Văn hóa ứng xử thể hiện trong mối quan hệ với bản thân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) văn hóa ứng xử trong truyện cười dân gian người việt (Trang 64 - 76)

6. Kết cấu của luận văn

2.3. Văn hóa ứng xử thể hiện trong mối quan hệ với bản thân

Con người vừa là chủ thể vừa là sản phẩm của lịch sử không có giới tự nhiên, không có lịch sử thì không thể có con người do vậy bên cạnh con người tự nhiên là con người xã hội. Do bản thân của mỗi cá nhân luôn mang trong mình hai phần người tự nhiên và xã hội nên trong mỗi cá nhân không thể tránh những thói tật, cái xấu thuộc tính cách, tâm lí. Vậy con người có thái độ như thế nào trước những hành vi, thói quen xấu đó? Đề cập đến mối quan hệ này chúng tôi có bảng thống kê sau:

Bảng 2.8. Bảng thống kê các tác phẩm thể hiện mối quan hệ với bản thân mình trong truyện cười dân gian người Việt

Mối quan hệ Số lượng (tác phẩm) Tỉ lệ (%)

Bản thân 190 30,02

Tổng 633 100

* Những thói hư tật xấu và những hiện tượng tiêu cực

Con người là sản phẩm của xã hội do vậy nghiên cứu về bản thân mỗi con người tác giả dân gian đã chỉ ra những thói tật xấu và những hiện tượng tiêu cực mà con người hay mắc phải. Xuất phát từ tư duy nông nghiệp trồng lúa, Việt Nam luôn gắn với cái ăn, đói kém mất mùa khiến người dân ta luôn lo lắng. Chính vì vậy vấn đề ăn uống đã trở thành đối tượng tư duy của người dân Việt Nam mỗi khi đề cập tới con người cá nhân hay tập thể. Liên quan đến cái ăn là thói tham ăn của con người, câu chuyện Chống ra, chống vô

muốn phê phán anh chồng vì quá tham ăn mà quên mất tình nghĩa vợ chồng tranh ăn của vợ tương tự thì có Thì mời cả làng nữa à… hay Trẻ lo chi ăn, Ăn thịt mỡ dễ đẻ thì cười về người làm ông cũng vì tham ăn mà quên để phần

thức ăn cho đứa cháu, chuyện ông bố chồng vì mải nhậu mà ăn hết phần thịt của cô con dâu đang trong thời kì thai nghén … Việc gì phải để phần cho nó,

Chả có con nào nhỏ cả… cho thấy người cha vì tham ăn mà quên mất phần

cho con, rồi vì tham ăn mà đôi vợ chồng trong Đã gỡ hết thịt hai bên má rơi

vào tội bất hiếu với cha mẹ… Đề cập tới chuyện ăn uống có các tác phẩm kể về những kẻ thèm đi ăn cỗ như câu chuyện Tham ăn mắc cỡ, Có mang bát đũa theo đây, Vác tấm phên ra… qua đây muốn phê phán những nhân vật tham ăn

nên đã có những hành động không cần biết hay để ý những người xung quanh, vì tham ăn mà họ không cần quan tâm đến người khác nghĩ gì về mình mà chỉ cần thấy lợi cho bản thân là được, điều này bộc lộ tính cố chấp của các nhân vật và không phù hợp với lối sống trọng tình của người Việt.

Không chỉ tham ăn nhiều truyện cười còn đề cập tới tật xấu hay ăn vụng của con người đó là tật hay ăn quà. Chẳng hạn Trứng ngót chê cô con dâu ăn vụng trứng, rồi chị vợ ăn vụng chồng con trong Chốn dinh đây này hay người

đàn bà ở chuyện Oan lắm hay sao mà khóc, ông chồng trong Cha đẻ ra trứng, cả đôi vợ chồng ăn vụng nhau qua Mưa ướt bụi tre nấu chè không ngọt…Tất cả những cá nhân trong các tác phẩm trên đều có chung một thói

quen xấu là ăn vụng và bị người thân xung quanh bắt gặp. Hành động ăn vụng khiến cho người khác nhìn vào mình không được đẹp mắt, bản thân người ăn vụng sẽ trông nhếch nhác, khổ cực như lúc nào cũng thèm khát ăn uống. Điều này trái ngược với quan niệm Nho giáo, khi du nhập vào nước ta thì học thuyết này có ảnh hưởng sâu rộng tới mọi vấn đề và tới chuyện ăn uống thì Nho giáo cũng quan niệm “miếng ăn là miếng nhục” nên người Việt rất để ý đến cách ăn uống của mỗi cá nhân.

