Quan điểm, định hƣớng và mục tiêu về phát triển nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin trong các cơ quan nhà nước tỉnh quảng ninh (Trang 87)

5. Bố cục của luận văn

4.1. Quan điểm, định hƣớng và mục tiêu về phát triển nguồn nhân lực

TỈNH QUẢNG NINH

4.1. Quan điểm, định hƣớng và mục tiêu về phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin công nghệ thông tin

4.1.1. Quan điểm, định hướng của Chính phủ về phát triển nguồn nhân lực CNTT đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020.

Theo Quyết định số 698/QĐ-TTg ngày 01/6/2009 của Thủ tƣớng Chính phủ về phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển nguồn nhân lực CNTT đến năm 2015 và định hƣớng đến năm 2020 thì quan điểm và định hƣớng về phát triển nguồn nhân lực CNTT nhƣ sau:

a. Quan điểm

- Phát triển nguồn nhân lực CNTT là yếu tố then chốt có ý nghĩa quyết định đối với việc phát triển và ứng dụng CNTT. Phát triển nguồn nhân lực CNTT phải đảm bảo chất lƣợng, đồng bộ, chú trọng tăng nhanh tỷ lệ nguồn nhân lực có trình độ cao.

- Phát triển nguồn nhân lực CNTT phải gắn kết chặt chẽ với quá trình đổi mới giáo dục và đào tạo, đặc biệt là đổi mới giáo dục đại học. Đổi mới cơ bản và toàn diện đào tạo nhân lực CNTT theo hƣớng hội nhập và đạt trình độ khu vực và quốc tế, tạo đƣợc chuyển biến cơ bản về chất lƣợng đào tạo, đáp ứng yêu cầu phát triển CNTT của đất nƣớc, của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế.

- Đẩy mạnh xã hội hóa và hợp tác quốc tế, phát huy mọi nguồn lực trong nƣớc và thu hút các nguồn đầu tƣ nƣớc ngoài cho phát triển nguồn nhân lực CNTT.

- Xác định rõ quy mô, cơ cấu, chƣơng trình đào tạo, công tác biên soạn, cung cấp giáo trình, tài liệu phục vụ đào tạo ở các cấp học, trình độ đào tạo,

tuyển sinh đáp ứng theo nhu cầu của xã hội và của thị trƣờng trong nƣớc và ngoài nƣớc. Lấy năng suất, chất lƣợng và hiệu quả lao động của ngƣời học khi tốt nghiệp, làm việc tại các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp làm căn cứ đánh giá kết quả, chất lƣợng đào tạo nguồn nhân lực CNTT.

b. Định hƣớng

- Xây dựng nguồn nhân lực CNTT đủ phẩm chất, năng lực làm chủ công nghệ, kỹ thuật hiện đại, với cơ cấu hợp lý, đáp ứng kịp thời và thƣờng xuyên nhu cầu xây dựng và phát triển xã hội thông tin và kinh tế tri thức. Đảm bảo đủ nhân lực CNTT phục vụ nhu cầu của thị trƣờng trong nƣớc và một phần thị trƣờng nƣớc ngoài. Không ngừng nâng cao nhận thức, phổ cập kiến thức và kỹ năng sử dụng các ứng dụng và dịch vụ CNTT cho toàn xã hội. Đến năm 2020, 70% lao động trong các doanh nghiệp đƣợc đào tạo về CNTT. - Nâng cao chất lƣợng và tăng số lƣợng giảng viên, giáo viên CNTT, điện tử, viễn thông ở các cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề. Đến năm 2020, trên 90% giảng viên đại học và trên 70% giảng viên cao đẳng về CNTT có trình độ thạc sĩ trở lên, trên 30% giảng viên đại học có trình độ tiến sĩ.

