Văn hóa ứng xử thể hiện trong các mối quan hệ xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) văn hóa ứng xử trong truyện cười dân gian người việt (Trang 52 - 64)

6. Kết cấu của luận văn

2.2. Văn hóa ứng xử thể hiện trong các mối quan hệ xã hội

* Văn hóa ứng xử trong mối quan hệ giữa chủ và tớ

Bảng 2.3. Bảng thống kê các tác phẩm phản ánh mối quan hệ giữa chủ và tớ trong truyện cười dân gian người Việt

Mối quan hệ Số lượng (tác phẩm) Tỉ lệ (%)

Chủ và tớ 25 3,95

Tổng 633 100

Xuất phát từ văn hóa gốc nông nghiệp, ngày xưa ở Việt Nam cư dân chủ yếu sống bằng nghề trồng lúa nước do vậy đòi hỏi rất nhiều nhân lực tham gia sản xuất. Mặt khác, những gia đình nghèo túng không có ruộng đất phải kiếm sống bằng nhiều cách trong đó có nghề đi ở thuê giúp việc cho nhà giàu. Xuất phát từ những nguyên nhân trên mà mối quan hệ chủ tớ được xác lập. Những câu chuyện cười được chúng tôi thống kê trên đây sẽ phản ánh phần nào quan hệ ứng xử giữa những người làm chủ và những người đi ở. Đầu tiên nói đến câu chuyện Vắt cổ chày ra nước để nói tới việc những người là chủ thường

bóc lột sức lao động, thường đối đãi xử tệ với những người đi ở, hành hạ người ở không thương tiếc như ông chủ trong Sang cả mình con. Cũng chính vì bị

đối xử tệ bạc mà những kẻ đi ở thường có thái độ phản kháng lại các ông chủ của mình như chàng trai ở tác phẩm Không ăn cơm ông thì ăn cơm ai. Phản kháng chưa đủ nhiều kẻ đi ở còn có thái độ trả thù lợi dụng nhà chủ lúc sơ hở để nhằm gây thiệt hại của cải của nhà chủ cụ thể qua Tôi chẳng ngu đâu, Đắp

chăn để đòi tiền công hay Coi tao đây nè... Nếu như những ông, bà chủ đối xử tệ hại với người đi ở thì buộc họ phải phản kháng đấu tranh để chống lại, đòi quyền lợi cho mình nhưng không phải nhà chủ nào cũng có dã tâm bóc lột người đi làm thuê. Đầy tớ không ăn tiền mướn phản ánh thực trạng những kẻ đi ở khi bị nhà chủ sai đi làm việc thì lấy đủ các lí do chống lại nhưng hễ khi được trả công thì chỉ biết nhận phần lợi về mình tương tự mô típ này là Nào ngờ vẫn chưa chết để chỉ những anh đầy tớ thừa cơ hội nhà chủ đi vắng để

làm thiệt hại của cải của nhà chủ. Bên cạnh đó, việc cắt đặt người làm cho phù hợp với công việc là điều vô cùng quan trọng nếu không sẽ xảy ra thiệt hại về

người và của giống như ba nhân vật người đi ở trong Xin đa tạ ông chủ khiến mang đến cho người đọc những tiếng cười giòn giã như câu chuyện Tuần tự nhi tiến, Nói có đầu có đuôi... Tóm lại, thông qua những truyện cười nói về

mối quan hệ chủ tớ chúng tôi nhận thấy trong mối quan hệ này những người làm chủ và người đầy tớ phải biết ứng xử phù hợp, là chủ thì không nên cậy quyền mà đối xử tệ, bóc lột, hành hạ những người đi ở; còn những người đi ở cũng nên có thái độ tôn trọng giúp việc tận tình có lương tâm với chủ nhà. Qua những câu chuyện liên quan đến mối quan hệ chủ - tớ muốn phản ánh thực trạng bóc lột, ức hiếp trong ứng xử ở xã hội xưa.

*Văn hóa ứng xử trong mối quan hệ bạn bè

Con người tồn tại với nhiều mối quan hệ khác nhau bên cạnh những người thân yêu là những người bạn. Nghiên cứu về mối quan hệ bạn bè chúng tôi có bảng thống kê sau:

Bảng 2.4. Bảng thống kê các tác phẩm thể hiện mối quan hệ bạn bè trong truyện cười dân gian người Việt

Mối quan hệ Số lượng (câu chuyện) Tỉ lệ (%)

