Thực trạng ngành gỗ ở Tỉnh Bình Phước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng mô hình kế toán quản trị chi phí cho các doanh nghiệp sx, chế biến gỗ trên địa bàn tỉnh bình phước​ (Trang 77 - 78)

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU

3.2 KHẢO SÁT, ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ

3.2.1 Thực trạng ngành gỗ ở Tỉnh Bình Phước

Thực trạng ngành chế biến gỗ Bình Phước Trong những năm gần đây, các doanh nghiệp chế biến gỗ tại tỉnh Bình Phước mọc lên như nấm. Có hơn 500 cơ sở được các ngành chức năng cấp giấy phép đăng ký kinh doanh ngành nghề khai thác, chế biến gỗ giai đoạn từ năm 2008 – 2013.

Các cơ sở hình thành là do nguồn nguyên liệu dồi dào từ chương trình chuyển đổi rừng nghèo kiệt sang trồng cao su tại nguồn các tỉnh Đông Nam Bộ và Tây Nguyên. Đến nay, qua rà soát sơ bộ, chỉ còn có hơn 300 cơ sở là thực sự hoạt động, số còn lại chủ yếu đăng ký trên giấy hoặc đã chấm dứt hoạt động. Đa số cơ sở có quy mô nhỏ lẻ, vốn điều lệ đăng ký dưới 10 tỷ đồng.

Thị trường các sản phẩm chế biến từ gỗ rất đa dạng nhưng chủ yếu là 3 loại mặt hàng chính. Đầu tiên là mặt hàng đồ gỗ nội thất. Đây có lẽ là thị trường có đông đảo các hộ gia đình tham gia kinh doanh nhất. Nguyên liệu sử dụng chủ yếu là nguyên liệu nhập từ các tỉnh như Đăk Lăk, Gia Lai, Đăk Nông và cả Campuchia. Nguyên liệu ở đây cũng đa dạng từ gỗ nhóm như Bằng lăng, Cẩm lai, Hương, Gõ đỏ... đến gỗ bình dân hơn như Mít nài, Muồng đen, Dái ngựa... Vì thế các sản phẩm cũng đa dạng không kém. Từ đồ nội thất như giường, tủ, bàn, ghế... đến những bộ Salon đắt tiền hay đơn giản như cặp lục bình, tượng phật quan âm, la h...Tuy nhiên, từ năm 2011 đến nay thực hiện Chỉ thị số 1685 của Thủ tướng Chính phủ tạm dừng chuyển đổi rừng sang trồng cao su (chỉ ưu tiên cho các chương trình cấp đất) nên các cơ sở chế biến đói nguyên liệu và số lượng cơ sở giảm dần.

Thứ hai là mặt hàng gỗ nguyên liệu, v dăm. Đứng đầu trong việc xuất khẩu mặt hàng này là Nhà máy gỗ MDF VRG Dongwha do liên doanh giữa Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam và Tập đoàn Dongwha của Hàn

Quốc. Nhà máy với công suất 1.000 m3/ngày và 300.000 m3/năm. Bên cạnh đó còn có Nhà máy Kim tín MDF với công suất 160.000 m3/năm.

Thứ ba là mặt hàng đồ gỗ xuất khẩu. Đây là thị trường với rất ít doanh nghiệp tham gia được bởi ngoài việc tìm được đối tác tiêu thụ ổn định (chủ yếu là xuất khẩu) thì còn phải có nguồn nguyên liệu ổn định phục vụ cho các đơn hàng lâu dài. Đi đầu trong thị trường này là Nhà máy Chế biến gỗ của Công ty Cổ phần Nguyên Vũ tại Khu Công nghiệp Chơn Thành, huyện Chơn Thành. Bên cạnh đó còn có một số doanh nghiệp như Công ty Cổ phần gỗ Đồng Phú, Nhà máy Chế biến gỗ Thuận An thuộc Công ty Cổ phần Chế biến gỗ Thuận An.

Trong phần nghiên cứu này xin tập trung nghiên cứu về các doanh nghiệp có vốn điều lệ đăng ký dưới 10 tỷ đồng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng mô hình kế toán quản trị chi phí cho các doanh nghiệp sx, chế biến gỗ trên địa bàn tỉnh bình phước​ (Trang 77 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)