Nếu tham ăn là một tật xấu của con người thì nghiện ngập, say rượu cũng là một thói quen không tốt. Đề cập tới nghiện thuốc phải kể đến Có bán thuốc lào không hử nói tới ông lão lên cơn thèm thuốc quá mà thiếu tỉnh táo, hay anh

chàng nghiện thuốc phiện trong Đã lủm mắm tôm ở đâu. Không chỉ nghiện

thuốc mà con người còn có thói xấu là nghiện rượu giống như anh chàng ở truyện cười Nói sao cũng được, Uống say bí tỉ cũng chết, Thế có đen không…uống nhiều rượu ắt sẽ say câu chuyện Bác cứ mời đi cho thấy bộ dạng

nhếch nhác đến đáng cười của nhân vật say, tương tự thì có Đừng rót nữa

người thông gia say quá quên luôn đường về, hay ông bố vợ say rượu dẫn đến làm mất thể diện với con rể trong Bất lịch sự thế…Nếu như tham ăn sẽ làm

mất đi hình ảnh của mình trong mắt mọi người thì nghiện ngập cũng làm cho chúng ta trở nên xấu xí, khi say khi nghiện chúng ta sẽ không kiểm soát được hành động của mình và lúc đó chúng ta sẽ có những ứng xử lệch chuẩn không phù hợp với bản thân.

Mê dâm cũng là thói đáng lên án, Úm ba la ba ta cùng khỏi phản ánh

rốt cuộc thì cả thầy pháp cũng mắc thói này luôn. Ở đây tác giả muốn cười chê những con người chưa biết yêu quý bản thân chìm đắm trong nhục dục để đến những hành động thái quá u mê, thiếu chừng mực.

Thông qua câu chuyện Lợn cưới áo mới muốn cười về một anh chàng không biết lấy lí do gì để khoe chiếc áo mới mà phải đứng hóng ở cửa chờ ai đó đi qua để có cơ hội khoe, hay Đôi giày mới nhằm chê cười một ông cụ đã có

tuổi song vẫn thích được vợ khen… tương tự để nói tới thói xấu hay khoe khoang thì còn có rất nhiều tác phẩm như: Chỉ tiêu những chữ lẻ, Vậy mà tôi

tưởng là anh…Qua đây muốn khuyên con người đối với bản thân mình chúng

ta phải biết khiêm tốn.

Hiếu thắng cũng là thói xấu đáng lên án qua Đứng nghênh tiếp nhau, Chuyện mới chửi nhau một tí mà đã lòi ruột…muốn cho thấy nếu không biết

kiềm chế sự nóng nảy, ngang ngạnh, không nhường nhịn người khác chút nào thì sẽ khiến cho các mối quan hệ tan vỡ.

Nhiều kẻ thích học làm sang cũng là vấn đề mà truyện cười muốn phản ánh thông qua Chó nhà ông nó dữ quá muốn cho thấy người đàn ông trong

nhà chẳng có gì nhưng muốn sang trọng với bạn bè mà để lộ ra cái sơ hở chỉ vì một con chó để cuối cùng lộ ra sự giả dối…

Mê chơi là một hành động cần từ bỏ bởi nếu ai cũng ham mê mải chơi không chịu làm ăn thì kinh tế sẽ tụt lùi kéo theo các tệ nạn nảy sinh, bỏ bê trách nhiệm với gia đình... Giờ phút sống chết muốn nói đến một anh chàng mải chơi đánh cờ mà quên đi trách nhiệm với con cái, hay câu chuyện Sao không ghểnh

sĩ để nói về những người đàn ông ham mê đánh cờ dẫn đến thua bạc, thua tiền…

Nếu như mê chơi là thói xấu thì lười biếng là bạn đồng hành của nhau. Liên quan đến thói lười biếng phải kể đến Chỉ dùng gối để ném đã cười về anh chàng vì quá lười mà chỉ còn duy nhất chiếc gối bên mình hay Xem dở buổi hát nhằm cho thấy những anh chàng lười lao động đến mức không biết giờ

sung rụng, Còn mười năm nữa ai nuôi…ám chỉ những kẻ lười lao động, sống

ỷ lại người khác…

Dân ta lâu nay luôn thực hành tiết kiệm nhưng nhiều kẻ vì lo dành dụm chắt bóp tiền bạc mà lâu dần dẫn đến thói hà tiện, keo kiệt. Thông qua Bỏ vạc