- Tăng cƣờng đào tạo, bồi dƣỡng và xây dựng đội ngũ giáo viên dạy tin học cho các cơ sở giáo dục phổ thông. Đến năm 2020, toàn bộ học sinh các cơ sở giáo dục phổ thông và các cơ sở giáo dục khác đƣợc học ứng dụng CNTT.

4.1.2. Mục tiêu phát triển nguồn nhân lực CNTT

* Mục tiêu của Đảng

Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 01/7/2014 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh ứng dụng, phát triển CNTT đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế đề ra mục tiêu cụ thể tới năm 2020:

Phát triển nguồn nhân lực CNTT đạt chuẩn quốc tế, bảo đảm đáp ứng nhu cầu trong nƣớc về số lƣợng và chất lƣợng, có khả năng cung cấp nguồn nhân lực CNTT chất lƣợng cao cho khu vực và thế giới.

* Mục tiêu của Chính phủ về phát triển nguồn nhân lực CNTT đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020

- Mục tiêu chung

+ Phát triển mạnh nguồn nhân lực CNTT (trong Quyết định này nhân lực CNTT đƣợc hiểu là nhân lực làm công tác đào tạo về CNTT, điện tử, viễn thông; nhân lực chuyên nghiệp về CNTT, điện tử, viễn thông làm trong các doanh nghiệp và công nghiệp; nhân lực cho ứng dụng CNTT của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp; cán bộ, viên chức và mọi ngƣời dân sử dụng, ứng dụng CNTT) nhằm đảm bảo đủ nhân lực CNTT phục vụ nhu cầu phát triển và ứng dụng CNTT điện tử, viễn thông, phục vụ công cuộc xây dựng kinh tế tri thức và xã hội thông tin, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế.

+ Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong giáo dục và đào tạo, hiện đại hóa, nâng cao hiệu quả và năng lực cạnh tranh của hệ thống đào tạo nhân lực CNTT, để trình độ đào tạo nhân lực CNTT của nƣớc ta tiếp cận trình độ và có khả năng tham gia thị trƣờng đào tạo nhân lực CNTT quốc tế, từng bƣớc trở thành một trong những nƣớc cung cấp nhân lực CNTT chất lƣợng cao cho các nƣớc trong khu vực và trên thế giới.

- Mục tiêu cụ thể

+ Tạo đƣợc bƣớc chuyển biến đột phá về chất lƣợng trong đào tạo nguồn nhân lực CNTT. Đào tạo CNTT, điện tử, viễn thông ở các trƣờng đại học đạt trình độ và chất lƣợng tiên tiến trong khu vực các nƣớc Đông Nam Á; có khoảng 30% số lƣợng sinh viên CNTT, điện tử, viễn thông sau khi tốt nghiệp ở các trƣờng đại học có đủ khả năng chuyên môn và ngoại ngữ để có thể tham gia thị trƣờng lao động quốc tế.

+ Đảm bảo 100% học sinh trung cấp chuyên nghiệp và học nghề đƣợc đào tạo các kiến thức và kỹ năng ứng dụng về CNTT. Đến năm 2010, 100% sinh viên đại học, cao đẳng, học sinh trung học phổ thông, 50% học sinh

trung học cơ sở và 20% học sinh tiểu học đƣợc học tin học và đến năm 2015 đạt 100% đối với học sinh trung học cơ sở, 80% học sinh tiểu học đƣợc học tin học;

+ Tăng cƣờng đào tạo, bồi dƣỡng và xây dựng đội ngũ giáo viên dạy tin học cho các cơ sở giáo dục phổ thông, đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong giảng dạy và trong quản lý giáo dục ở tất cả các cấp học. 65% số giáo viên có đủ khả năng ứng dụng CNTT để hỗ trợ cho công tác giảng dạy, bồi dƣỡng;

