Tại địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên cho mục đích phát triển bền vững du lịch huyện tam đảo, tỉnh vĩnh phúc​ (Trang 39 - 41)

7. Cấu trúc luận văn

1.2.3 Tại địa bàn nghiên cứu

1.2.3.1 Nhóm các công trình nghiên cứu về điều kiện địa lý và tài nguyên du lịch

Đối với huyện Tam Đảo nhìn chung đã có những đề tài có liên quan đến vấn đề đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ phát triển du lịch. Đề tài nghiên cứu trên địa bàn huyện Tam Đảo về phát triển du lịch như: Luận văn Thạc sĩ “Nghiên cứu mức độ hài lòng của du khách đối với khu du lịch Tam Đảo” của Th.s Bùi Thị Minh Thoa, ĐK Kinh tế và quản trị kinh doanh Thái Nguyên năm 2014 [52]; Luận văn Thạc sĩ

“Phát triển du lịch sinh thái tại vườn quốc gia Tam Đảo” của Th.s Lê Giang Nam, ĐH Kinh tế và quản trị kinh doanh Thái Nguyên, 2014 [44].

Như vâ ̣y, đã có công trình nghiên cứu liên quan đến việc khai thác và đánh giá các điều kiện tự nhiên, nhưng chưa có nghiên cứu nào đề câ ̣p mô ̣t cách toàn diê ̣n đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ phát triển du lịch huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc.

1.2.3.2 Nhóm các công trình nghiên cứu về đánh giá tài nguyên phục vụ quy hoạch và tổ chức lãnh thổ du lịch

- Hướng nghiên cứu, đánh giá các điểm tài nguyên du lịch, xây dựng bộ thuyết minh và xây dựng các tuyến du lịch trên địa bàn huyện Tam Đảo.

- Hướng nghiên cứu mang tính chất luận cứ khoa học về đánh giá tài nguyên du lịch phục vụ TCLTDL trên địa bàn huyện Tam Đảo thường được lồng ghép trong những nghiên cứu chung của toàn tỉnh hoặc vùng du lịch Bắc Bộ hoặc trong

quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, du lịch của tỉnh qua từng giai đoạn cụ thể. Luận án Tiến sĩ “Đánh giá điều kiện địa lý và tài nguyên phục vụ tổ chức lãnh thổ du lịch tỉnh Vĩnh Phúc” của TS Lương Chi Lan, ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN [33]. Tỉnh Vĩnh Phúc cũng đã xây dựng các định hướng quy hoạch kinh tế - xã hội đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 của toàn tỉnh [69]; Xây dựng quy hoạch của từng huyện, tập trung khai thác các tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn của địa phương. Dựa trên các thế mạnh đặc thù của từng địa phương để tập trung phát triển các loại hình du lịch như: DLVH, nghỉ dưỡng, sinh thái, tâm linh [69]; Quy hoạch các ngành, các lĩnh vực liên quan đến cơ sở vật chất - hạ tầng kỹ thuật phục vụ du lịch trên địa bàn huyện Tam Đảo [66]. Đề án Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch, dịch vụ huyện Tam Đảo giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025 xác định đến năm 2020, du lịch trở thành thế mạnh trong phát triển kinh tế của huyện, là một trong những trung tâm dịch vụ, du lịch của tỉnh và của cả nước; năm 2025 du lịch Tam Đảo phát triển toàn diện, có cơ sở vật chất kỹ thuật đồng bộ và nhiều khu nghỉ dưỡng đạt tiêu chuẩn quốc tế [67].

1.2.3.3 Nhóm các công trình nghiên cứu về phân vùng lãnh thổ huyện Tam Đảo

Phân vùng sinh thái cảnh quan khu vực VQG Tam Đảo. Trong Báo cáo Lập địa Khu bảo tồn thiên nhiên Tam Đảo, khu vực VQG Tam Đảo được chia thành 4 vùng sinh thái trên cơ sở xác định sự phân hóa về địa hình, độ cao, thảm thực vật và khí hậu. Bao gồm: vùng núi cao trung bình Tam Đảo (vùng đỉnh), vùng núi thấp và đồi cao sườn Tây Tam Đảo, vùng núi thấp và đồi cao sườn Đông Tam Đảo, thung lũng và đồng bằng chân Tam Đảo [54].

Tóm lại,qua phân tích, xem xét các tài liệu liên quan đến hướng nghiên cứu của luận văn tại lãnh thổ huyện tam Đảo có thể rút ra một số nhận xét sau:

- Những tài liệu trên là những công trình khoa học có giá trị cả về lý luận và ứng dụng thực tiễn. Đây chính là những tài liệu tham khảo chủ yếu của luận văn khi lựa chọn phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu.

- Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, huyện Tam Đảo đã trải qua nhiều lần tách và nhập huyện, cũng như nhiều lần điều chỉnh địa giới hành chính nên Tam Đảo chưa có nhiều các công trình nghiên cứu độc lập về điều kiện địa lý và tài nguyên du lịch. Do đó, các kết quả nghiên cứu mang tính khái quát, chưa có

các bản đồ phân vùng địa lý tự nhiên phục vụ cho TCLTDL của huyện.

- Các nghiên cứu về đánh giá điều kiện địa lý và tài nguyên của huyện mới dừng ở mức mô tả, kiểm kê hiện trạng và phần lớn được lồng ghép trong các bản quy hoạch tổng thể nên chưa có những công trình cụ thể về đánh giá tổng hợp mức độ thuận lợi của tài nguyên đối với phát triển du lịch. Đặc biệt việc tiếp cận theo hướng phân vùng địa lý tự nhiên và đánh giá tài nguyên du lịch theo các tiểu vùng tại lãnh thổ huyện Tam Đảo chưa được áp dụng.

- Với mục tiêu phát triển du lịch trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của huyện, việc đánh giá tổng hợp mức độ thuận lợi của tài nguyên du lịch tự nhiên và phát triển du lich là một trong những nội dung quan trọng, phù hợp với định hướng phát triển kinh tế xã hội của huyện Tam Đảo, của tỉnh Vĩnh Phúc cũng như của cả nước trong xu thế hội nhập du lịch quốc tế hiện nay.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên cho mục đích phát triển bền vững du lịch huyện tam đảo, tỉnh vĩnh phúc​ (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)