nước sôi cũng được cho thấy một ông hà tiện đến chết vẫn không bỏ được thói

quen xấu này tương tự thì có Thà chết còn hơn, Thỉnh sao được, May không

đi giày…

Kiến thức là vô tận và sự hiểu biết của con người thì chỉ trong giới hạn. Bàn về sự kém cỏi của con người về kiến thức và kinh nghiệm phải nói tới Có

thế mà cũng không biết, Biết chữ thì đã không cần mua kính hay Chỉ tại cái gương…qua những truyện cười này muốn phản ánh những kẻ thiếu kiến thức cơ

bản đến đáng cười. Hay làm bất cứ một công việc gì thì cũng cần phải có chuyên môn câu chuyện Đầu còn con quá, Thầy quên mặt nhà con rồi hay sao…để

chỉ những người non yếu thiếu kiến thức trong nghề, tương tự như vậy để nói đến những đối tượng kém cỏi trong ứng xử thì có Đã nói là đi vắng…

Gàn dở, ngốc nghếch cũng là điều nên thay đổi, Không phải lợn sề, Ngủ

với ông xã… muốn phê phán những đứa trẻ ngốc nghếch hay Mặc váy nha, Vì nóng nó rụt cổ vào…cho thấy những người đàn bà ngốc nghếch và tương tự

những người đàn ông ngốc nghếch chúng ta có Chèo thuyền cả ngày, Vợ đẻ…bên cạnh những cá nhân thì vẫn còn nhiều đối tượng kém thông minh cụ

thể qua Tam đại gàn, Cả nhà ngốc, Tao mà ra được thì mày sẽ chết đòn…muốn nói tới những nhóm người, một tập thể ngốc nghếch…

Hoang tưởng, mê tín là những thói mê muội chúng ta nên tống tiễn. Để phê phán những thói xấu này thì tác phẩm Ước ăn dồi chó muốn khẳng định

nếu không chịu khó lao động mà chỉ mong những cái tốt đẹp đến với mình thì đó là điều không bao giờ có thật ngược lại còn đem đến tai họa. Tương tự thì có rất nhiều câu chuyện khác như: Ước đẹp như tiên nga…Hoặc vì mê tín quá

việc người đàn ông này làm việc gì cũng xem ngày đến khi gia đình bị tai nạn mà ông ta vẫn chưa chịu tỉnh…

Xã hội càng phát triển thì sinh ra càng nhiều những con người với những thói tật khác nhau và nói khoác giống như anh chồng ở tác phẩm Con rắn vuông thì quả đáng lên án hay như Nói láo như bò, Nói khoác bậc thầy…qua

đây chúng ta nhận thấy nếu ai cũng nói khoác thì chúng ta sẽ biết tin vào điều gì. Nói khoác nhiều khi sẽ dẫn đến những hậu quả khiến đánh mất niềm tin của những người xung quanh đối với mình, khi đó chúng ta không còn được mọi người tin tưởng và làm việc gì cũng sẽ gặp khó khăn.

Đôi khi vì không muốn bị mất thể diện mà con người ta sinh ra tật khách khí, câu chuyện Chó ăn cháo muốn kể về một vị khách vì sợ bạn biết gia cảnh của mình còn nghèo khó mà nói dối là đã ăn uống trước khi vào nhà bạn. Nhưng vì bạn mời nhiều lần quá nên nể bạn mà ở lại uống rượu trong khi chỉ lót dạ bằng bát cháo loãng trước đó mà anh chàng này bị say rượu và bị nôn thốc tháo, cuối cùng để lộ ra sự thật là mình đã nói dối. Tương tự như vậy thì có Về mau kẻo hết củ to, Con thương cái ô quá…khách khí sẽ sinh ra nói dối nhiều khi khiến cho mối quan hệ giữa con người với con người trở nên xa lạ.

Văn minh, lịch sự là điều mà con người hiện đại nên hướng tới do đó tránh nói tục cũng là điều nên làm. Thông qua Ông không có mồm muốn phản ánh một người đàn ông có tuổi còn nói những lời tục tĩu trước mặt con trẻ. Hay

Thày cũng nổi khùng muốn nói tới một thày đồ vốn được coi là tấm gương

mẫu mực trong mắt mọi người mà khi tức giận cũng không kìm được cảm xúc nói ra những lời tục tĩu…tương tự thì ta có những tác phẩm như Đã bảo nhưng

chúng đéo nghe ạ, Đít gà đây này…nói tục sẽ khiến cho những người xung

quanh cảm thấy khó chịu và hơn hết còn làm mất đi hình ảnh đẹp của bản thân trong mắt mọi người nên mỗi chúng ta cần tránh.

