Văn hóa ứng xử thể hiện trong các mối quan hệ gia đình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) văn hóa ứng xử trong truyện cười dân gian người việt (Trang 37 - 52)

6. Kết cấu của luận văn

2.1. Văn hóa ứng xử thể hiện trong các mối quan hệ gia đình

Truyện cười ra đời cùng với quá trình phát triển kinh tế và đời sống xã hội của con người. Xét về mặt tự nhiên, cái cười nảy sinh do hiện tượng buồn cười gây ra là hoạt động tâm lí diễn ra bình thường của con người và đòi hỏi chúng ta phải tự mình nhận ra cái đáng cười. Hiện tượng buồn cười ở đây được hiểu là hiện tượng buồn cười được kể thành truyện cười. Xét về mặt xã hội, truyện cười ra đời khi tư duy của con người phát triển, trong xã hội nảy sinh nhiều bất công ngang trái, con người muốn mượn tiếng cười làm vũ khí đấu tranh xã hội và làm phương tiện mua vui giải trí hữu hiệu. Do vậy nghiên cứu truyện cười chúng ta sẽ gặp rất nhiều mối quan hệ khác nhau mà với mỗi mối quan hệ đòi hỏi con người phải có một lối ứng xử phù hợp.

* Văn hóa ứng xử trong mối quan hệ giữa vợ và chồng

Gia đình là cơ sở và nền tảng đầu tiên của xã hội chính vì vậy yếu tố gia đình luôn được xem trọng và đặt lên trước hết. Nghiên cứu về các mối quan hệ giữa con người với con người trong gia đình trong truyện cười dân gian người Việt chúng tôi có bảng thống kê sau:

Bảng 2.1. Bảng thống kê các tác phẩm phản ánh mối quan hệ giữa con người với con người trong gia đình trong truyện cười dân gian người Việt

Mối quan hệ Số lượng

(câu chuyện) Tỉ lệ (%)

Giữa vợ và chồng 112 17,69

Cha mẹ và con cái 62 9,79

Mối quan hệ ruột thịt khác 3 0,47

Tổng 633 100

Một trong những mối quan hệ trong gia đình được đánh giá cao phải nói tới đó là mối quan hệ vợ chồng. Bởi xuất phát từ mối quan hệ này mà nảy sinh ra các thế hệ nối tiếp. Khi xã hội có sự phân chia giai cấp, ở đó các cá nhân có cho mình một vị trí xã hội, con người được tự do yêu đương, lựa chọn cho mình người bạn đời lúc này mối quan hệ vợ chồng được xem trọng. Tuy nhiên,, vợ chồng lấy nhau về không phải lúc nào cũng “cơm lành canh ngọt” hòa hợp thương yêu nhau. Chính vì vậy, nhằm phản ánh những điều thường xuyên xảy ra trong quan hệ vợ chồng truyện cười đã đưa ra những câu chuyện trong đó xoay quanh những vấn đề như: mâu thuẫn, hiểu lầm giữa vợ và chồng, về chuyện kín vợ chồng, cười về thói ghen tuông, cười về việc người đàn ông nhiều vợ và cười về tật sợ vợ. Những vấn đề này được chúng tôi thống kê cụ thể như sau:

Bảng 2.2. Bảng thống kê các tác phẩm phản ánh những vấn đề xoay quanh mối quan hệ giữa vợ và chồng trong truyện cười dân gian người Việt

Vấn đề nảy sinh Số lượng

(câu chuyện) Tỉ lệ (%)

