nhà lập kế hoạch và quản lý, Tập 2, Cục Môi trường, Hà Nội.

[38]. Đặng Duy Lợi (1992), Đánh giá và khai thác các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên huyện Ba vì (Hà Tây) phục vụ mục đích du lịch, Luận

án Tiến sĩ Địa lý, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Hà Nội.

[39]. Phạm Trung Lương (2001), Tài nguyên và môi trường du lịch Việt Nam, NXB Giáo dục, Hà Nội.

[40]. Phạm Trung Lương (2002), Cơ sở khoa học và giải pháp phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam, Đề tài độc lập cấp Nhà nước.

[41]. Phạm Trung Lương (2002), Du lịch sinh thái - những vấn đề về lý luận và thực tiễn phát triển ở Việt Nam, NXB Giáo dục, Hà Nội.

[42]. Alastair M.Morrison (1998), Marketing trong lĩnh vực lữ hành và khách sạn,

Tổng cục Du lịch Việt Nam (biên dịch và xuất bản).

[43]. Đổng Ngọc Minh, Vương Lôi Đình (2001), Kinh tế du lịch và du lịch học,

(Nguyễn Xuân Quý dịch, Cao Tự Thanh hiệu đính), NXB Trẻ, Tp Hồ Chí Minh. [44]. Lê Giang Nam (2014), Phát triển du lịch sinh thái tại vườn quốc gia Tam

Đảo, Luận văn Thạc sĩ, ĐH Kinh tế và quản trị kinh doanh Thái Nguyên.

[45]. Pertxik.E.N (1978), Quy hoạch vùng, (Vũ Thái dịch), NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

[46]. Pirojnik.I.I (1985), Cơ sở địa lý du lịch và dịch vụ tham quan, (Trần Đức Thanh dịch), Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội, Hà Nội.

[47]. Vũ Tấn Phương, (chủ trì) (2013), Phân vùng sinh thái lâm nghiệp ở Việt Nam, Dự án UN-REDD Việt Nam.

[48]. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2001), Luật Di sản văn hóa, Số 28/2001/QH10, ngày 29 tháng 6 năm 2001.

[49]. Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2005), Luật Du lịch, số 44/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005.

[50]. Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch tỉnh Tuyên Quang (2014), Báo cáo kết quả hoạt động du lịch các năm 2009, 2010, 2011, 2012, 2013.

[51]. Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch tỉnh Vĩnh Phúc (2013), Báo cáo công tác văn hóa thể thao và du lịch năm 2009, 2010, 2011, 2012, 2013.

[52]. Bùi Thị Minh Thoa (2014), Nghiên cứu mức độ hài lòng của du khách đối với khu du lịch Tam Đảo, Luận văn Thạc sĩ, ĐK Kinh tế và quản trị kinh doanh Thái Nguyên năm 2014

[53]. Lê Văn Tin (2000), Đánh giá tài nguyên thiên nhiên tỉnh Thừa Thiên Huế phục vụ du lịch, Luận án Tiến sĩ Địa lý, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Hà Nội.

[54]. Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc (2012), Địa chí Vĩnh Phúc, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội.

[55]. Tổng Cục Du lịch Việt Nam (2000), Báo cáo tổng hợp quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng du lịch Bắc bộ đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.

[56]. Tổng Cục Du lịch Việt Nam (2000), Chương trình hành động Quốc gia về du lịch giai đoạn 2000 - 2005.

[57]. Tổng Cục Du lịch Việt Nam (2013), Chương trình hành động Quốc gia về du lịch giai đoạn 2013 - 2020.

[58]. Nguyễn Minh Tuệ, Vũ Tuấn Cảnh, Lê Thông, Phạm Xuân Hậu, Nguyễn Kim Hồng (1997), Địa lý du lịch, NXB Thành phố Hồ Chí Minh, Tp Hồ Chí Minh. 59. Nguyễn Minh Tuệ, Lê Thông, Vũ Đình Hoà, Lê Mỹ Dung, Nguyễn Trọng

Đức, Lê Văn Tin, Trần Ngọc Điệp (2010), Địa lý du lịch Việt Nam, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.

