5. Bố cục của luận văn
3.4.3. Đánh giá thực trạng công tác phát triển nguồn nhân lực CNTT
các CQNN ở Quảng Ninh giai đoạn 2012 - 2014
3.4.3.1. Kết quả đạt được
Trong giai đoạn 2012-2014, việc ứng dụng CNTT của Quảng Ninh đã có bƣớc phát triển vƣợt bậc, góp phần nâng cao hiệu quả trong quản lý nhà nƣớc và phát triển kinh tế xã hội. Việc ứng dụng CNTT trong hoạt động nội bộ các CQNN, cung cấp dịch vụ công cho ngƣời dân và doanh nghiệp luôn đƣợc tỉnh quan tâm và phát triển đồng bộ. Các CQNN sử dụng rộng rãi các phần mềm ứng dụng dùng chung và phần mềm chuyên ngành và có trang thông tin điện tử. Tập trung nguồn lực triển khai xây dựng Chính quyền điện tử tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2012-2014, qua đó chính quyền đã nâng cao chất lƣợng hoạt động chỉ đạo điều hành, nâng cao tính minh bạch, cải thiện môi trƣờng, chính sách; quảng bá và cung cấp thông tin đa dạng, nhanh chóng qua đó thu hút đƣợc nhiều nhà đầu tƣ, doanh nghiệp và du khách góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Về xếp hạng chung, theo kết quả đánh giá chỉ số mức độ sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng CNTT - truyền thông đƣợc Văn phòng an chỉ đạo quốc gia về CNTT phối hợp cùng Hội Tin học Việt Nam công bố, giai đoạn 2012-2014 tỉnh Quảng Ninh liên tục thăng hạng năm sau cao hơn năm trƣớc, từ vị trí 14 (năm 2012), lên vị trí 13 (năm 2013) và năm 2014 tỉnh Quảng Ninh xếp vị trí thứ 10 so với 63 tỉnh thành trong cả nƣớc.
Về xếp hạng ứng dụng CNTT năm 2014, Quảng Ninh đứng vị trí thứ 6 so với 63 tỉnh thành trong cả nƣớc. Ứng dụng CNTT trong các CQNN đã đƣợc triển khai rộng đến cấp huyện và một số đơn vị cấp xã, từng bƣớc đáp ứng tốt công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành, chuyên môn nghiệp vụ, cải cách hành chính, đảm bảo truyền nhận thông tin đa chiều an toàn và nhanh chóng, đạt 100% Sở, ngành và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, huyện đã triển khai đồng bộ các hệ thống thƣ điện tử, hệ thống thông tin quản lý văn bản điện tử, 95% đơn vị sở, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, huyện ứng dụng chữ ký số, với 90% cán
bộ sử dụng. Cổng thông tin điện tử và 100% các cổng thành phần của các sở, ngành đã đƣợc xây dựng, cung cấp các dịch vụ công trực tuyến phục vụ ngƣời dân và doanh nghiệp. Các hệ thống dùng chung (gồm hệ thống một cửa liên thông; hệ thống quản lý văn bản khối Đảng, Chính quyền; hệ thống tổng hợp thông tin hành chính cấp tỉnh; hệ thống tổng hợp thông tin hành chính cấp huyện) đã đƣợc triển khai tới cấp huyện trong toàn tỉnh, bƣớc đầu tạo ra môi trƣờng làm việc chuyên nghiệp, liên thông, hiện đại và hiệu quả. Hệ thống hội nghị truyền hình trực tuyến đƣợc triển khai đến 100% đơn vị cấp huyện và 20% đơn vị cấp xã, trong đó có 21% cuộc họp, giao ban tổ chức theo hình thức trực tuyến giúp tiết kiệm thời gian và chi phí. Hoàn thành xây dựng 6 Trung tâm hành chính công (bao gồm Trung tâm hành chính công tỉnh Quảng Ninh và 5 Trung tâm hành chính công cấp huyện), kết nối tới tất cả các sở, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện, xã, góp phần nâng cao hiệu lực quản lý nhà nƣớc trong cải cách hành chính, bảo đảm tính công khai, minh bạch, tạo môi trƣờng thuận lợi cho ngƣời dân, tổ chức, doanh nghiệp, với trên 80% thủ tục hành chính đƣợc đƣa vào Trung tâm hành chính công của tỉnh và các địa phƣơng. ƣớc đầu xây dựng và hình thành hệ thống các cơ sở dữ liệu đồng bộ và liên thông, phục vụ sự lãnh đạo, chỉ đạo của các CQNN trong tỉnh.
