Kinh nghiệm của thành phố Đà nẵng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin trong các cơ quan nhà nước tỉnh quảng ninh (Trang 39 - 42)

5. Bố cục của luận văn

1.2.1. Kinh nghiệm của thành phố Đà nẵng

Trong giai đoạn 2012-2014, Đà Nẵng liên tiếp đứng đầu cả nƣớc về mức độ sẵn sàng cho ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin - truyền thông. Về xếp hạng hạ tầng nhân lực, Đà Nẵng thăng hạng từ thứ 3 (năm 2012) lên thứ nhất liên tiếp trong 02 năm 2013 và 2014. Để đạt đƣợc kết quả trên Đà nẵng đã trải qua không ít khó khăn từ khi bắt đầu triển khai xây dựng chính quyền điện tử vào năm 1997 nhƣ: chƣa có và thiếu định hƣớng về mô hình chính quyền điện tử; về cơ chế thiếu sự nhất quán, ngân sách hạn hẹp; hạ tầng công nghệ đƣợc đầu tƣ rời rạc thiếu đồng bộ; Về ứng dụng CNTT chủ yếu là ứng dụng riêng lẻ, tự phát, thiếu các chuẩn tích để tích hợp; về nhân lực thì thiếu và yếu, thiếu chế độ đãi ngộ. Nhƣng với quyết tâm chính trị cao Đà Nẵng đã xây dựng thành công chính quyền điện tử. Tính đến năm 2014, Chính quyền điện tử thành phố Đà Nẵng đƣợc triển khai trong 7 năm và đã trở thành 1 trong 5 dự án Chính quyền điện tử điển hình đƣợc vinh dự nhận giải thƣởng WeGO 2014. Đây là giải thƣởng thƣờng niên của Tổ chức các địa phƣơng xây dựng nền tảng Chính quyền điện tử trên thế giới. Giải thƣởng đƣợc trao tại Đại hội đồng thành viên tổ chức WeGO lần thứ 3 (03/11 - 6/11/2014).

Để đạt đƣợc thành công nhƣ trên Đà Nẵng đã thực hiện phát triển hạ tầng CNTT hiện đại và đi trƣớc một bƣớc và đặc biệt chú trọng đến công tác phát triển nguồn nhân lực CNTT.

Ngay từ năm 2010 Đà nẵng đã phê duyệt “Đề án Quy hoạch phát triển nhân lực thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2011-2020” Trong đó, đã định hƣớng và đề ra giải pháp phát triển các nhóm nhân lực đặc biệt nhƣ sau:

- Nhân lực cho các cơ sở đào tạo: Tổ chức các chƣơng trình đào tạo đa dạng nhằm nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ giáo viên/giảng viên; phấn đấu đến năm 2020: có ít nhất 25% giáo viên ở các trƣờng trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề và 40% giáo viên ở các trƣờng cao đẳng nghề có trình độ thạc sỹ trở lên; có ít nhất 50% giảng viên cao đẳng có trình độ thạc sỹ, trong đó có ít nhất 10% có trình độ tiến sỹ; có 100% giảng viên đại học có trình độ thạc sỹ trở lên, trong đó có ít nhất 40% là tiến sỹ.

- Đội ngũ cán bộ, công chức: Tiếp tục thực hiện Đề án Phát triển nguồn nhân lực chất lƣợng cao, khai thác các chƣơng trình đào tạo của Trung ƣơng (Đề án 322, 165), đồng thời liên kết hợp tác với các cơ sở đào tạo trong và ngoài nƣớc, kết hợp đào tạo dài hạn tập trung với các loại hình đào tạo khác phù hợp với yêu cầu sử dụng, chức danh công tác và cơ cấu ngành nghề theo hƣớng chuyên sâu, ƣu tiên đào tạo sau đại học; tổ chức các lớp bồi dƣỡng cập nhật kiến thức nhằm nâng cao trình độ chuyên môn và kỹ năng thực thi nhiệm vụ, công vụ cho đội ngũ công chức.

- Đào tạo nhân lực cho khu công nghệ cao, KCN công nghệ thông tin: + Khai thác năng lực đào tạo của các trƣờng: ách khoa, Cao đẳng Công nghệ Thông tin, Cao đẳng Công nghệ của Đại học Đà Nẵng, Đại học Duy Tân, Cao đẳng Công nghệ Thông tin Việt - Hàn, xúc tiến đầu tƣ, đẩy nhanh tiến độ thành lập và hoạt động của Đại học Quốc tế, Đại học Mỹ - Thái ình Dƣơng, nâng cấp trƣờng Cao đẳng Công nghệ Thông tin thành trƣờng Đại học Công nghệ Thông tin... để tập trung đào tạo nhân lực chất lƣợng cao ở các bậc học (sau đại học, ĐH, CĐ, TCCN), nhất là trong các ngành công nghệ thông tin, năng lƣợng, môi trƣờng, tự động hóa, công nghệ sinh học, vật liệu mới..; gắn việc đào tạo với nghiên cứu ứng dụng tại các tập đoàn, doanh nghiệp.