+ Tăng cƣờng xây dựng đội ngũ giảng viên, giáo viên CNTT, điện tử, viễn thông ở các trƣờng đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và các cơ sở dạy nghề, nâng cao chất lƣợng và tăng nhanh về số lƣợng. Ở các trƣờng đại học, cao đẳng bảo đảm đạt tỷ lệ trung bình 15 - 20 sinh viên/giảng viên trong đào tạo CNTT; 70% số giảng viên CNTT ở đại học và trên 50% giảng viên CNTT ở cao đẳng có trình độ thạc sĩ trở lên; tăng nhanh số giảng viên có trình độ tiến sĩ; đến cuối năm 2015, 100% giảng viên đại học, cao đẳng, giáo viên trung học phổ thông, giáo viên trung cấp chuyên nghiệp, sinh viên có máy tính riêng để dùng.

+ Đảm bảo đủ nhân lực, đáp ứng đƣợc sự phát triển của các doanh nghiệp trong lĩnh vực CNTT và truyền thông. Từ nay đến năm 2015, cung cấp cho các doanh nghiệp 250.000 lao động chuyên môn về CNTT, điện tử, viễn thông có trình độ từ trung cấp chuyên nghiệp và sơ cấp nghề (đào tạo 1 năm) trở lên, trong đó có 50% lao động có trình độ cao đẳng, đại học và 5% có trình độ thạc sĩ trở lên;

+ Đẩy mạnh việc phổ cập kiến thức và kỹ năng ứng dụng CNTT. Đảm bảo đa số cán bộ, công chức, viên chức; đƣợc đào tạo về ứng dụng CNTT trong công việc của mình;

+ Đào tạo cán bộ chuyên trách CNTT có trình độ cao đẳng hoặc tƣơng đƣơng trở lên đáp ứng đủ cho các CQNN, các tổ chức chính trị - xã hội, các cơ sở nghiên cứu, trƣờng đại học, cao đẳng và cán bộ chuyên trách trình độ

trung cấp chuyên nghiệp trở lên ở các cơ sở giáo dục tiểu học, giáo dục trung học. ồi dƣỡng chuyên môn về CNTT cho các cán bộ lãnh đạo, quản lý ở các ộ, ngành, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng đáp ứng yêu cầu trình độ đƣợc quy định tại Nghị định số 64/2007/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ.

4.1.3. Mục tiêu của tỉnh Quảng Ninh về phát triển nguồn nhân lực CNTT đến năm 2020 đến năm 2020

Theo Quyết định số 2805/QĐ-U ND ngày 29/8/2008 của U ND tỉnh Quảng Ninh về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển ứng dụng CNTT tỉnh Quảng Ninh đến năm 2010, định hƣớng đến năm 2020 thì mục tiêu phát triển nguồn nhân lực CNTT của Quảng Ninh nhƣ sau:

a. Mục tiêu chung

Đảm bảo nguồn nhân lực đáp ứng các yêu cầu ứng dụng và phát triển CNTT.

b. Mục tiêu cụ thể đến năm 2015

- 100% cơ quan hành chính nhà nƣớc có cán bộ chuyên trách CNTT. - 100% cán bộ công chức sử dụng thành thạo máy tính và khai thác thông tin trên mạng.

- 100% cơ quan Đảng và Nhà nƣớc cấp tỉnh và 80% cơ quan cấp huyện có cán bộ lãnh đạo CNTT.

c. Một số nội dung quy hoạch phát triển CNTT đến năm 2020

- Đào tạo CNTT trong các cơ quan Đảng:

Tổ chức đào tạo cho cán bộ lãnh đạo quản lý, cán bộ chuyên trách từ cấp huyện trở lên, từng bƣớc phổ cập đến cấp xã.

- Đào tạo CNTT trong các cơ quan quản lý Nhà nƣớc

+ Đào tạo phổ cập và nâng cao kỹ năng ứng dụng CNTT cho các cán bộ, công chức, viên chức. Xây dựng đội ngũ giám đốc, đội ngũ chuyên trách CNTT.

