Văn hóa đặt tên nhân vật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) văn hóa ứng xử trong truyện cười dân gian người việt (Trang 80 - 82)

6. Kết cấu của luận văn

3.3.1. Văn hóa đặt tên nhân vật

Như đã nói ở trên các nhân vật trong truyện cười không kết chuỗi thường chỉ được giới thiệu về thành phần, địa vị xã hội, giới tính chứ không có tên riêng. Chẳng hạn trong câu chuyện xoay quanh mối quan hệ giữa giới chức sắc quan lại và dân thì các tác giả hay dùng các tên như: viên lí trưởng, ông lí, ông hương, ông lí trưởng, ông quan nọ, ông huyện…Xoay quanh mối quan hệ giữa thầy đồ, thầy thuốc và học trò thì các tác giả dân gian hay gọi tên các nhân vật như: thầy đồ, thầy lang, học trò. Hay viết về các câu chuyện liên quan đến thầy

bói, thầy pháp, thầy cúng, thầy địa lí thì dùng ngay tên nghề nghiệp của họ để gọi. Liên quan đến cha mẹ và con cái thì tác giả gọi các nhân vật là ông bố vợ, mẹ chồng, nàng dâu, anh con rể…có khi các tác giả dân gian dựa ngay vào tính cách của nhân vật để gọi tên như: anh ngủ mê, anh sợ vợ, anh chàng lười, chị vợ…Vậy tại sao các tác giả dân gian lại đặt tên nhân vật của mình như vậy?

Trước hết ta nhận thấy, các nhân vật trong thể loại truyện cười chỉ xuất hiện như một lát cắt ở ngoài đời sống. Với mỗi một câu chuyện cười ứng với một tình huống hay một hoàn cảnh giao tiếp cụ thể và sẽ có một xung đột nảy sinh, buộc các nhân vật phải có một ứng xử phù hợp. Do đó các nhân vật trong truyện cười xuất hiện là để giải quyết các xung đột ấy. Vì vậy mà các nhân vật không được các tác giả miêu tả đầy đủ chi tiết về tiểu sử bản thân, tên tuổi của họ cũng không được gọi cụ thể, chính xác. Mặt khác, những vấn đề mà được các tác giả truyện cười đề cập đến nó là vấn đề chung của cả xã hội được xây dựng nên để nhằm giáo dục tất cả mọi người nên các nhân vật thường được dùng với một cái tên phiếm chỉ. Hơn nữa, các tác giả dùng những tên nghề nghiệp, giới tính, địa vị…để đặt cho các nhân vật có ý nhấn mạnh đến trách nhiệm cho từng người biết mình là ai, mình phải làm gì và đồng thời có ý nghĩa truyền thống tôn trọng nghề nghiệp, địa vị, chức danh..của từng nhân vật. Cách đặt tên như vậy cũng có sự khác biệt với phương Tây tên họ của con người thường gắn liền với quê nhà hay một dòng sông, một loài cây, một nghề phổ biến lúc đó…Hay ở Pháp cách đặt tên cũng rất đặc biệt, do văn hóa ki tô giáo lâu đời họ lấy tên của cha, mẹ đỡ đầu kết hợp với tên của cha, mẹ đẻ ghép lại để đặt tên cho con cái. Điều này khác với văn hóa đặt tên của nước ta và nhất là trong thể loại truyện cười thì cách đặt tên của các nhân vật mang tính chung chung dựa theo sự phân cấp thứ bậc vai vế trong nhà và theo mối quan hệ ruột thịt giữa các thành viên. Hầu hết trong các nhân vật đề cập đến mối quan hệ giữa các ông bố với các con thì nhân vật ông bố được đặt tên là bố hay bố vợ thể hiện vai cao hơn so với con. Mặt khác tên gọi bố vợ so với con rể cũng cho

thấy được mối quan hệ ruột thịt của hai nhân vật. Qua cách đặt tên của các nhân vật đã cho thấy được phần nào văn hóa của người Việt.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) văn hóa ứng xử trong truyện cười dân gian người việt (Trang 80 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)