Bạn bè 36 5,69

Tổng 633 100

Người Việt có câu: “Miếng trầu là đầu câu chuyện” mỗi khi bạn đến chơi nhà thì việc làm đầu tiên là rót nước pha trà, mời bạn xơi miếng trầu để bắt đầu cuộc nói chuyện giống như hai nhân vật trong câu chuyện Tôi ngậm nên nó hơi bị giập ra. Song cũng phê phán thái độ keo kiệt bủn xỉn của nhân vật chủ

trong tác phẩm khi có khách đến chơi nhà. Bạn bè thường hay sang nhà nhau chơi để tạo sự thân mật gần gũi chính vì vậy những buổi thết đãi mời bạn ở lại nhà xơi cơm là điều không thể không xảy ra. Tuy nhiên, còn nhiều kẻ có tính hà tiện nên dứt khoát không chịu đãi bạn hoặc có làm cơm thì qua loa cho có lệ như Gà có bảy đức, Dài tới rá xôi, Giờ mới chịu thò đầu ra I, II... Ngược

mà ở lại nhà bạn chơi, tuy vậy chủ nhà thiếu nhiệt tình, thiện chí khi giữ khách lại, Đã được cho ăn đủ rồi, Dài tới rá xôi... muốn phản ánh vấn đề này. Có ớt

tươi thì tôi ăn vậy, Bưởi to bằng cái nồi... đả kích những kẻ lợi dụng sự chân

thành của bạn bè để mang lợi cho bản thân, thậm chí có những trường hợp còn lợi dụng sự tin tưởng của bạn bè để lừa dối qua câu chuyện Vẽ mặt khi vay tiền. Trong các mối quan hệ bạn bè thì mối quan hệ bạn bè đồng học là mối

quan hệ thường gặp, giữa những người cùng lứa tuổi được dạy dỗ dưới một mái trường luôn có sự ganh đua nhau do vậy mới có tác phẩm Ăn theo bằng trắc. Mối quan hệ bạn bè khi bạn có công việc lớn cần tổ chức thì kẻ làm bạn thường tới giúp bạn mình nhưng truyện cười Đi hồ muốn phê phán những người bạn

chưa có thiện chí khi giúp bạn mình. Đồng thời tác giả dân gian cũng phê phán những người đã là bạn bè của nhau nhưng nhiều lúc còn chưa tin tưởng bạn mình giống như nhân vật trong Có nhẽ đâu thế. Chính vì bạn bè chơi với nhau thiếu sự chân thành nên Chữ “chó thui”, Tưởng là không phải, Vô ý nuốt cả

chén nên chết hóc, Cưỡi ngỗng mà về, Ăn vụng ở trong, Da mặt ai dày hơn, Coi đầu mua mũ, Trót có nuốt mấy hột... muốn đả kích thái độ ăn

miếng trả miếng của những kẻ làm bạn của nhau. Như vậy, qua khảo sát chúng tôi nhận thấy xung quanh mối quan hệ bạn bè có rất nhiều vấn đề nảy sinh đòi hỏi con người cần phải có ứng xử hài hòa. Nếu là bạn bè nên đối xử chân thành và cần có sự tin tưởng lẫn nhau song cũng đừng vì lợi dụng sự tin tưởng của bạn bè mà lừa dối bạn. Khi đã là bạn cũng không nên tính toán thiệt hơn quá vì điều đó vô tình làm mất đi sự vô tư trong tình bạn.

*Văn hóa ứng xử trong mối quan hệ giữa giới chức sắc, quan lại và dân

Để giữ vững ổn định của đất nước cũng như phát triển kinh tế thì buộc phải có một bộ phận người đứng lên cai quản lãnh đạo nhân dân. Đặt vào bối cảnh xã hội Việt Nam lúc bấy giờ ở nông thôn Việt Nam trật tự xã hội được tổ chức theo đơn vị hành chính: thôn và xã. Về mặt hành chính làng được gọi là xã (đôi khi một xã cũng có thể có vài làng), xóm được gọi là thôn (đôi khi một

thôn có thể có vài xóm). Trong xã phân biệt dân chính cư và dân ngụ cư, dân chính cư là dân gốc ở làng, còn dân ngụ cư là dân từ nơi khác đến trú ngụ. Dân chính cư trong xã chia ra làm năm hạng trong đó hạng cao nhất là chức sắc gồm những người đỗ đạt hoặc có phẩm hàm, tiếp đó là chức dịch gồm những người đang làm việc trong xã. Bộ phận chức sắc và chức dịch sẽ tạo thành một bộ phận gọi là quan viên hàng xã, bộ phận này sẽ trực tiếp làm việc, tiếp xúc với dân do vậy mà đã hình thành nên mối quan hệ giữa giới chức sắc, quan lại và dân. Đề cập tới mối quan hệ này chúng tôi có bảng thống kê sau:

Bảng 2.5. Bảng thống kê các tác phẩm phản ánh mối quan hệ giữa giới chức sắc, quan lại và dân trong truyện cười dân gian người Việt

