Ngôn ngữ đả kích

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) văn hóa ứng xử trong truyện cười dân gian người việt (Trang 89 - 99)

6. Kết cấu của luận văn

3.4.3. Ngôn ngữ đả kích

Nếu như ngôn ngữ châm biếm được dùng để phê phán cái xấu nảy sinh trong xã hội thì ngôn ngữ đả kích được các tác giả sử dụng để chống lại kẻ thù, là ngôn ngữ đánh địch, qua ngôn ngữ này chúng ta cũng nhận ra văn hóa của người Việt. Các tác giả dân gian thường sử dụng ngôn ngữ đả kích để hướng vào những đối tượng sau: Những kẻ giàu sang ở nông thôn và thành thị, giới quan lại chức sắc, các loại thầy trong xã hội (thầy đồ, thầy thuốc, thầy bói, thầy cúng, thầy địa lí, thầy pháp, sư sãi…)…Tùy thuộc vào những đối tượng khác nhau mà các tác giả có sự vận dụng ngôn ngữ đả kích một cách phù hợp. Chẳng hạn đề cập đến thầy pháp có câu chuyện Thày phù thủy sợ ma để đả kích một ông thầy phù thủy kém cỏi không phân biệt đâu là sự thực và đâu là ma quỷ.

Do làm nghề bắt quỷ nên mỗi khi bắt ma quỷ là ông ta lại niệm thần chú nhưng lần này do người vợ cố tình trêu chồng mình mà nấp trong bụi cầm bát than hồng hoa lên dọa vì vậy mà ông ta không bắt được con ma đó. Câu nói “thủ chẳng giống thủ, xôi chẳng giống xôi, thì giống cái gì? Hay là giống con ma trơi tối qua?!” của người vợ muốn đả kích công việc của người chồng đồng thời đả kích người chồng làm nghề trừ ma diệt quỷ mà không giống cái gì, đến ma, quỷ hay người trêu cũng không phân biệt được thậm chí còn sợ lại ma, quỷ.

Cũng sử dụng ngôn ngữ đả kích nhưng đối tượng hướng vào là giới chức sắc, quan lại thì các tác giả lại có cách vận dụng khác. Chẳng hạn qua câu chuyện Toàn gạo và muối nhằm đả kích một vị quan ăn tiền của dân nhiều quá để đến khi có giấy đổi nơi làm việc nhân dân địa phương đó mừng quá phải dùng gạo và muối đưa tiễn. Điều này xuất phát từ tín ngưỡng thờ cúng của người Việt thì muối và gạo là những thứ có thể giúp chúng ta xua đuổi những điều vận hạn, tà ma hay sự đen đủi nên nhân dân địa phương cũng coi sự có mặt của ông quan này là những điều không may mắn đối với họ. Qua câu nói: “bẩm, toàn gạo và muối” của tên nha lại muốn lên án, trỉ trích gay gắt việc làm tham lam của ông quan này.

Như vậy, bên cạnh hai câu chuyện nêu ở trên thì còn rất nhiều câu chuyện cười khác mà các tác giả dân gian sử dụng ngôn ngữ đả kích. Ngôn ngữ đả kích được sử dụng trong các tác phẩm truyện cười cũng là những ngôn ngữ bình dân được nhân dân sử dụng trong cuộc sống hàng ngày. Điểm khác biệt của ngôn ngữ đả kích với ngôn ngữ hài hước và ngôn ngữ châm biếm là ở chỗ: ngôn ngữ đả kích là ngôn ngữ đánh địch nên thường được dùng để phê phán, chỉ trích gay gắt đối với kẻ thù hay với phe đối lập.

Có thể thấy để tạo nên sự thành công của truyện cười các tác giả dân gian đã sử dụng rất linh hoạt các loại hình ngôn ngữ khác nhau như ngôn ngữ hài hước, ngôn ngữ châm biếm và ngôn ngữ đả kích. Với mỗi loại hình ngôn ngữ các tác giả lại hướng đến các đối tượng khác nhau nhằm vào những mục đích không giống nhau qua đây thể hiện được văn hóa xứng xử của người Việt.

Tiểu kết chương 3

Trong chương 3, chúng tôi chỉ ra những đặc trưng nghệ thuật tiêu biểu của tiểu loại truyện cười dân gian người. Từ những xung đột được bắt nguồn từ đời sống các tác giả dân gian đã khéo léo xây dựng nên những cốt truyện cười. Ở mỗi một câu chuyện các tác giả lại đưa ra những bài học khác nhau về văn hóa ứng xử qua đây chúng ta có cơ hội học tập và rút ra kinh nghiệm cho bản thân.