Mâu thuẫn vợ chồng 13 2,05

Hiểu lầm giữa vợ chồng 5 0,78

Chuyện kín vợ chồng 41 6,48

Ghen tuông giữa vợ và chồng 12 1,90

Đàn ông nhiều vợ 6 0,95

Tật sợ vợ 54 8,53

Vợ chồng không phải lúc nào cũng hiểu ý nhau, giữa vợ chồng đôi khi cũng sinh ra những mâu thuẫn trong số tác phẩm chúng tôi thống kê phải kể đến câu chuyện: Mặt như… mặt giời ở đây chị vợ đã dùng cách chơi chữ, mặt giời ở trên cao luôn chiếu sáng vào lúc về sáng hoặc chiều tối thường có màu rất đỏ dựa vào đặc điểm tương đồng này chị ta ví ngay sang mặt chồng lúc tức giận cũng như vậy. Nhưng anh chồng lại liên tưởng sang đặc điểm khác của mặt trời đó là mặt trời luôn ở trên cao chiếu sáng mọi vật phải chăng vợ mình đang đề cao mình nên dễ dàng bỏ qua. Cũng nói về chuyện vợ chồng mâu thuẫn thì Đàn bà tay nóng như gừng cũng là một ví dụ điển hình. Anh chàng này ngốc nghếch nên hay bị vợ đánh do vậy khi nghe câu nói của thầy tướng mới thấy đúng và trí lí reo vui lên như vậy. Qua đây chứng tỏ mỗi khi vợ chồng anh này có mâu thuẫn thì đều xảy ra xung đột và anh này thường hay bị đánh. Bên cạnh việc nói về xung đột vợ chồng thì câu chuyện Đuổi con lợn cũng nói về việc một đôi vợ chồng mỗi khi giận nhau là liền dùng gậy để đuổi đánh nhau. Chỉ vì một lần vô ý đạp vỡ cái vung mà bị chị vợ vác đòn đuổi đánh. Qua tác phẩm có thể thấy lại một lần nữa chúng ta bắt gặp cảnh vợ chồng mâu thuẫn và giải quyết mâu thuẫn là bằng vũ lực, phương tiện ở đây là đòn gậy. Hay trong Nói tới khi để kể về một anh chàng có tình ý với em vợ mặc dù được vợ bỏ qua nhiều lần nhưng vẫn không chịu từ bỏ ý định. Lúc này mâu thuẫn vợ chồng lại xảy ra và được giải quyết bằng vũ lực, phương tiện là những vật dụng dễ tìm thấy trong nhà như chiếc chổi. Liên quan đến mâu thuẫn vợ chồng thì phải kể đến Sao không ở lại ăn thịt gà nói về một anh chàng thèm ăn thịt gà mà không biết lấy cớ gì để được vợ thịt gà cho ăn. Anh ta nghĩ ra cách ra ngã ba đường thấy một ông già ăn mặc lịch sự mời về nhà và nói với vợ là nhà có khách. Hiểu được đây là mánh khóe do chồng nghĩ ra nên chị vợ đã lên nhà nói dối với vị khách và đuổi được ông lão đi. Anh chồng đang mài dao hí hửng sắp được thịt gà thì lại thấy ông khách bỏ đi chưa hiểu có chuyện gì nên chạy đuổi theo khách để giữ khách lại nhưng vô tình trên tay vẫn cầm con dao và điều này

càng khiến cho ông cụ già kia hoảng sợ mà chạy thoát thân. Có thể thấy qua câu chuyện này, tác giả dân gian không muốn nói thẳng ra một điều đau xót có khi chỉ vì mâu thuẫn do cảnh gia đình túng quẫn nghèo đói mà vợ chồng dẫn đến cảnh đánh nhau và đỉnh điểm có thể dùng dao một vũ khí sắc nhọn có tính sát thương để xử lí mâu thuẫn. Và không ai biết trước điều gì có thể xảy ra nếu như ông cụ kia không bỏ chạy. Mâu thuẫn vợ chồng cũng vậy nếu như anh chồng này không cầm dao đuổi ông già mà là đuổi một cô vợ thì không biết điều gì có thể xảy ra và biết đâu cái kết sẽ giống như chú gà kia rồi sẽ bị thịt. Ở đây tác giả dân gian muốn cho người đọc suy ngẫm về câu hỏi này. Giống như những câu chuyện trên để tránh xung đột thì kẻ yếu thường bỏ chạy để bảo vệ mình và trường hợp này cụ già cũng nhanh nhảu thoát thân. Qua những câu chuyện nói về mâu thuẫn của vợ chồng chúng tôi thấy một điều trong gia đình vợ chồng không phải lúc nào cũng hòa thuận. Đôi khi chỉ vì cái nghèo mà sinh ra mâu thuẫn cũng có khi chỉ vì một người còn lại quá ngu ngốc hoặc cố tình làm cho người còn lại giận mà sinh cãi vã đánh nhau. Mâu thuẫn chỉ có thể giải quyết bằng xung đột, để giải quyết xung đột những đôi vợ chồng kia đấu tranh bằng vũ lực, nhẹ là những cái tát nặng hơn là đòn roi thậm chí là dùng dao. Do đó tác giả dân gian muốn nhắn nhủ đến những cặp vợ chồng một điều ý nhị đã là vợ chồng phải nên nhường nhịn nhau. Đừng vì gia cảnh nghèo khó mà để xảy ra những sự việc đáng tiếc giống như anh chàng trong câu chuyện trên cầm dao đuổi theo. Vợ chồng phải biết yêu thương, quan tâm nhau bằng tất cả sự chân thành. Còn các chị vợ đôi khi lạm quyền của các anh chồng trong nhà quá mà “kìm kẹp” người chồng khiến những anh chồng vô tình mất hết uy quyền, dẫn đến mất khôn như anh chàng trong câu chuyện Sao không ở lại ăn thịt gà khi đã ra đường nhận một người dưng làm người quen. Nhưng điều tối kị mà tác giả dân gian muốn lên án là chúng ta không nên dùng đòn roi, cái tát hay bất kì phương tiện nào để giải quyết mâu thuẫn vợ chồng mà cần ứng xử giống như chị vợ trong Nói tới khi. Lúc ban đầu chị vợ nói rất nhẹ nhàng với chồng

tương tự thì người chồng cũng cần ứng xử với vợ mình như vậy để cho gia đình yên ấm thuận hòa. Trong các tình huống mâu thuẫn khác nhau vợ, chồng phải biết kìm nén cảm xúc của bản thân.

