Thổ nhưỡng Tài nguyên đất và hiện trạng sử dụng đất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên cho mục đích phát triển bền vững du lịch huyện tam đảo, tỉnh vĩnh phúc​ (Trang 53 - 58)

7. Cấu trúc luận văn

2.1.6 Thổ nhưỡng Tài nguyên đất và hiện trạng sử dụng đất

- Về số lượng: Theo số liệu kiểm kê năm 2010, tổng diện tích tự nhiên của huyện Tam Đảo là 23.587,62. Đất nông, lâm, thủy sản là 19.020,42 ha chiếm 82,64% tổng diện tích đất tự nhiên, trong đó đất sản xuất nông nghiệp 4.374,07 ha, chiếm 18,54% diện tích đất tự nhiên; diện tích đất lâm nghiệp rất lớn với 14.618,35 ha, chiếm 61,97%. Trong đất nông, lâm, thủy sản, đất sản xuất nông nghiệp chỉ chiếm 22,99%, trong khi đất lâm nghiệp chiếm 77,01%.

Đáng lưu ý là, trong đất sản xuất nông nghiệp, đất trồng cây hàng năm có 3.179,21 ha, chiếm 72,68%, trong đó đất trồng lúa là 2.618,96 ha, chiếm 82,38%, đất trồng cây hàng năm. Đất cây lâu năm là 1.194,86 ha, chiếm 27,32% diện tích đất sản xuất nông nghiệp. Diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản chỉ có 28,00 ha trong khi diện tích mặt nước chuyên dùng lên đến 1.624,82 ha.

Người biên tập: Lê Thị Thúy Oanh

Người hướng dẫn: PGS.TS Trần Viết Khanh

Bảng 2.2. Tình hình đất đai của huyện Tam Đảo 2005 - 2010

(Đơn vị: ha)

TT Loại Đất 2005 2006 2008 2010

Tổng diện tích tự nhiên 23.573,10 23.573,10 23.587,62 23.587,62 I Đất nông nghiệp 19.569,88 19.509,83 19.353,41 19.020,42

1 Đất sản suất nông nghiệp 4.692,90 4.650,12 4.594,71 4.374,07 a Đất trồng cây hàng năm 3.491,64 3.448,93 3.407,03 3.179,21 Đất trồng lúa 2.839,18 2.790,68 2.752,32 2.618,96 Đất trồng cây hàng năm khác 652,46 658,25 654,71 560,25 b Đất trồng cây lâu năm 1.201,26 1.201,19 1.187,68 1.194,86 2 Đất mặt nước nuôi trồng thuỷ sản 30,99 34,03 33,59 28,00 3 Đất sản xuất lâm nghiệp 14.822,21 14.804,90 14.704,33 14.618,35 Đất rừng sản xuất 1.753,65 1.742,04 1.693,09 1.752,28

Đất phòng hộ 647,06 641,36 617,79 537,66

Rừng đặc dụng 12.421,50 12.421,50 12.393,45 12.328,41

II Đất phi nông nghiệp 3.882,79 3.943,12 4.114,94 4.472,02

1 Đất ở 408,96 412,61 406,80 424,02

Đất ở nông thôn 404,66 408,31 402,50 419,72

Đất ở đô thị 4,30 4,30 4,30 4,30

2 Đất chuyên dùng 1.745,81 1.802,61 1.943,23 2.277,33 Đất cơ quan công trình sự nghiệp 16,96 17,73 19,09 21,44 Đất quốc phòng an ninh 480,67 480,67 491,55 656,74 Đất sản xuất kinh doanh phi NN 56,68 77,89 130,72 209,34 Đất có mục đích công cộng 1.191,50 1.226,32 1.301,87 1.389,81

3 Đất tôn giáo tín ngưỡng 11,06 11,06 39,64 55,01

4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 90,18 90,03 90,07 90,64 5 Đất sông suối và mặt nước CD 1.626,58 1.626,61 1.635,00 1.624,82

6 Đất phi nông nghiệp khác 0,20 0,20 0,20 0,20

III Đất chưa sử dụng 120,43 120,15 119,27 95,18

1 Đất đồi núi chưa sử dụng 73,48 72,95 73,40 72,80

2 Núi đá không có rừng cây 1,82 1,82 1,84 1,82

3 Đất bằng chưa sử dụng 45,13 45,38 44,03 20,56

Phòng Thống kê huyện Tam Đảo - Tài liệu phục vụ Quy hoạch [66] Trong 14.618,35 ha đất lâm nghiệp, đất rừng sản xuất chỉ có 1.752,28 ha, đất rừng phòng hộ có 537,66 ha, đất rừng đặc dụng lên đến 12.328,41 ha. Đây là tiềm năng quý, nhưng cũng đặt ra nhiều vấn đề bảo vệ trong phát triển kinh tế.

Trong tổng 4.472,02 ha đất phi nông nghiệp, đất chuyên dùng của Huyện có 2.277,33 ha, chiếm 9,65 % đất tự nhiên và 50,92% tổng diện tích đất phi nông nghiệp. Trong diện tích đất chuyên dùng, đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp mới có 209,34 ha và khả năng mở rộng còn lớn, vì diện tích đất nằm ở trung tâm Huyện và đất ven các khu giao thông, đất xây dựng các công trình du lịch còn nhiều. Đất ở có 424,02 ha, trong đó đất ở đô thị mới có 4,3 ha, chiếm 1,02% đất ở toàn Huyện. Đất chưa sử dụng còn 95,18 ha, trong đó đất đồi núi chưa sử dụng là 73,4 ha, đất bằng chưa sử dụng 20,56 ha, núi đá không có rừng cây là 1,82 ha.