+ Mở rộng hợp tác, liên kết đào tạo trình độ đại học, thạc sỹ, tiến sỹ thuộc một số chuyên ngành công nghệ cao đƣợc ƣu tiên đầu tƣ phát triển; đổi mới chƣơng trình đào tạo đại học, sau đại học chuyên biệt cho các ngành kỹ thuật công nghệ mũi nhọn, kể cả nhân lực quản lý các ngành công nghiệp công nghệ cao.

+ Tổ chức đào tạo nâng cao trình độ nhân lực công nghệ cao; xây dựng các chuẩn kỹ năng công nghệ, tổ chức kiểm tra và cấp chứng chỉ theo các chuẩn kỹ năng.

+ Dạy nghề theo nhu cầu phát triển của khu công nghệ cao; đào tạo ƣu tiên kỹ thuật viên cao đẳng, trung cấp công nghệ cao với các chƣơng trình đào tạo trên máy có sự hỗ trợ liên kết giữa các cơ sở đào tạo và các doanh nghiệp công nghệ cao; thiết lập các chƣơng trình đào tạo riêng cho khu công nghệ cao Đà Nẵng với hệ thống kỹ năng tiêu chuẩn mới.

- Xây dựng cơ chế đột phá trong bố trí và sử dụng nguồn nhân lực trẻ; thí điểm thực hiện trả lƣơng, phân phối thu nhập theo năng lực và kết quả công tác; tiếp tục thực hiện cơ chế thi tuyển cán bộ lãnh đạo; xây dựng cơ sở dữ liệu về các cán bộ khoa học công nghệ; nghiên cứu thực hiện cơ chế thuê, hợp tác, tƣ vấn đối với chuyên gia đầu ngành. Chính sách hỗ trợ khu vực tƣ thu hút nhân tài (hỗ trợ thủ tục hành chính, quy hoạch khu vực lƣu trú riêng biệt và phát triển hệ thống giao thông kết nối các khu CN với trung tâm thành phố);

- Mở rộng, tăng cƣờng sự phối hợp và hợp tác để phát triển nhân lực, đặc biệt là mở rộng và tăng cƣờng hợp tác quốc tế để nâng cao chất lƣợng đào tạo nhân lực.

Năm 2014, các Doanh nghiệp ở Đà nẵng đã “bắt tay” với cơ sở đào tạo nhằm “lấp” khoảng trống về nguồn nhân lực CNTT, thu hẹp khoảng cách giữa cung và cầu nhằm cung cấp nguồn nhân lực CNTT đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp. Điển hình là hợp tác của FPT Software Đà Nẵng (F-Soft) với các trƣờng Đại học trên địa bàn. Nhƣ với Đại học Duy Tân (Đà Nẵng), F- Soft đã ký kết hợp tác nhằm đƣa các công nghệ mới mà FPT Software đang

phát triển vào chƣơng trình học của trƣờng Đại học Duy Tân để tăng cƣờng tính thực tế cho sinh viên.

ên cạnh đó, F-Soft Đà Nẵng cũng đồng hành với một số trƣờng Đại học trên địa bàn Đà Nẵng trong các hoạt động kiến tập và hƣớng nghiệp cũng nhƣ nhận sinh viên khoa CNTT thực tập tại đơn vị nhƣ Đại học ách khoa Đà Nẵng và một số trƣờng đại học khác. Cùng với nỗ lực của doanh nghiệp, các cơ sở đào tạo cũng kết nối với các tổ chức nƣớc ngoài nhằm nâng chất lƣợng nguồn nhân lực CNTT cho Đà Nẵng.

Để hỗ trợ tấm "vé thông hành" cho học sinh, sinh viên các tỉnh miền Trung - Tây Nguyên vào sân chơi của Cộng đồng kinh tế ASEAN 2015, Trung tâm phát triển phần mềm Đại học Đà Nẵng (SDC) đã phối hợp với Học viện CNTT Microsoft xây dựng Chƣơng trình Microsoft IT Academy. Những học viên của Chƣơng trình MSITA đƣợc tiếp cận tất cả lợi ích và tài nguyên của hệ thống giảng dạy, học tập do Microsoft và các đối tác xây dựng. Đặc biệt, nếu ngƣời học muốn thi lấy chứng chỉ quốc tế về CNTT thì có thể đăng ký thi ngay tại Đại học Đà Nẵng... mở ra điều kiện thuận lợi cho học viên trong thi cử để lấy chứng chỉ, bằng cấp có giá trị quốc tế [27].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin trong các cơ quan nhà nước tỉnh quảng ninh (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)