[60]. Nguyễn Thám, Nguyễn Hoàng Sơn (2011), "Đánh giá tài nguyên sinh khí hậu phục vụ phát triển du lịch tỉnh Quảng Trị", Tạp chí Khoa học, Đại học Huế, 65, tr. 203-213.

[61]. Nguyễn Thám, Nguyễn Hoàng Sơn (2011), "Đánh giá tài nguyên sinh khí hậu phục vụ phát triển du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế", Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, 86 (3), tr. 81-90.

[62]. Trần Đức Thanh (1999), Nhập môn khoa học du lịch, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

[63]. Trần Đức Thạnh, Trần Đình Lân, Nguyễn Hữu Cử (2008), "Tài nguyên vị thế biển Việt Nam: Định dạng, tiềm năng và định hướng phát huy giá trị", Hội thảo Quốc tế Việt Nam học lần thứ 3, tr. 617-630.

[64]. Lê Bá Thảo (1998), Việt Nam: lãnh thổ và các vùng địa lý, NXB Thế giới, Hà Nội.

[65]. Hồ Bá Thâm (2011), "Cơ sở lý luận triết học và thực tiễn trong nghiên cứu phát triển vùng", Cơ sở khoa học cho phát triển vùng trong bối cảnh hội nhập quốc tế của Việt Nam, tr. 166-177.

[66]. Ủy ban nhân dân huyện Tam Đảo (2010), Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Tam Đảo đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.

[67]. Ủy ban nhân dân huyện Tam Đảo (2015), Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch, dịch vụ huyện Tam Đảo giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025

[68]. Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên (2013), Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội các năm 2009, 2010, 2011, 2012, 2013.

[69]. Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc (2011), Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

[70]. Viện Nghiên cứu phát triển du lịch (2008), Điều chỉnh Quy hoạch phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2006 - 2010 và định hướng đến năm 2020.

[71]. Ngô Doãn Vịnh (2003), Nghiên cứu chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam - Học hỏi và sáng tạo, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. [72]. Bùi Văn Vượng (2002), Làng nghề thủ công truyền thống Việt Nam, NXB

Văn hóa Thông tin, Hà Nội.

[73]. Bùi Thị Hải Yến (2005), Tuyến điểm du lịch Việt Nam, NXB Giáo Dục, Hà Nội.

[74]. Bùi Thị Hải Yến (2009), Quy hoạch du lịch, NXB Giáo dục, Hà Nội.

[75]. Bùi Thị Hải Yến, Phạm Hồng Long (2009), Tài nguyên du lịch, NXB Giáo dục, Hà Nội.

PHỤ LỤC

Phụ lục 1. Đơn vị hành chính huyện Tam Đảo (2013)

Stt Xã, thị trấn Diện tích (ha) Dân số (người)

1 Thị trấn Tam Đảo 214,85 719 2 Đại Đình 3452,00 9.420 3 Yên Dương 926,74 6.182 4 Minh Quang 4977,86 11.570 5 Hồ Sơn 1.804,09 6.923 6 Bồ Lý 934,92 6.240 7 Tam Quan 2809,40 12.565 8 Hợp Châu 1.012,28 9.155 9 Đạo Trù 7.456,00 15.081

Phụ lục 2. Các ảnh minh họa

Hình 2.1. Rừng kín thường xanh - Vườn quốc gia Tam Đảo

Hình 2.3. Thác Bạc - Tam Đảo

Hình 2.5. Dân tộc Sán Dìu - Tam Đảo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên cho mục đích phát triển bền vững du lịch huyện tam đảo, tỉnh vĩnh phúc​ (Trang 107 - 120)