+ Xây dựng Trung tâm CNTT có chức năng đào tạo nhân lực về CNTT. + Trong giai đoạn 2011-2015 tổ chức các chƣơng trình đào tạo: Đào tạo cơ bản về tin học, đào tạo nghiệp vụ chung, đào tạo chuyên gia CNTT cho các đơn vị, phạm vi đào tạo đến cấp xã, phƣờng.

- Phát triển nguồn nhân lực CNTT trong giáo dục

Theo Chƣơng trình hành động số 33-CTr/TU ngày 27/01/2015 của Tỉnh ủy Quảng Ninh về việc thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 01/7/2014 của ộ Chính trị về đẩy mạnh ứng dụng, phát triển CNTT đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế thì mục tiêu phát triển nguồn nhân lực CNTT đến năm 2020 nhƣ sau:

Ứng dụng rộng rãi CNTT góp phần quan trọng thực hiện ba đột phá chiến lƣợc, trong đó: Tạo chuyển biến mạnh mẽ về chất lƣợng nguồn nhân lực, đổi mới nội dung, phƣơng thức dạy và học, thúc đẩy xã hội học tập, đào tạo công dân điện tử đáp ứng yêu cầu phát triển.

Nâng cao trình độ CNTT cho các cán bộ, công chức, viên chức, chú trọng xây dựng đội ngũ giám đốc CNTT và phát triển nguồn nhân lực CNTT chuyên trách đáp ứng nhu cầu quản lý, vận hành hiệu quả hệ thống Chính quyền điện tử. Phổ cập kiến thức CNTT trong dân cƣ, hình thành hệ thống công dân điện tử có trình độ ứng dụng CNTT đảm bảo sử dụng đầy đủ, có hiệu quả các dịch vụ trực tuyến mức độ cao.

4.2. Một số giải pháp phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin trong các CQNN tỉnh Quảng Ninh trong các CQNN tỉnh Quảng Ninh

4.2.1. Nhóm giải pháp về cơ chế, chính sách

Hiện nay, Quảng Ninh đang triển khai xây dựng Chính quyền điện tử, đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong hoạt động hành chính nhà nƣớc nhằm thực hiện thành công ba đột phá chiến lƣợc của tỉnh do đó rất cần một đội ngũ cán bộ chuyên trách về CNTT để quản lý, vận hành hệ thống kỹ thuật CNTT. Tỉnh đã xây dựng và ban hành chính sách khuyến khích đào tạo, bồi dƣỡng

cán bộ, công chức, viên chức và thu hút nhân tài. Tuy nhiên, cho đến nay tỉnh vẫn chƣa có chính sách ƣu đãi riêng cho cán bộ chuyên trách về CNTT trong CQNN nhằm duy trì và thu hút nguồn nhân lực CNTT. Bên canh đó, theo đánh giá xếp hạng ICT Index 2014 cho thấy liên tục 03 năm gần đây Quảng Ninh luôn đứng ở tốp đầu trong cả nƣớc về mức độ sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng CNTT - Truyền thông. Tuy nhiên, về xếp hạng hạ tầng nhân lực thì Quảng Ninh lại ở tốp cuối. Vì vậy, trong thời gian tới tỉnh cần thực hiện tốt một số giải pháp sau:

a) Chính sách ưu đãi, thu hút nguồn nhân lực CNTT

- Xây dựng và ban hành chính sách ƣu đãi nhằm thu hút và lƣu giữ chuyên gia CNTT trong nƣớc và nƣớc ngoài về làm việc trong các CQNN của tỉnh. Về chính sách thu hút cần quan tâm đến vấn đề hỗ trợ nhà ở, phƣơng tiện đi lại, điều kiện làm việc, mức lƣơng khuyến khích, chế độ khen thƣởng đặc biệt khi có sáng kiến. Về chính sách lƣu giữ cần quan tâm đến chế độ hỗ trợ hằng tháng, ƣu đãi về thu nhập, ƣu đãi về thời gian nâng bậc lƣơng thƣờng xuyên cho cán bộ chuyên trách CNTT.

