.9 Báo cáo nhân tố ảnh hưởng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng mô hình kế toán quản trị chi phí cho các doanh nghiệp sx, chế biến gỗ trên địa bàn tỉnh bình phước​ (Trang 113 - 115)

Chỉ Tiêu Định mức Thực tế Chênh lệch I .Chi phí NVL x x x 1. Biến động về lượng x x x 2. Biến động về giá x x x 3. Biến động về NVL x x x II.Biến động CPNC x x x 1. Lương cơ bản x x x

2. Các khoản trích theo lương x x x

3. Các khoản phụ cấp x x x

III.Biến động chi phí sxc x x x

1. Lương nhân viên PX x x x

2. CP khấu hao TSCĐ x x x

4.2.4. Phân tích biến động chi phí phục vụ ra quyết định

Khi doanh nghiệp phải phân tích các yếu tố để làm căn cứ ra các quyết định kinh doanh, đó chính là lúc doanh nghiệp phải đứng trước sự lựa chọn một trong nhiều phương sản xuất kinh doanh. Trên thực tế, nếu doanh nghiệp chỉ có một phương án sản xuất kinh doanh thì việc lựa chọn sẽ rất dễ dàng, nhưng khi phải lựa chọn một trong nhiều phương án cùng với điều kiện nguồn lực bị hạn chế nên không thể thực hiện được toàn bộ các phương án nên phải lựa chọn. Như vậy, với nguồn lực hiện có của mình thì chọn phương án nào là có lợi nhất. Để làm được điều này, nhà quản trị cần có các chỉ tiêu để đo lường hiệu quả của từng phương án, sau đó căn cứ vào các điều kiện cụ thể liên quan đến phương án để lựa chọn.

Trong hoạt động doanh nghiệp nói chung, các quyết định doanh nghiệp phải lựa chọn nếu xét về độ dài thời gian thì có những quyết định mang tính ngắn hạn và dài hạn. Tuy nhiên, với doanh nghiệp chế biến gỗ nói riêng và các doanh nghiệp sản xuất nói chung thì các quyết định ngắn hạn là những quyết định nhà quản trị thường gặp nhất bánởi nó diễn ra hàng ngày trong khi các quyết định dài hạn không phải lúc nào cũng xảy ra. Qua khảo sát cho thấy các quyết định nhà quản trị thường gặp, phải lựa chọn đó là:

Quyết định chấp nhận hay từ chối một đơn đặt hàng đặc biệt

Các đơn đặt hàng đặc biệt thường có mức giá thấp hơn so với giá thông thường của doanh nghiệp. Việc quyết định chấp nhận hay từ chối các đơn hàng đặc biệt phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như mục tiêu kinh doanh từng thời kỳ, chiến lược marketing của doanh nghiệp, vị thế của khách hàng trên thị trường,… Tuy nhiên, với góc độ quản trị chi phí, việc lựa chọn chấp nhận hay từ chối đơn hàng phải được so sách trên hai phương : chấp nhận và không chấp nhận. Việc chấp nhận đơn hàng khơng chỉ đơn thuần tính đến việc đơn hàng đó mang lại doanh thu và lợi nhuận là bao nhiêu mà còn phải tính đến lợi ích của đơn hàng mang lại. Thường thì các đơn hàng đặc biệt là các đơn hàng mua buôn với khối lượng lớn. Nếu

chấp nhận bán với khối lượng lớn doanh nghiệp sẽ có nhiều cơ hội hơn trong việc tiếp tục quay vòng vốn để kinh doanh. Bán hàng với hình thức bán bn với số lượng lớn sẽ tạo ra các cơ hội bán thêm hàng cho doanh nghiệp nhằm tăng khối lượng hàng bán, tăng doanh thu, lợi nhuận cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, các đơn hàng đặc biệt thường có giá thấp, vì thế việc so sánh chi phí và lợi nhuận của hai phương án rất quan trọng, nó giúp các nhà quản trị có cái nhìn tổng thể hơn về lợi ích kinh tế của hai phương án để lựa chọn. Đồng thời với việc dự kiến doanh thu tăng thêm do việc chấp nhận đơn hàng đặc biệt, kế tốn cũng phải tính đến các chi phí tăng thêm và ngược lại, cần so sánh cả lỗ của hai phương án vì có thể chấp nhận đơn hàng thì lỗ nhưng lỗ ít vẫn cịn lợi thế hơn lỗ nhiều - trường hợp này thường gắn với doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong tiêu thụ hàng hố.

Có nhiều thông tin cần so sánh giữa hai phương án, các thông tin này phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể, tuy nhiên có thể khái quát việc so sánh hai phương trên bảng 13

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng mô hình kế toán quản trị chi phí cho các doanh nghiệp sx, chế biến gỗ trên địa bàn tỉnh bình phước​ (Trang 113 - 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)