Vợ chồng không phải lúc nào cũng ăn ý và hiểu nhau qua Vô mà bỏ kẻo

con nó dậy là một ví dụ điển hình. Một thầy khóa có một cô vợ xinh đẹp nhưng

lại đần độn nhiều lần định li dị nhưng vì còn tiếc nhan sắc nên thôi. Do có những hành động quá ngốc nghếch mà tức quá anh chồng phải thốt lên “dứt khoát là phải bỏ, phải bỏ”. Một tình huống cười nổ ra đến tối khi trăng đã lấp ló đầu hè cô vợ mới mở cửa thỏ thẻ gọi chồng “thầy em nói “bỏ” thì vô mà “bỏ” đi kẻo con nó dậy”. Trong khi ý của người chồng “bỏ” có nghĩa là chia li chứ không phải vào làm chuyện kín vợ chồng như cô vợ này nghĩ. Qua đây rút ra bài học với những người kém thông minh và rộng ra là với bất cứ ai trước khi dặn dò điều gì thì cần nói rõ ràng, giải thích kĩ lưỡng tránh dẫn đến hiểu lầm không mong muốn. Hoặc câu chuyện Có giỏi thì “ấy” đi để nói về cô vợ được chồng yêu quý nên đã làm khó chồng mình. Không chịu đựng nổi vợ của mình anh ta dọa đánh vợ song vì rất yêu quý cô vợ mình nên anh chồng nói nhẹ: “ông nện cho một trận bây giờ” mà không lỡ nói thẳng là “nện” tức đánh đòn vợ mình. Còn cô vợ thì không hiểu ý chồng đang rất quan tâm yêu chiều mình mà nghĩ sang nghĩa khác “nện” tức là làm chuyện kín nên cong cớn nói chồng mình là “có giỏi thì ấy đi” để nhằm dọa dẫm lại. Ở câu chuyện này tác giả muốn phê phán người vợ thiếu tế nhị khi ứng xử lại với chồng, khi được chồng nhún nhường còn không hiểu chuyện để dẫn đến cảnh chồng phải dọa đánh. Vợ chồng không hiểu hết ý của nhau dẫn đến Không cái, nước gì hết! qua tác phẩm này tác giả dân gian muốn phê phán người chồng thiếu quan tâm người vợ vì tham ăn mà dẫn đến đối xử với vợ như người dưng, đồng thời cũng trách nhẹ nhàng người vợ chưa tinh ý thấy chồng có biểu hiện khác lạ cũng không quan tâm hỏi han kĩ để dẫn đến cảnh mỗi người một nồi một niêu. Hay vợ chồng lấy nhau bao nhiêu năm ngay cả khi đã có tuổi cũng chưa hiểu hết tâm ý

của nhau trường hợp trong Trả dép tao về là một điển hình vì vậy khi chưa là

vợ chồng cần phải có sự tìm hiểu kĩ về nhau để có sự hiểu nhau thật ăn ý như đôi trai gái trong câu chuyện Trả dép tao về. Khi đã là vợ chồng rồi thì cần

nhạy bén hiểu ý của vợ, của chồng mình đừng để xảy ra những cảnh mỗi vợ chồng một nồi một bát giống như Không cái, nước gì hết! hoặc Vô mà bỏ kẻo

con nó dậy! để dẫn đến cảnh “đi cũng dở mà ở không thành”. Song cũng đừng

vì được chồng yêu chiều mà đôi khi có những hành vi thái độ thiếu ý nhị như chị vợ trong tác phẩm Có giỏi thì “ấy” đi! và cần hiểu ý nhau hơn nữa để tránh dẫn đến xúc phạm người đã khuất giống như nhân vật ở câu chuyện Làm “cái

méo mó” kia mà! hoặc Đỏ mặt lúc chồng cúng bố…

Qua các tác phẩm trên, chúng ta có thể nhận thấy một điều nếu như hai vợ chồng không hiểu ý của nhau thì cuộc sống hôn nhân sẽ xảy ra rất nhiều tình huống đáng cười. Do vậy, để giữ gìn hạnh phúc gia đình đòi hỏi cả hai vợ chồng phải có sự tinh ý, nhạy bén trong suy nghĩ đồng thời cần biết thông cảm bỏ qua những khuyết điểm của nhau. Những truyện cười trên phản ánh rõ nét văn hóa gia đình, văn hóa buồng the kín đáo, ý nhị song cũng không kém phần hài hước.

Để duy trì hạnh phúc hôn nhân thì chuyện kín là điều vô cùng cần thiết đối với mỗi cặp vợ chồng. Vợ chồng lấy nhau về, đêm đầu tiên đó là đêm động phòng ắt hẳn vẫn còn rất nhiều bối rối và lúng túng chưa biết làm gì thì Đêm động phòng đã phản ánh chân thực điều này. Khái niệm: “đêm động phòng”

theo cách nghĩ của hai người có nghĩa là làm cho rộn ràng, chuyển động và đặc biệt không ai được nằm và ngủ quên. Sau đó họ bắt chước cảnh gà trống đạp gà mái lấy mỗi người một cái tơi để làm cánh gà rồi miệng kêu và có những cử chỉ điệu bộ như chú gà vỗ cánh. Ở đây tác giả dân gian cười đôi vợ chồng trẻ này chưa có sự hiểu biết sâu sắc về khái niệm “đêm động phòng” cũng như chuyện kín vợ chồng cần làm trong đêm đầu tiên khi hai người khác giới chính thức làm vợ chồng. Do vậy mà có những hành động giống như đang diễn kịch có

hóa trang, âm thanh. Cũng để nói về sự ngây ngô của những người khi đã làm chồng rồi mà còn chưa hiểu hết ý nghĩa cũng như hành động của cương vị người chồng cần làm vì vậy mà có những cách cư xử giống như một đứa trẻ. Điều này được phản ánh sinh động qua Con cười cái gì. Có lẽ nguyên nhân

xuất phát từ nạn tảo hôn của cha ông ta còn để lại ngày trước, do đất nước ta sống chủ yếu bằng nghề thâm canh lúa nước, hoạt động này đòi hỏi rất nhiều nhân lực. Vì vậy nhiều gia đình vì muốn có người để làm mà đã lấy vợ cho con từ rất sớm do đó mà nhiều người lên sáu, lên bảy đã có vợ giống như anh chàng trong câu chuyện trên. Chính vì còn nhỏ tuổi nên chưa hiểu khái niệm cũng như bổn phận của người chồng và chuyện kín vợ chồng cho nên khi được vợ ra hiệu làm chuyện kín anh chồng này đã không hiểu và còn kể chuyện tế nhị đó cho cha mẹ nghe để làm vợ xấu hổ trước gia đình. Câu chuyện Bào vưa cưa ngắn đáng cười ở chỗ cô gái trong truyện không hiểu bản chất của vấn đề chuyện bộ phận sinh thực khí của con người là do bẩm sinh không phải đồ vật mà có thể mang đục, bào ra để sửa giống như khúc gỗ có thể bào ngắn, dài, to, nhỏ. Vì vậy dân gian mới cười về sự ngây ngô của cô gái này và tương tự thì có Sao không cạp thêm vào... Bên cạnh đó thì Cậu đánh ngũ liên lên cho cười anh

chàng trong truyện không hiểu bản chất của chuyện kín vợ chồng cứ nghĩ nó nguy hiểm nên mặc dù lớn tuổi mà chuyện kín vợ chồng còn phải để người bên ngoài giục và nhắc từng bước. Cùng nói về vấn đề này thì Lộn thuốc cũng

mang đến cho người đọc những tiếng cười, câu chuyện phê phán cô gái thất tiết trước khi kết hôn. Có lẽ xuất phát từ ảnh hưởng của Nho giáo, theo quan điểm của tư tưởng Nho giáo thì người phụ nữ trước khi kết hôn phải biết giữ gìn trinh tiết nếu trái điều này thì cô gái đó bị coi là hư hỏng, thiếu giáo dục tử tế. Chính vì vậy mà cô gái trong câu chuyện này mới có hành động mua mực để đánh dấu mình còn trinh tiết. Trong khi ý nghĩa nhân văn của câu chuyện không nằm ở vấn đề này, người phụ nữ theo quan điểm hiện đại cần được đánh giá ở sự trong sáng trinh tiết trong tâm hồn chứ không phải ở một chiếc màng

sinh học như quan niệm của Nho giáo. Tiếc của trời khiến chúng ta cười về

anh chàng do không hiểu bản chất của vấn đề kết hôn và chuyện kín vợ chồng mà để đến khi có nhiều tuổi mới lập gia đình. Cùng nói về vấn đề này câu chuyện Khỏi nhọc công mò nói về một anh chàng mới cưới được vợ còn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) văn hóa ứng xử trong truyện cười dân gian người việt (Trang 37 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)