- Xây dựng và ban hành chính sách hỗ trợ, ƣu đãi về thu nhập cho cán bộ chuyên trách CNTT làm việc trong các CQNN của tỉnh; giáo viên CNTT công tác tại vùng sâu, vùng xa của tỉnh.

- Đối với lực lƣợng cán bộ chuyên trách CNTT trong các CQNN tỉnh Quảng Ninh cần xây dựng chính sách khuyến khích, tài trợ học tập nâng cao trình độ chuyên môn vì CNTT là ngành có tốc độ phát triển nhanh, công nghệ thƣờng có tuổi đời ngắn, nhanh lạc hậu do đó việc thƣờng xuyên cập nhật kiến thức cho đội ngũ cán bộ chuyên trách CNTT là nhiệm vụ cần thiết và quan trọng. Bên cạnh đó chí phí học tập chuyên ngành này tƣơng đối cao. Do đó, để khuyến khích và tạo động lực cho các đối tƣợng này yên tâm công tác và nghiên cứu đóng góp công sức cho sự nghiệp phát triển của tỉnh thì cần phải có chế độ khuyến khích, hỗ trợ xứng đáng trong học tập, nâng cao trình

độ chuyên môn. Trong đó cần có chế độ ƣu đãi về thời gian, kinh phí đi đào tạo, tham quan thực tế để học tập kinh nghiệm ở trong nƣớc và nƣớc ngoài; hỗ trợ tài liệu nghiên cứu, học tập.

- Xây dựng chính sách hỗ trợ cho các sinh viên ngƣời Quảng Ninh đang học chính quy chuyên ngành CNTT tại các trƣờng đại học trong nƣớc có ý định trở về làm việc tại Quảng Ninh.

b) Chính sách khuyến khích đầu tư phát triển nguồn nhân lực CNTT

- Mặc dù Quảng Ninh là tỉnh có mức độ sẵn sàng cho ứng dụng CNTT cao so với cả nƣớc nhƣng hiện tại ở Quảng Ninh mới chỉ có 01 trƣờng Đại học có đào đạo chuyên ngành CNTT. Do đó, tỉnh cần xây dựng chính sách khuyến khích thu hút các tổ chức trong nƣớc và nƣớc ngoài tham gia đầu tƣ vào việc xây dựng và phát triển các cơ sở đào tạo nguồn nhân lực CNTT với các quy mô khác nhau.

- Xây dựng chính sách ƣu đãi cho các trƣờng Đại học thành lập mới tại tỉnh: Ngày 13/10/2014, tỉnh Quảng Ninh đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ ký Quyết định số 1869/QĐ-TTg về việc thành lập Trƣờng Đại học Hạ Long, đây là cơ hội cho Quảng Ninh trong công tác đào tạo nguồn nhân lực có chất lƣợng cao của tỉnh, tạo điều kiện cho tỉnh Quảng Ninh chủ động đào tạo nguồn nhân lực chất lƣợng cao. Trong số các chuyên ngành đào tạo của trƣờng có chuyên ngành đào tạo về CNTT. Trong bối cảnh Quảng Ninh đang tập trung đầu tƣ nguồn lực để phát triển CNTT, xây dựng chính quyền điện tử nhằm thực hiện tốt một trong ba đột phá chiến lƣợc của tỉnh là cải cách hành chính. Do đó, tỉnh cần xây dựng chính sách ƣu tiên về số lƣợng tuyển sinh đào tạo sinh viên chuyên ngành CNTT trong cơ cấu tổng số lƣợng tuyển sinh đƣợc giao hằng năm; xây dựng chính sách hỗ trợ cho sinh viên theo học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin trong các cơ quan nhà nước tỉnh quảng ninh (Trang 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)