Khả năng liên kết du lịch của huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc trong không

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên cho mục đích phát triển bền vững du lịch huyện tam đảo, tỉnh vĩnh phúc​ (Trang 80 - 84)

7. Cấu trúc luận văn

2.3.5 Khả năng liên kết du lịch của huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc trong không

gian phát triển du lịch các tỉnh phía Bắc

Du lịch là hoạt động không có ranh giới hành chính vì vậy sự liên kết giữa các địa phương, đặc biệt là với các địa phương phụ cận, trong phát triển du lịch có ý nghĩa rất quan trọng.

Tam Đảo nằm trên vị trí trung chuyển khách du lịch giữa Hà Nội với các tỉnh phía Bắc do đó Tam Đảo nói riêng và Vĩnh Phúc nói chung có liên kết du lịch mật thiết. Các tỉnh Vĩnh Phúc, Thái Nguyên và Tuyên Quang có khá nhiều nét tương đồng về tài nguyên du lịch, đặc biệt là khu vực VQG Tam Đảo. Đây cũng là nơi gắn liền với nhiều các giá trị văn hóa, lịch sử cách mạng như hệ thống các di tích ở Tam Đảo, khu di tích ATK Định Hóa (Thái Nguyên), khu di tích lịch sử Tân Trào (Tuyên Quang), tạo thành nhiều điểm hấp dẫn trên tuyến DLVH lịch sử, du lịch về nguồn. Đồng thời kết hợp khai thác không gian chung theo các trục cao tốc Hà Nội - Lào Cai và các QL 2, 2B, 2C, có thể tham quan các danh thắng gắn với du lịch điền dã nông thôn cả ở Tam Đảo, Thái Nguyên và Tuyên Quang.

Đối với Phú Thọ, Vĩnh Phúc có khả năng liên kết phát triển các sản phẩm du lịch lễ hội, văn hóa tâm linh nhờ có sự tương đồng về quy mô và thời gian tổ chức của hai lễ hội lớn là Quốc giỗ Hùng Vương (Phú Thọ) và Lễ hội Tây Thiên (Tam

Đảo). Đồng thời thông qua Phú Thọ, Vĩnh Phúc sẽ có được nguồn khách trung chuyển từ các tỉnh Tây Bắc Bắc Bộ như Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình, Yên Bái, Lào Cai. Cũng từ trục liên kết này, Vĩnh Phúc sẽ tạo được cơ hội phát triển du lịch quốc tế với Lào và Trung Quốc.

Bảng 2.7. Hoạt động du lịch của các tỉnh Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Phú Thọ giai đoạn 2009 - 2013

Địa phương Hạng mục Năm 2009 2010 2011 2012 2013 Vĩnh Phúc Khách DL (người) 1.787.100 2.073.036 1.878.500 1.889.897 1.975.216 Doanh thu (tỷ đồng) 713 739 840 864,5 870 Cơ sở lưu trú 142 156 179 214 234 Số phòng 2.700 3.000 3.434 3.528 3.900 Thái Nguyên Khách DL (người) 1.200.000 1.300.000 1.300.000 1.200.000 1.340.000 Doanh thu (tỷ đồng) 555 662,3 771 970 995 Cơ sở lưu trú 115 131 145 173 173 Số phòng 2.000 2.400 2.500 3.000 3.000 Tuyên Quang Khách DL (người) 454.000 530.000 603.000 730.000 831.000 Doanh thu (tỷ đồng) 390,2 500 560 602 728 Cơ sở lưu trú 98 125 134 134 162 Số phòng 1.000 1.200 1.700 1.700 1.860 Phú Thọ Khách DL (người) 3.500.000 4.100.000 6.000.000 6.100.000 6.200.000 Doanh thu (tỷ đồng) 800 968 1.110 1.414 1.420 Cơ sở lưu trú 180 186 202 202 208 Số phòng 1.665 1.845 2.754 2.754 2.884

Liên kết phát triển du lịch với mục đích khai thác những lợi thế của nhau về tài nguyên du lịch, về cơ sở hạ tầng vật chất kỹ thuật và các nguồn lực khác cho phát triển du lịch, tạo những sản phẩm có khả năng cạnh tranh cao, thu hút các nhà đầu tư và khách du lịch đến mỗi địa phương. Tuy nhiên, trong không gian liên kết du lịch giữa Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Tuyên Quang và Phú Thọ, do chưa có những sản phẩm du lịch mang tính liên vùng nên sức lan tỏa của khách du lịch từ các tỉnh đến Tam Đảo chưa cao. Vì vậy, liên kết phát triển đã trở thành một trong những định hướng trọng tâm của du lịch Tam Đảo với mục tiêu tạo dựng các sản phẩm du lịch đặc thù, tạo điểm đến chung và tạo thành cực hút du lịch mạnh mẽ cạnh tranh được với các điểm đến khác trong vùng cũng như trên địa bàn cả nước. Tập trung phát triển những sản phẩm du lịch thế mạnh như: DLST, nghỉ dưỡng gắn với giải trí; phát triển và khai thác tiềm năng DLVH, lịch sử, tâm linh; mở rộng thêm các lĩnh vực du lịch, dịch vụ phục vụ hội thảo; phát triển mô hình du lịch kết hợp thăm quan, học tập kinh nghiệm; du lịch thể thao, mạo hiểm…

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2

Huyện Tam Đảo là huyện miền núi của tỉnh Vĩnh Phúc thuộc vùng đồng bằng trung du Bắc Bộ, địa hình hướng Tây Bắc - Đông Nam và có sự phân bậc theo độ cao. Dưới tác động của quy luật phi địa đới trong tự nhiên đã dẫn đến sự phân hóa theo đai cao của khí hậu, của thảm thực vật,…Các nhân tố tự nhiên đã hình thành nên các điều kiện địa lý và tài nguyên du lịch phong phú, đa dạng, thuận lợi cho phát triển du lịch trên lãnh thổ của Tam Đảo.

Xác định sự phân hóa lãnh thổ tự nhiên dựa trên các đơn vị đồng nhất tương đối về mặt thành phần, tính chất và mối quan hệ giữa các nhân tố thành tạo đã phân chia được lãnh thổ huyện Tam Đảo thành hai tiểu vùng. Đánh giá, phân hạng mức độ thuận lợi của điều kiện địa lý và tài nguyên theo từng vùng sẽ tạo cơ sở khoa học cho việc định hướng không gian, tổ chức lãnh thổ du lịch trên địa bàn huyện Tam Đảo.

CHƯƠNG 3

ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN PHỤC VỤ MỤC ĐÍCH PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG DU LỊCH HUYỆN TAM ĐẢO

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên cho mục đích phát triển bền vững du lịch huyện tam đảo, tỉnh vĩnh phúc​ (Trang 80 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)