Với quỹ đất như trên, bình quân diện tích đất tự nhiên trên đầu người khá thấp (khoảng 0,36 ha). Nhưng do đã giao cho Vườn Quốc gia Tam Đảo, Lâm trường Tam Đảo và các tổ chức khác trên địa bàn nên thực tế diện tích sản xuất bình quân đầu người ở Tam Đảo cũng thấp hơn. Đây là một sức ép rất lớn trong phát triển kinh tế-xã hội vì phần lớn dân số và lao động trong huyện đang thu hút vào lĩnh vực nông nghiệp.

- Về chất lượng: Trên địa bàn huyện Tam Đảo có các loại đất chính như đất đồi núi, đất phù sa cổ ven sông, đất dốc tụ ven đồi, núi. Nhìn chung chất lượng đất đai của Tam Đảo không thuộc loại cao. Đất đồi núi tuy hàm lượng mùn cao, nhưng địa hình dốc, chia cắt và hay bị rửa trôi. Đất phù sa cổ ven sông nhiều năm không được bồi đắp nên độ màu mỡ tự nhiên kém. Năng suất cây trồng không cao. Tình trạng chất lượng đất đai trên đặt ra các vấn đề trong sử dụng như: cần đầu tư trong thâm canh sử dụng đất trong nông nghiệp. đầu tư cải tạo mặt bằng, xây dựng các nền móng vững chắc trong xây dựng các cơ sở hạ tầng và các công trình sản xuất phi nông nghiệp, dân dụng.

- Về biến động: đất nông nghiệp giảm từ 19.569.88 ha năm 2005 xuống 19.020,42 năm 2010, tức giảm 549,46 ha. Giảm mạnh nhất là đất sản xuất nông nghiệp giảm 318,83 ha, trong đó, đất lúa giảm tới 220,22 ha, đấy trồng cây hàng năm khác giảm 92,21 ha, đất trồng cây lâu năm giảm 6,4 ha. Đất lâm nghiệp giảm 203,86 ha, trong đó đất rừng sản xuất giảm 60,56 ha. Diện tích đất nông, lâm nghiệp giảm là do sự chuyển đổi sang đất phi nông nghiệp, làm diện tích đất phi nông nghiệp tăng 589,23 ha, trong đó tăng nhiều nhất là đất chuyên dùng (tăng 531,52 ha), trong đó

chủ yếu là tăng diện tích đất có mục đích công cộng (tăng 198,31 ha). Trong giai đoạn 2005-2010, đã đưa thêm được 25,25 ha đất chưa sử dụng vào sử dụng.

2.1.7 Rừng - Tài nguyên động, thực vật

Tính đến năm 2013 huyện Tam Đảo có 12.335,6 ha, gồm các kiểu rừng sau (Tỉnh ủy - HĐND - UBND VP, 2012) [54]:

- Rừng kín thường xanh, mưa ẩm nhiệt đới núi thấp: phân bố ở độ cao 700 m. Loại rừng này chiếm phần lớn ở dãy núi Tam Đảo, quần hệ thực vật nhiều tầng, tán kín của những loài cây lá rộng thường xanh hợp thành.

- Rừng kín thường xanh, mưa ẩm á nhiệt đới núi thấp: chỉ có ở dãy Tam Đảo, phân bố ở độ cao 800 m trở lên.

- Rừng lùn trên đỉnh núi: là một kiểu phụ đặc thù của rừng kín thường xanh, mưa ẩm á nhiệt đới núi trung bình, được hình thành trên các đỉnh dông dốc, hay các đỉnh núi cao đất xấu, nhiều nắng, gió, mây mù. Vì vậy thảm thực vật ở đây thường thấp, bé và phát triển chậm.

- Rừng tre nứa: mọc xen kẽ trong các kiểu rừng khác, phân bố ở độ cao từ 500 m - 800 m.

- Rừng phục hồi sau nương rẫy: thường có ở vùng đệm của VQG Tam Đảo. - Rừng trồng: gồm các loại rừng thông, rừng bạch đàn, rừng keo và rừng lá rộng, được trồng ở độ cao 200 m - 600 m, chủ yếu ở phía Tây Bắc huyện.

- Các trảng cây bụi và trảng cỏ thứ sinh sau khai thác.

Bảng 2.3. Hiện trạng rừng huyện Tam Đảo giai đoạn 2009 - 2013

(Đơn vị: ha)

Năm Hiện trạng rừng huyện Tam Đảo

2009 2010 2011 2012 2013

Diện tích 12.464,4 12.415,1 12.368,4 12.358,0 12.335,6

Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Vĩnh Phúc [12, 13]

Huyện Tam Đảo là nơi có diện tích rừng lớn nhất trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, với hơn 12 nghìn ha (chiếm 44,86% tổng diện tích rừng của Vĩnh Phúc). Vườn Quốc gia Tam Đảo với khoảng 2 000 loài thực vật bậc cao có mạch, 64 loài cây quý hiếm cần được bảo tồn như: Pơmu; Ngũ gia bì hương; Gù hương; Hoàng

như: Cây hoa tiên, Trà hoa vàng; hoa Nhị Đào; Hoàng thảo Tam Đảo … về hệ động vật rừng qua điều tra và xác định được 1 141 loài, trong đó có 59 loài quý hiếm cần được bảo tồn như: Cây gấm; Sơn Dương; Khỉ Vàng; Rắn lục đầu đen; Cá cóc.

Như vậy, khu vực VQG Tam Đảo là nơi có giá trị cao trong việc bảo tồn nguồn gen động, thực vật, điều hoà nguồn nước, khí hậu và phục vụ cho phát triển các dịch vụ thăm quan, du lịch.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên cho mục đích phát triển bền vững du lịch huyện tam đảo, tỉnh vĩnh phúc​ (Trang 53 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)