Nói gở, đặt điều, tán gẫu là những thói xấu mà chúng ta hay bắt gặp. Truyện cười Miệng quen nói gở để chỉ một anh chàng có tật hay nói gở do

vậy nhiều khi vô tình đem đến sự khó chịu cho người bị nói…Còn nói về tật đặt điều thì phải kể đến Tội hay nói dại muốn cười những kẻ hay thêu dệt nên sự thật, những chuyện không có thì nói là có còn những chuyện có thật thì nói là không có và làm như vậy sẽ gây oan ức cho người bị đặt điều. Tán gẫu cũng là thói quen nên thay đổi, Nói đến sáng nhằm kể về một người đàn ông có thói đến nhà bạn chơi thường ngồi lại nói chuyện rất lâu khiến cho người được nói chuyện cùng cảm thấy mất thời gian vào việc đó, tán gẫu sẽ khiến lãng phí thời gian đôi khi bỏ bê công việc do vậy chúng ta nên thay đổi thói quen xấu này.

Con người đôi khi hay có thói quen bắt chước nhau, câu chuyện Thơ vịnh con chó muốn cười một anh chàng học theo bạn một cách dập khuôn máy

móc dẫn đến hậu quả là bị đòn roi, tương tự có Tướng công kị bà lão, Tả hữu bình bình…nếu học tập nhau mà không có sự chọn lọc và sáng tạo thì chắc

chắn sẽ gây ra những hậu quả nặng nề.

Để lấy lòng người khác mà nhiều người có thói quen nịnh bợ, tác phẩm

Cọp đành quay lại để nói đến một anh chàng có thói nịnh bợ ngay cả khi vào

cửa quan thì vẫn không bỏ được thói quen ấy nên đã bị quan lớn khiển trách. Tương tự thì là Thối quá, thối thật; Con vịt hay chân…thói quen này khiến

cho những ai ban đầu nghe sẽ nhận ra được sự thiếu chân thật trong lời nói và có cảm giác khó chịu.

Lừa đảo, trí trá, trộm cắp là những thói quen mà bị rất nhiều người lên án. Tại sao lại như vậy? thông qua tác phẩm Khuyến giáo giả muốn bóc trần bản

chất của một kẻ mang danh nghĩa đi khuyên giáo để thu lợi cho cá nhân. Tương tự để bóc trần sự lừa đảo, không trung thực trong cuộc sống thì có Mua mười lạng, Bà đa ra cống…Nếu lừa đảo, trí trá là thói xấu thì trộm cắp cũng xấu

không kém phần, lí do có thể giải thích là vì do lười lao động chỉ muốn hưởng thụ thành quả từ người khác và điều này được phản ánh qua các câu chuyện như

Ăn bớt cũng là ăn trộm ăn cướp, Ăn trộm thật thà…

Có thể thấy thông qua 190 câu chuyện chúng ta nhận ra một điều, con người sinh ra không ai là hoàn hảo, ở mỗi người luôn tồn tại những thói tật xấu

cần nên loại bỏ chẳng hạn như: thói tham ăn, nghiện ngập, mê dâm; khoe khoang, háu thắng, học làm sang; mê chơi, lười biếng, keo kiệt; kém cỏi, gàn dở, ngốc nghếch; khách khí, hoang tưởng, nói khoác; nói tục, đặt điều, bắt chước; nịnh bợ, lừa đảo, trộm cắp…nhận ra được những thói quen xấu đó và thay đổi chúng đòi hỏi mỗi con người phải có bản lĩnh vững vàng.

*Thái độ đối với những hành vi, thói quen xấu

Trong cuộc sống hàng ngày sẽ có những lúc chúng ta gặp những khó khăn, trở ngại rất khó giải quyết. Nhưng nếu trang bị cho mình những cách ứng xử khôn ngoan và khéo léo thì con người hoàn toàn có thể tự tin rằng những khó khăn đó sẽ được giải quyết triệt để. Đặt trong mối quan hệ với bản thân mình, các tác giả dân gian đã chỉ ra con người có rất nhiều thói hư, tật xấu. Vậy với mỗi hành vi, thói quen xấu đó chúng ta cần phải làm gì và ứng xử ra sao?

Đầu tiên cần nhận thấy đã là thói quen xấu thì chúng ta cần phải từ bỏ, thay đổi nhưng với mỗi một thói quen thì cần có một ứng xử khác nhau. Với thói tham ăn, ăn vụng thì con người nên học cách thay đổi bằng việc nên kiềm chế bản thân, ăn uống chừng mực, từ tốn. Đối với những gia đình có người đi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) văn hóa ứng xử trong truyện cười dân gian người việt (Trang 64 - 76)