Mỗi một tình huống là một hoàn cảnh giao tiếp cụ thể không giống nhau. Cùng là một đối tượng nhưng đặt vào những hoàn cảnh cụ thể các nhân vật lại có cách ứng xử khác nhau. Thông qua các mối quan hệ trong gia đình, ngoài xã hội và với bản thân mình các tác giả có cơ hội dựng lên rất nhiều tình huống cụ thể ở đó đòi hỏi mỗi cá nhân phải đưa ra một cách ứng xử khéo léo và phù hợp.

Với ước muốn xây dựng lên một xã hội văn minh, lịch sự mà ở đó luôn xuất hiện những con người lịch thiệp với những ứng xử có văn hóa, truyện cười đã xây dựng lên một hệ thống nhân vật với những nét đặc trưng riêng biệt. Họ xuất hiện chỉ bằng vài nét thoáng qua nhờ tên gọi, cách xưng hô và bằng một vài cử chỉ, hành động nhưng cũng khiến người đọc ấn tượng và không thể nhầm lẫn với các nhân vật trong các thể loại văn học dân gian khác.

Ngôn ngữ trong truyện cười cũng được sử dụng với những mục đích khác nhau tùy thuộc vào từng đối tượng hướng tới. Với mục đích mua vui giải trí các tác giả sử dụng ngôn hài hước gần gũi, dễ hiểu hay để phê phán những thói hư tật xấu thì ngôn ngữ châm biếm được vận dụng tài tình và linh hoạt; bên cạnh đó nhằm chống lại kẻ thù thì ngôn ngữ đả kích được sử dụng đắc địa và khéo léo. Thông qua cách sử dụng ngôn ngữ tài tình này của các tác giả dân gian cũng giúp chúng ta thấy được những ứng xử văn hóa của người dân Việt Nam.

Nội dung và nghệ thuật của tác phẩm là hai phương diện độc lập, tách rời song giữa hai yếu tố vẫn có sự ảnh hưởng qua lại và chi phối lẫn nhau tạo nên chủ đề tư tưởng của tác phẩm văn học. Chính vì vậy, nghiên cứu nghệ thuật của truyện cười xét đến cùng là để làm sáng rõ hơn văn hóa ứng xử của người Việt

đã chi phối toàn bộ các phương diện nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. Lối sống trọng tình, yêu cái đẹp là sợi chỉ đỏ gắn kết các thành tố trong tác phẩm và làm nên bản sắc văn hóa ứng xử quý báu của dân tộc ta trong truyện cười dân gian người Việt.

KẾT LUẬN

1. Xét về nguồn gốc kinh tế, xã hội cư dân Việt sống chủ yếu bằng nghề thâm canh lúa nước, cuộc sống nông nghiệp buộc con người phải sống gần gũi, quây quần bên nhau để giúp đỡ, hỗ trợ cho nhau. Nền sản xuất đã hình thành nên lối ứng xử linh hoạt, mềm dẻo của con người trong tất cả các mối quan hệ. Bên cạnh mối quan hệ với môi trường tự nhiên, con người còn được đặt trong mối quan hệ với môi trường xã hội và với chính mình. Truyện cười đã phản ánh khéo léo những ứng xử của người Việt thông qua các mối quan hệ trong gia đình, ngoài xã hội và với bản thân. Đồng thời cũng phê phán, đả kích những lối nghĩ phi văn hóa thông qua mỗi một câu chuyện cười là một bài học quý báu về ứng xử dành cho các thế hệ mai sau.

2. Về văn hóa ứng xử giữa các thành viên trong gia đình, truyện cười dân gian người Việt đã đề cập tới các mối quan hệ như: vợ và chồng, cha mẹ và con cái, các mối quan hệ ruột thịt khác. Trong mối quan hệ giữa vợ và chồng, truyện cười đã nêu ra một số vấn đề hay nảy sinh như: mâu thuẫn, hiểu lầm giữa vợ và chồng; chuyện kín vợ chồng; đề cập tới thói ghen tuông của vợ và chồng; người đàn ông nhiều vợ và vấn đề sợ vợ. Với mỗi một mối quan hệ các tác giả dân gian lại đưa ra các tình huống ứng xử khác nhau đòi hỏi các nhân vật phải khéo léo xử lí. Những lối ứng xử đó đã trở thành tiêu chí để đánh giá nhân cách của từng cá nhân trong từng gia đình người Việt nói riêng và dân tộc Việt Nam nói chung.

