Những giá trị văn hóa được phản ánh trong truyện cười

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) văn hóa ứng xử trong truyện cười dân gian người việt (Trang 34 - 37)

6. Kết cấu của luận văn

1.3.3. Những giá trị văn hóa được phản ánh trong truyện cười

Đi sâu nghiên cứu thể loại truyện cười chúng tôi nhận thấy truyện cười có mối quan hệ chặt chẽ, hai chiều với văn hóa. Truyện cười ra đời khi xã hội có sự có sự phân chia giai cấp, lúc này trí tuệ của con người đã phát triển. Mặt khác đây là thời kì mà các giá trị văn hóa đã tồn tại trong cộng đồng và con người đã biết sáng tạo ra cho mình những giá trị văn hóa mới. Do vậy truyện cười ra đời như một tấm gương phản chiếu các giá trị văn hóa đó. Đồng thời thông qua thể loại truyện cười chúng ta cũng thấy được trình độ phát triển văn hóa của con người. Nếu như trong các tác phẩm thần thoại con người chỉ biết nhận biết và giải thích các hiện tượng tự nhiên thông qua các câu chuyện về các vị thần sáng tạo thì đến với thể loại truyện cười chúng ta đã nhận thấy sự tiến bộ vượt bậc. Con người thông minh hơn, họ được học chữ, được tự do lựa chọn người bạn đời, biết ứng xử với những người xung quanh, sống theo tổ chức

làng xã... Đời sống vật chất của họ đã khá hơn, nếu như trong thần thoại con người chỉ biết sử dụng những vật dụng thô sơ bằng đá, gỗ; trang phục được làm bằng vỏ cây, lá cây thì đến giai đoạn khi thể loại truyện cười ra đời dường như các phương tiện sinh hoạt trong đời sống đã được cải tiến. Con người đã biết lấy kim loại rèn ra các vật dụng (dao), quần áo được làm bằng chất liệu lụa, vải. Bữa ăn hàng ngày đã đa dạng thực phẩm có cơm trắng nấu từ gạo, bên cạnh các loại rau, củ thì còn có các loại thịt hữu cơ và con người còn biết nấu rượu…tất cả đều được truyện cười ghi nhận và phản ánh. Bên cạnh đó cũng phải khẳng định vai trò to lớn của văn hóa đối với việc hình thành nên thể loại truyện cười. Những bất công ngang trái, những điều không phù hợp với văn hóa của người Việt đều được truyện cười phản ánh. Như vậy văn hóa và truyện cười có mối quan hệ hữu cơ với nhau không thể tách rời, tạo cơ sở và nền tảng cho nhau cùng phát triển.

Tiểu kết chương 1

Trong chương một của luận văn này, chúng tôi chủ yếu đề cập đến khái niệm về văn hóa và văn hóa ứng xử, khái quát lại khái niệm truyện cười cùng với nội dung và nghệ thuật của thể loại, đồng thời chỉ ra mối quan hệ giữa văn học và văn hóa.

Đến nay có rất nhiều cách hiểu khác nhau về văn hóa và văn hóa ứng xử nhưng chúng tôi đã khái quát lại ở vài điểm. «Văn hóa là kết quả của sự vận động, sáng tạo và tích lũy của con người theo quy luật cái đẹp vì thế phải lựa chọn và thẩm định theo thời gian». «Văn hóa ứng xử» là hệ thống thái độ, hành vi, chuẩn mực ứng xử được thể hiện qua: ngôn ngữ, hành vi, nếp sống, tâm - sinh lí…thông qua các mối quan hệ giữa con người với con người, với tự nhiên, xã hội và với chính mình. Với cách hiểu như vậy sẽ tạo cơ sở tiền đề để nghiên cứu truyện cười dân gian người Việt dưới góc nhìn văn hóa ứng xử.

Bên cạnh đó trong chương một này chúng tôi còn đưa ra những khái niệm khác nhau về truyện cười của các nhà nghiên cứu và cá nhân đưa ra cách

hiểu của riêng mình về thể loại này. Đồng thời chúng tôi cũng đã khái quát một số yếu tố chính về nội dung và nghệ thuật của thể loại, tất cả điều đó góp phần làm rõ nội dung tư tưởng cũng như thành công của tác phẩm.

Cuối cùng xoay quanh mối quan hệ giữa văn học và văn hóa chúng tôi nhận thấy văn học và văn hóa có mối quan hệ song hành, tác động qua lại với nhau, đồng thời qua đó thấy được những giá trị văn hóa thể hiện trong truyện cười. Trên cơ sở hiểu được mối quan hệ giữa văn học và văn hóa chúng tôi sẽ có cơ sở kiến thức để nghiên cứu những chương tiếp theo của luận văn.

Chương 2

VĂN HÓA ỨNG XỬ TRONG TRUYỆN CƯỜI DÂN GIAN CỦA NGƯỜI VIỆT TRÊN PHƯƠNG DIỆN NỘI DUNG

Văn hóa là kết tinh của tinh hoa dân tộc, là sản phẩm sáng tạo của loài người. Đặt trong bối cảnh của một đất nước nông nghiệp như Việt Nam thì nét văn hóa đó càng được thể hiện tài tình và khéo léo. Văn hóa ứng xử của người Việt được thể hiện sâu sắc thông qua mối quan hệ trong gia đình, ngoài xã hội và đặc biệt với chính bản thân mình. Thông qua thể loại truyện cười chúng ta sẽ thấy rõ điều này mà trước hết là trên phương diện nội dung.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) văn hóa ứng xử trong truyện cười dân gian người việt (Trang 34 - 37)