Mối quan hệ Số lượng (tác phẩm) Tỉ lệ (%)

Chức sắc, quan lại và dân 65 10,27

Tổng 633 100

Truyện cười đề cập tới vấn đề đó là tham ăn hành động này thể hiện qua câu chuyện nhận đút lót của dân. Nhưng nó phải bằng hai mày đề cập đến

một viên lí trưởng nhận đút lót của dân nên khi xử kiện đã thiếu công bằng qua câu nói “mày phải nhưng nó phải bằng hai mày” để cho thấy viên quan này tham lam đến mức hồ đồ xử thiếu công bằng vì đã là lẽ phải thì không có cái phải nào hơn cái phải nào. Phản ánh vấn đề tham ăn thì Khịt khịt, thèm thịt với xôi đã phê phán một ông lí ham mê sắc đẹp bị vợ bắt được phải bỏ chốn

nhà cửa vào miếu hoang và vì đói bụng quá mà ăn những thứ dân cúng tại miếu nên bị đau bụng. Hành động này cho thấy được sự xấu xa của một vị chức sắc làm quan phụ mẫu nhưng không liêm chính, đứng đắn. Nhiều ông quan còn có bản chất tham lam giống như câu chuyện Quan lớn mua vàng, Cứ bảo tuổi sửu có được không, Ăn chia... Bên cạnh việc phê phán những ông quan tham

lam tác phẩm còn phê phán những vị quan kém cỏi về năng lực lãnh đạo quản lí đã vậy lại có tính khoe khoang, xu phụ quyền thế thông qua Đội làm sao cho

hết, Sợ không dám đánh cái da trâu... Không chỉ có vậy, thói dâm ô cũng là

vấn đề mà truyện cười đề cập đến, nhiều kẻ cậy quyền dựa vào uy của bản thân mà ức hiếp dân chúng đặc biệt là những người phụ nữ khi không có chồng hoặc chồng đi vắng qua Giống giọng cái anh dạo nọ, Sao không nộp thuế cho quan...chúng ta sẽ nhận ra điều này. Liên quan đến giới quan lại truyện cười

còn đề cập đến vấn đề mê gái, sợ vợ. Món quà lúc rạng đông, Diệu kế, Đưa quân đi tập, Làm quan mà tai mỏng...cho ta thấy bình thường các ông quan

uy phong lẫm liệt nhưng cũng không thoát khỏi bản chất của những con người bình thường có ham sắc và cũng sợ vợ. Làm quan phụ mẫu đôi khi cũng khó tránh khỏi những điều thị phi tai tiếng điều này được đề cập trong Có con giun

đất, Rắm của con, Liêm với trinh...Như vậy, thông qua những câu chuyện

liên quan đến mối quan hệ giữa giới quan lại, chức sắc và dân, chúng ta cần phê phán đấu tranh chống lại những vị quan tham lam, không liêm chính và có thái độ ức hiếp nhân dân. Đồng thời qua đây cũng phê phán thái độ ứng xử gay gắt của nhân dân với các vị quan. Đây là mối quan hệ bất hòa khó dung hợp cần phải thay đổi.

*Văn hóa ứng xử trong mối quan hệ giữa sư sãi, thầy cúng, thầy bói, thầy pháp, thầy địa lí và dân

Đời sống kinh tế kém phát triển, khó khăn bệnh tật ngày một nhiều và ngày càng có nhiều căn bệnh quái ác mà thời điểm đó y học chưa thể giải thích được. Cuộc sống với nhiều bất ổn, rủi ro đặc biệt là khủng hoảng niềm tin... nên nhiều người phải tìm đến những kiến giải tâm linh hoang đường do vậy mà xã hội đã ra đời những loại thầy chuyên hành nghề tâm linh như: thầy cúng, thầy bói, thầy pháp, thầy địa lí, sư sãi. Những thành phần này có mối quan hệ chặt chẽ và tồn tại được là nhờ sự sùng bái của những người dân, liên quan đến mối quan hệ giữa sư sãi, thầy cúng, thầy bói, thầy pháp, thầy địa lí và dân, đề cập đến mối quan hệ này chúng tôi có bảng thống kê sau:

Bảng 2.6. Bảng thống kê các tác phẩm thể hiện mối quan hệ giữa sư sãi, thầy cúng, thầy bói, thầy pháp, thầy địa lí và dân trong truyện cười dân

gian người Việt

Mối quan hệ Số lượng

(tác phẩm) Tỉ lệ (%)