3. Truyện cười nảy sinh khi xã hội đã có sự phân chia giai cấp, vì vậy nghiên cứu về lối ứng xử giữa các thành viên trong xã hội cũng là vấn đề mà các tác giả dân gian quan tâm. Truyện cười dân gian người Việt đã đề cập đến khá đầy đủ các mối quan hệ trong xã hội như: mối quan hệ giữa chủ và tớ; mối quan hệ bạn bè; mối quan hệ giữa giới chức sắc, quan lại và dân; mối quan hệ giữa sư sãi, thầy cúng, thầy bói, thầy pháp, thầy địa lí và dân; mối quan hệ giữa thầy đồ, thầy thuốc và học trò. Qua mỗi một mối quan hệ các tác giả cũng xây

dựng lên những tình huống ứng xử khác nhau để từ đó đưa ra cho chúng ta những bài học sâu sắc về văn hóa ứng xử.

4. Con người chúng ta bên cạnh mối quan hệ với môi trường tự nhiên và môi trường xã hội thì việc ứng xử với chính bản thân mình cũng là điều vô cùng quan trọng. Đề cập tới mối quan hệ với chính mình các tác giả dân gian cũng đưa ra rất nhiều thói hư, tật xấu mà các cá nhân trong cộng đồng hay mắc phải. Qua mỗi một thói quen xấu đó đòi hỏi chúng ta phải có sự nhận thức đúng đắn và ứng xử phù hợp.

5. Để góp phần truyền tải những bài học về cách ứng xử, tác giả dân gian đã xây dựng nên những tác phẩm dưới những những hình thức nghệ thuật đặc thù. Từ những xung đột bắt nguồn từ đời sống và được phản chiếu qua xung đột nhân cách, cốt truyện của mỗi câu chuyện được sáng tạo dựa trên lăng kính chủ quan của các tác giả dân gian đã trở thành những bài học bổ ích về văn hóa ứng xử. Với mỗi một tình huống gắn với một hoàn cảnh giao tiếp cụ thể, truyện cười dân gian người Việt đặt chúng ta vào những hoàn cảnh khác nhau để từ đó có một ứng xử văn hóa phù hợp. Nghiên cứu về các nhân vật trong truyện cười điều chúng ta không thể bỏ qua chính là văn hóa đặt tên của các nhân vật. Nhân vật trong truyện cười hiện ra chỉ với vài ba cử chỉ, hành động với những cách xưng hô phù hợp đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc. Bên cạnh đó chúng ta cũng không thể không chú ý tới ngôn ngữ trong truyện cười, các tác giả dân gian đã phân loại ra đối với thể loại truyện cười có ba loại hình ngôn ngữ đó là ngôn ngữ hài hước, ngôn ngữ châm biếm và ngôn ngữ đả kích. Tùy thuộc vào từng đối tượng và mục đích sáng tác khác nhau mà các tác giả vận dụng các loại hình ngôn ngữ cho phù hợp.

Như vậy truyện cười dân gian người Việt là một tiểu loại phát triển phong phú về mặt số lượng. Nó phản ánh văn hóa đời thường qua nếp ăn, mặc, ở, ứng xử của người Việt. Vẻ đẹp của văn hóa Việt vẫn âm thầm được hình thành để tạo nên những bản sắc. Truyện cười cũng đã phản ánh được những giá trị tiêu biểu

của văn hóa, nó tống tiễn, phơi bày cái hủ tục, cái xấu xa lạc hậu của văn hóa bằng những tiếng cười với muôn vàn sắc điệu khác nhau.

6. Trong xã hội hiện đại, vẫn còn tồn tại một bộ phận lớn con người chưa có lối ứng xử đẹp. Cuộc sống danh lợi, chạy theo đồng tiền đã khiến cho nhiều cá nhân suy đồi đạo đức, một bộ phận giới trẻ còn mải chơi, lười biếng chưa hăng say lao động còn có suy nghĩ lệch lạc...Tất cả những cá nhân này nếu cộng lại sẽ tạo thành một rào cản lớn đối với sự phát triển của xã hội. Chính vì lí do này, chúng tôi cho rằng việc dạy học truyện cười trong nhà trường cần đạt được hai nhiệm vụ. Một mặt, cần làm sáng rõ những giá trị cao đẹp trong ứng xử truyền thống của dân tộc. Đồng thời kết hợp việc giáo dục đạo đức, giúp học sinh hình thành lối sống văn minh, lành mạnh, trọng nhân nghĩa, hiếu hòa, làm giàu đẹp cho bản sắc văn hóa Việt.