Về tỷ lệ cán bộ chuyên trách CNTT trong các CQNN cấp tỉnh và cấp huyện đạt tỷ lệ tƣơng đối cao. Tại các cơ quan cấp sở, ngành đạt 81% đơn vị có cán bộ chuyên trách CNTT; 100% cơ quan cấp huyện có cán bộ chuyên trách CNTT. 100% tỷ lệ cán bộ chuyên trách CNTT có trình độ từ cao đẳng trở lên trong đó tỷ lệ có trình độ đại học trở lên đạt 85,7%. Tại các cơ quan cấp tỉnh và cấp huyện đạt 100% cán bộ, công chức thƣờng xuyên sử dụng máy tính trong công việc, ở cấp xã đạt 86% cán bộ biết sử dụng máy tính trong công việc.
Tại các trƣờng trung học phổ thông và trung học cơ sở, tỷ lệ giáo viên biết sử dụng máy tính ứng dụng vào quản lý và giảng dạy đạt tỷ lệ cao (97%
đối với các trƣờng THPT; 86% đối với các trƣờng THCS và 81% đối với các trƣờng tiểu học).
3.4.3.2. Tồn tại, hạn chế
Mặc dù Quảng Ninh luôn đứng ở tốp đầu trong cả nƣớc về mức độ sẵn sàng ứng dụng CNTT nhƣng về xếp hạng hạ tầng nhân lực Quảng Ninh đứng ở tốp cuối. Điều đó cho thấy công tác phát triển nuồn nhân lực CNTT ở Quảng Ninh còn nhiều bất cập. Qua nghiên cứu tác giả nhận thấy về nhân lực CNTT trong các CQNN ở Quảng Ninh còn một số tồn tại, hạn chế sau:
- Nguồn nhân lực CNTT trong các CQNN hiện vẫn còn còn thiếu và chƣa đồng bộ, đặc biệt là thiếu cán bộ lãnh đạo CNTT; cán bộ chuyên trách CNTT ở cấp xã và ở khối trƣờng phổ thông chủ yếu vẫn là kiêm nhiệm, chƣa qua đào tạo chính qui về CNTT, an toàn, an ninh thông tin. Các cơ quan cấp huyện và khối trƣờng phổ thông đều chƣa có giám đốc CNTT.
- Trên địa bàn tỉnh chƣa có một cơ sở chuyên đào tạo CNTT một cách bài bản cả về kỹ thuật và quản lý để có thể đáp ứng nhu cầu về đội ngũ cán bộ trong ứng dụng và phát triển CNTT phục vụ phát triển kinh tế xã hội một cách cân xứng với một tỉnh động lực trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ.
- Cơ sở vật chất của cơ sở có đào tạo chuyên ngành CNTT còn hạn chế, hệ thống trang thiết bị kỹ thuật phục vụ hƣớng dẫn kỹ năng thực hành nghèo nàn, lạc hậu nên phần lớn sinh viên sau khi tốt nghiệp thiếu kỹ năng thực hành, chƣa đáp ứng yêu cầu sử dụng của các cơ quan, đơn vị và doanh nghiệp.
- Về cơ chế chính sách:
+ Chƣa có cơ chế hỗ trợ, ƣu đãi cho cán bộ chuyên trách CNTT nên rất khó khăn trong việc tuyển dụng, lƣu giữ, thu hút nguồn nhân lực chất lƣợng cao vào làm việc trong CQNN tại tỉnh.