Sư sãi, thầy cúng, thầy bói, thầy

pháp, thầy địa lí và dân 56 8,85

Tổng 633 100

Như chúng ta đã biết Đạo phật có ảnh hưởng sâu rộng đến đời sống tinh thần của xã hội phương Đông trong đó có Việt Nam. Xuất phát từ Ấn Độ, phật giáo ra đời để nhằm chống lại chế độ chủng tính Varna của Bà la môn giáo đã tạo ra muôn vàn tội ác và sự bất công trong xã hội. Phật giáo đã xây dựng cho mình một thế giới quan và một nhân sinh quan khá hệ thống và hoàn chỉnh. Khi vào nước ta, Đạo phật được nhiều người hưởng ứng vì nó truyền bá tư tưởng từ bi bác ái, chúng sinh bình đẳng và phi bạo lực, người ta theo phật là về với đường ngay nẻo thiện thể hiện niềm khát khao được cứu vớt qua những tai nạn khổ đau. Xuất phát từ điều này mà đã sinh ra một bộ phận người được gọi là các thiền sư, đây là những người am hiểu giáo lý nhà phật có vai trò giúp đỡ các con dân đi và làm theo đúng giáo lý nhà phật. Như ta đã biết khổ và con đường cứu khổ là một trong những nội dung cơ bản của giáo lý nhà phật, nội dung này được thể hiện qua tứ diệu đế mà Đức phật đã ngộ đạo được ở dưới gốc cây thiêng đó là: khổ đế, tập đế, diệt đế và đạo đế. Trong nội dung tập đế có đề cập tới vấn đề: những hành động tạo ra nghiệp của con người đó là thân nghiệp, khẩu nghiệp và ý nghiệp gọi chung là Tam nghiệp. Giáo lý phật giáo có chỉ ra một số việc ác do Tam nghiệp tạo nên đó là: sát sinh, trộm cướp, tà dâm, nói dối, vu cáo, tham lam, giận dữ, si mê…Như vậy, do mê hoặc tối tăm mà sinh ra Nghiệp vì tạo Nghiệp nên phải chịu Quả khổ, khi nào còn tham dục thì còn Hành còn Nghiệp và còn Quả. Có thể thấy nếu những ai được nhân dân gọi

với danh từ nhà sư thì dường như đều nắm rõ những giáo lý này. Bên cạnh những bậc thiền sư đức độ, tinh thông giáo lý, giàu lòng nhân hậu thì còn tồn tại một số người mang danh nghĩa là sư để mưu lợi cá nhân hoặc khi đã là những nhà sư đi theo con đường thiện còn chưa thực sự thoát tục. Nhằm phản ánh điều này truyện cười đã nêu ra những câu chuyện nhằm bóc trần bản chất thực của những kẻ làm nghề tu hành song còn chưa đạt tới chân tu. Thân thoát tục mà hồn đòi nhập thế đó là những kiểu tu hành giả hiệu. Câu chuyện Đậu phụ cắn muốn nói tới một nhà sư xơi thịt cầy vụng ở trong phòng và bị một

chú tiểu biết được vì muốn che giấu đi hành động này mà nhà sư nói dối là đang ăn đậu phụ và ở đây nhà sư đã phạm vào tội sát sinh và tham lam vì tham ăn nên mới chốn trong phòng ăn một mình và bị chú tiểu phát hiện. Tương tự thì phải kể đến Có gói gì thế, Sát sinh tội nặng lắm, Vạch cái mặt lừa đảo,

Lá húng lá húng…Từ hành động tham dục mà dẫn đến việc phạm vào giáo lí

diệt đế. Không phải tôi đâu, Vạch cái mặt lừa đảo… muốn đả kích những người trong khi đang hành đạo còn chưa chuyên tu. Si mê, tà dâm cũng là hai việc ác mà phật giáo muốn khuyên răn con người nên loại bỏ chính vì vậy ra đời Bá ngọ mày đánh chảy máu đầu ông rồi, Bệnh tình, Chỉ có một thằng trọc, Sư tre đè sư mít, Cả hai cùng ù chạy, Nam mô boong… nhằm phê

phán những người hành thiện mà chưa từ bỏ được cái ác trong người. Không chỉ vậy nhiều nhà sư còn có những hành động kì quặc, ngộ nghĩnh khiến cho nhiều người phải cười chê chẳng hạn như ông sư trong truyện cười Nam mô boong, Ba con chiền chiện vì quá giận dữ mà đã vạch cả chỗ kín cho các bà

phụ nữ xem tương tự thì là Hên quá mình chưa nói, Bần tăng chưa ngán ai bao giờ, Con cua quắp miệng ông sư I,II… để chỉ những ông sư không chịu

khó tu hành hoặc tu hành còn chưa đến nơi đến chốn để hỏng đường tu. Tóm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) văn hóa ứng xử trong truyện cười dân gian người việt (Trang 52 - 64)