“Xây dựng nền văn hóa và phát triển con người một cách toàn diện,

hướng đến chân - thiện - mĩ, thấm nhuần tinh thần dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học. Văn hóa thực sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội, là sức mạnh nội sinh quan trọng đảm bảo cho sự phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc vì mục tiêu dân giàu nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” [13, tr.2]

Như Edouard Heriot đã từng nói “Văn hóa là những gì còn lại khi tất cả

những cái khác bị quên đi, là cái vẫn thiếu khi con người được học tất cả”.

Chính vì vậy, với nghiên cứu: “Văn hóa ứng xử trong truyện cười dân gian

người Việt” chúng tôi hi vọng những giá trị văn hóa ứng xử của cha ông sẽ

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đào Duy Anh (1992), Việt Nam văn hóa sử cương (tái bản), Nxb Tp Hồ Chí Minh.

2. Lại Nguyên Ân (1999), 150 thuật ngữ văn học, Nxb, Đại học Quốc gia, Hà Nội.

3. B. Russel (2009), Các phương pháp nghiên cứu trong nhân học - Tiếp cận định tính và định lượng (Hoàng Trọng, Ngô Thị Phương Lan,

Trương Thị Thu Hằng dịch), Nxb Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh. 4. Nguyễn Cừ (2007), Truyện cười Việt Nam, Nxb Văn học Hà Nội.

5. Nguyễn Cừ, Phan Trọng Thưởng (2001), Tuyển tập văn học dân gian Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

6. Chu Xuân Diên (1995), Văn hóa dân gian và phương pháp nghiên cứu, Nxb Tp Hồ Chí Minh.

7. Chu Xuân Diên (2001), Văn hóa dân gian mấy vấn đề phương pháp luận

và nghiên cứu thể loại, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

8. Chu Xuân Diên (2002), Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb Đại học Quốc gia Tp Hồ Chí Minh.

9. Phạm Vũ Dũng (1996), Văn hóa giao tiếp, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội. 10. Đảng Cộng Sản Việt Nam (2014), Nghị quyết hội nghị lần thứ 9 Ban chấp

hành trung ương Đảng khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước

11. Nhóm tác giả (1989), Văn hóa dân gian - những lĩnh vực nghiên cứu,

Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

12. Nguyễn Thị Bích Hà (2014), Nghiên cứu văn học dân gian từ mã văn hóa dân gian, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.

13. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên) (2007), Từ

điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

14. Lê Như Hoa (2002), Văn hóa ứng xử các dân tộc Việt Nam, Nxb Văn

15. Phan Trọng Hòa, Phan Thị Đào (2003), “Nghệ thuật ứng xử trong một số truyện cười từ góc nhìn của phán đoán logic”, Tạp chí Nguồn sáng dân

gian, tr 40-44.

16. Phan Trọng Hòa, Phan Thị Đào (2004), “Ứng xử và một vài đặc điểm của nghệ thuật ứng xử trong truyện cười”, Tạp chí Văn hóa dân gian, tr 43-47.

17. Kiều Thu Hoạch (2006), Văn học dân gian người Việt - Góc nhìn thể loại, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

18. Đinh Gia Khánh (1993), Văn hóa dân gian Việt Nam trong bối cảnh văn

hóa Đông Nam Á, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

19. Đinh Gia Khánh (2002), Văn học dân gian Việt Nam (tái bản lần thứ 6), Nxb Giáo dục, Hà Nội.

20. Vũ Ngọc Khánh (1998), Văn hóa gia đình Việt Nam, Nxb Văn hóa Dân tộc, Hà Nội.

21. Nguyễn Xuân Kính (2005), Tổng tập văn học dân gian người Việt, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

22. Nguyễn Xuân Kính (2015), Lịch sử Văn hóa Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

23. Nguyễn Văn Lê (2001), Văn hóa ứng xử trong giáo dục gia đình, Nxb

Tp Hồ Chí Minh.

24. Đỗ Long (2008), Tâm lý học với văn hóa ứng xử, Nxb Văn hóa Thông tin và Viện văn hóa, Hà Nội.

25. Phương Lựu và nhiều tác giả (2006), Lí luận Văn học (tái bản), Nxb Giáo dục, Hà Nội.

26. Lê Minh (1994), Văn hóa gia đình Việt Nam và sự phát triển xã hội, Nxb Lao động, Hà Nội.

27. Phạm Xuân Nam (2013), Sự đa dạng văn hóa và đối thoại giữa các nền văn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) văn hóa ứng xử trong truyện cười dân gian người việt (Trang 89 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)