Cốt truyện Bài học về văn hóa ứng xử

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) văn hóa ứng xử trong truyện cười dân gian người việt (Trang 76 - 78)

6. Kết cấu của luận văn

3.1. Cốt truyện Bài học về văn hóa ứng xử

“Cơ sở chung của mọi cốt truyện, xét đến cùng, là những xung đột xã hội

được khúc xạ qua các xung đột nhân cách. Nhưng sẽ sai lầm nếu đồng nhất xung đột xã hội với cốt truyện tác phẩm văn học. Xung đột xã hội là cơ sở khách quan, là đối tượng nhận thức, phản ánh, trong khi đó cốt truyện lại là sản phẩm sáng tạo độc đáo của chủ quan nhà văn” [17, tr.101]. Thông qua

mỗi câu chuyện cười chúng ta sẽ bắt gặp một xung đột xã hội bên trong đó và những xung đột này được phản chiếu qua những xung đột nhân cách. Chính vì vậy, cốt truyện của truyện cười là một bài học về văn hóa ứng xử cụ thể được sáng tạo một cách độc đáo qua lăng kính chủ quan của các tác giả dân gian.

Truyện cười đề cập đến nhiều mối quan hệ khác nhau như: mối quan hệ trong gia đình (vợ và chồng; cha, mẹ và con cái…), mối quan hệ ngoài xã hội

(chủ - tớ; bạn bè; chức sắc, quan lại và dân; sư sãi, thầy cúng, thầy bói…và dân; thầy đồ, thầy thuốc và học trò…) và mối quan hệ với bản thân mình. Trong cốt truyện, tác giả xây dựng những mâu thuẫn để làm nổi bật cái trái khoáy trong ứng xử. Ở mỗi một mối quan hệ chúng ta sẽ bắt gặp những mâu thuẫn, xung đột đòi hỏi mỗi một nhân vật phải có một cách ứng xử riêng và mỗi một xung đột nhân cách sẽ là những đối tượng nhận thức, phản ánh. Chẳng hạn, ở mối quan hệ trong gia đình cụ thể là mối quan hệ giữa vợ và chồng có rất nhiều vấn đề xung đột nảy sinh như: mâu thuẫn, hiểu lầm, chuyện kín vợ chồng, ghen tuông…Trong vấn đề mâu thuẫn vợ chồng các tác giả xây dựng lên rất nhiều xung đột khác nhau, ví dụ câu chuyện Mặt như mặt giời xung đột nảy sinh do người vợ hư nên bị chồng đánh, hay trong tác phẩm Đuổi con lợn thì xung đột là do người chồng nấu ăn vô ý đạp vỡ cái vung mà bị vợ đuổi đánh…Như vậy, những mâu thuẫn vợ chồng được các tác giả dân gian khéo léo xây dựng lại thành những câu chuyện với cốt truyện lấy từ những xung đột hay xảy ra từ ngoài đời sống ở mỗi một xung đột buộc các nhân vật phải đưa ra những cách ứng xử phù hợp. Trong những truyện cười nói về mâu thuẫn giữa vợ và chồng thì khi giữa vợ và chồng có mâu thuẫn, xung đột nảy sinh thì họ ứng xử lại bằng các hành động khác nhau như: một người dừng lại không nói nữa (Mặt như mặt giời…) hoặc bỏ chạy để tránh xung đột gay gắt (Đuổi con

lợn…) từ những cách ứng xử này của các nhân vật các tác giả dân gian khéo

léo đưa ra bài học cho nhân dân về cách ứng xử giữa vợ và chồng mỗi khi mâu thuẫn nảy sinh. Tương tự như vậy, xung quanh các mối quan hệ bên ngoài xã hội thì giữa con người với con người cũng có rất nhiều xung đột nảy sinh với mỗi một xung đột các cá nhân lại phải ứng xử một cách khác nhau để duy trì các quan hệ. Chẳng hạn với mối quan hệ giữa chủ- tớ nhiều khi bị nhà chủ bóc lột sức lao động nhưng những người đi ở cũng khéo léo để không dẫn đến cảnh xung, chạm mặt. Ngược lại họ đã lợi dụng những lúc chủ nhà sơ ý hoặc đi vắng mà có những hành động ứng xử lại…hay như cậu bé đi ở trong câu chuyện

bức giữa mùa hè mặc dù cũng không muốn song vẫn luôn có lời lẽ đúng mực với chủ nhằm không để dẫn đến xung đột. Hay với bản thân mình các tác giả dân gian cũng chỉ ra rất nhiều thói hư, tật xấu thuộc về tính cách và tâm lí ở đó các cá nhân phải tự đưa ra những ứng xử để phù hợp với bản thân mình. Những ứng xử đó cũng chính là mong muốn của các tác giả dân gian muốn nhắc nhở giáo dục tới các thế hệ sau.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) văn hóa ứng xử trong truyện cười dân gian người việt (Trang 76 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)