+ Chƣa có các chính sách thu hút các doanh nghiệp, tổ chức tham gia đầu tƣ cho hoạt động đào tạo nhân lực chuyên ngành CNTT tại tỉnh.
+ Chƣa có chính sách khuyến khích, hỗ trợ kinh phí đào tạo chuyên ngành CNTT đối với cán bộ, công chức, viên chức giáo dục.
- Chƣa xây dựng quy hoạch nguồn nhân lực CNTT tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, định hƣớng đến năm 2030 để đánh giá thực trạng và thống kê, dự báo nhằm xác định sát đƣợc nhu cầu đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực CNTT nhằm chủ động trong việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT của tỉnh.
- CNTT là lĩnh vực có tốc tộ phát triển nhanh, công nghệ liên tục thay đổi đòi hỏi việc cập nhật, bồi dƣỡng nâng cao kiến thức cho cán bộ công chức nhất là cán bộ chuyên trách CNTT phải đƣợc tiến hành thƣờng xuyên. Tuy nhiên, phần lớn cán bộ công chức cấp xã chƣa đƣợc đào tạo, phổ cập về CNTT; hoạt động đào tạo, tập huấn về các phần mềm nguồn mở thông dụng cho cán bộ, công chức trong các CQNN của tỉnh còn thƣa do đó tỷ lệ đạt thấp so với cả nƣớc.
- Chƣa làm tốt công tác tuyên truyền để nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, tổ chức, cá nhân về vai trò của công tác phát triển nhân lực CNTT trong việc phát triển và ứng dụng CNTT. Do đó nhận thức về phát triển nguồn nhân lực CNTT trong lãnh đạo các đơn vị còn chƣa đồng đều, nhất là đối với các đơn vị cấp huyện, cấp xã.
3.4.3.3. Nguyên nhân
Tỉnh ủy, U ND tỉnh đã quan tâm đến việc phát triển nguồn nhân lực CNTT, có chủ trƣơng phát triển nguồn nhân lực CNTT song còn chậm ban hành chính sách ƣu tiên phát triển nguồn nhân lực CNTT. Chƣa có cơ chế, chính sách thoả đáng để thu hút, giữ chân nguồn nhân lực CNTT có trình độ chuyên môn cao làm việc trong các cơ quan nhà nƣớc nên nhiều cán bộ có chuyên môn cao về CNTT chƣa yên tâm công tác và có ý định chuyển cơ quan khác nếu đƣợc trả thu nhập cao.
Nguồn lực tài chính đầu tƣ cho phát triển nguồn nhân lực CNTT trong các cơ quan nhà nƣớc, trƣờng học dựa vào nguồn ngân sách nhà nƣớc cấp là chủ yếu, nên đầu tƣ cho phát triển nhân lực CNTT còn thấp, nhất là đối với khối các cơ quan cấp xã, và khối trƣờng phổ thông. Có lúc, có nơi đầu tƣ cho
phát triển nhân lực CNTT còn dàn trải, theo phong trào, thiếu định hƣớng trong đầu tƣ và khai thác sử dụng trang thiết bị cho đào tạo nhân lực CNTT.
Xã hội hóa phát triển nguồn nhân lực CNTT còn chậm, chƣa huy động đƣợc tiềm năng to lớn của toàn xã hội cho đào tạo và phát triển nguồn nhân lực CNTT.
Quảng Ninh có điều kiện địa hình phức tạp, nhiều huyện miền núi, hải đảo nên việc đầu tƣ hạ tầng viễn thông khó khăn, nhận thức của ngƣời dân chƣa thay đổi bởi tập quán thói quen làm ảnh hƣởng đến việc đầu tƣ cũng nhƣ ứng dụng CNTT. Do đó gặp khó khăn trong việc phát triển nhân lực CNTT ở những địa bàn này.
Chƣơng 4
MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC