Ngôn ngữ châm biếm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) văn hóa ứng xử trong truyện cười dân gian người việt (Trang 88 - 89)

6. Kết cấu của luận văn

3.4.2. Ngôn ngữ châm biếm

Bên cạnh mục đích mua vui giải trí truyện cười còn có mục đích phê bình giáo dục, để thể hiện mục đích này các tác giả dân gian đã sử dụng ngôn ngữ châm biếm thông qua ngôn ngữ châm biếm chúng ta cũng thấy được văn hóa của người Việt. Trong câu chuyện Xem dở buổi hát tác giả muốn châm

biếm một anh chồng lười lao động hay ngủ ngày bỏ mặc mọi công việc trong nhà cho vợ. Nhân vật chồng đang ngủ ngày nằm chiêm bao xem hát khi được người vợ gọi đã không chịu dậy còn trách vợ mình quấy rầy mình xem hát. Để chế giễu nhân vật chồng tác giả để cho nhân vật vợ nói ra câu “bây giờ mới xế chiều, buổi hát hãy còn, cứ nằm xuống mà xem cho hết”. Ở các làng quê vào thời điểm đó khi các phương tiện truyền hình chưa phổ biến thì hát chèo là một trong những loại hình diễn xướng dân gian phổ biến giúp nhân dân giải trí, thường những người đi đến xem hát chèo là những người sau khi đã hoàn thành công việc gia đình, đã thật sự rảnh rỗi, các buổi hát thường diễn ra vào các buổi

tối. Ở đây anh chồng ngủ từ sáng đến chiều, ngủ không biết đang là ngày hay là đêm. Câu nói này của người vợ mang đầy đủ sắc thái của một câu trách mắng, mỉa mai sự lười biếng của anh chồng, nếu cứ không chịu dậy và nằm ngủ tiếp thì sẽ không biết bên ngoài cuộc sống thực đang xảy ra chuyện gì. Người Việt có câu nói:

“Giàu đâu những kẻ ngủ trưa

Sang đâu những kẻ say sưa tối ngày”

Xuất phát từ quan niệm này mà những người có tật xấu lười lao động hay ngủ ngày thường là đối tượng châm biếm của mọi người. Và ở đây người vợ đã dựa vào câu nói của dân gian nhằm châm biếm chồng mình một cách thâm thúy, sâu cay.

Ngôn ngữ châm biếm được tác giả sử dụng cũng là ngôn ngữ lấy từ lời ăn tiếng nói hàng ngày của nhân dân rất tự nhiên, gần gũi. Nếu như ngôn ngữ hài hước là thứ ngôn ngữ được dùng để phê bình các hiện tượng tiêu cực một cách nhẹ nhàng thì ngôn ngữ châm biếm được dùng để phê phán những hành vi, thói quen xấu một cách sâu cay, sắc sảo, thâm thúy. Do vậy, với ngôn ngữ châm biếm đòi hỏi người đọc phải có vốn kiến thức, văn hóa nhất định mới có thể hiểu và vận dụng được khi sử dụng, sáng tạo nên những câu chuyện cười.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) văn hóa ứng xử trong truyện cười dân gian người việt (Trang 88 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)