Tình huống Hoàn cảnh giao tiếp ứng xử

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) văn hóa ứng xử trong truyện cười dân gian người việt (Trang 78 - 80)

6. Kết cấu của luận văn

3.2. Tình huống Hoàn cảnh giao tiếp ứng xử

Trong cuộc sống chúng ta bắt gặp vô số các tình huống khác nhau, “để

tái hiện đời sống một cách khách quan, tác phẩm tự sự tập trung phản ánh đời sống, con người qua các biến cố, sự kiện xảy ra với nó, có tác dụng phơi bày những mặt nhất định của bản chất con người” [30, tr.376]. Khi xây dựng lên

những câu chuyện cười các tác giả đã dựa vào những sự việc đang diễn ra tại những thời điểm cụ thể, trong những thời gian nhất định mà ở những khoảng thời gian, không gian đó các nhân vật đã có những suy nghĩ, hành động, đối phó, chịu đựng … Hay nói cách khác khi xây dựng lên những câu chuyện cười các tác giả dân gian đã dựa vào những hoàn cảnh giao tiếp cụ thể để có những ứng xử phù hợp. Theo thống kê của chúng tôi có 633 câu chuyện cười thì tương ứng với mỗi câu chuyện là một tình huống cụ thể ở đó là một hoàn cảnh giao tiếp ứng xử phù hợp. Chẳng hạn qua mối quan hệ ở trong gia đình, chúng tôi nhận thấy có rất nhiều tình huống khác nhau xoay quanh các đối tượng khác nhau. Trong mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái cùng các mối quan hệ ruột thịt khác chúng tôi thống kê có những câu chuyện cùng nói về một đối tượng nhưng đặt vào những hoàn cảnh khác nhau là những ứng xử không giống nhau. Với tác phẩm Thôi để lứa sau thì tình huống đặt ra ở đây là hoàn cảnh một

người phụ nữ chửa hoang nhưng không có trách nhiệm với con cái, chị ta ứng xử với chính con ruột của mình bằng hành động vội đưa đứa bé do mình sinh ra cho người khác nuôi đã vậy lại buông những lời nói vô tâm thiếu tình người với người đang đi xin con của mình “thôi, để lứa sau!”.

Hay với Cho húp một miếng thì tình huống ở đây là một ông bố vợ keo kiệt đối xử tệ bạc với các con rể. Mặc dù nhờ các con đi cày ruộng cho mình nhưng khi thấy các con mệt mỏi thì ông ta không quan tâm mà làm cơm cho các con ăn chỉ với một món duy nhất là một bát canh suông. Trong khi đó với sức của bốn chàng trai đang tuổi lao động thì như thế không đủ khiến cho họ no bụng và hết mệt sau một ngày làm việc nặng nhọc. Như vậy, hai câu chuyện khi nói về mối quan hệ của cha mẹ với con cái thì tác giả dân gian đã xây dựng lên hai không gian, thời gian khác nhau. Một câu chuyện thì liên quan giữa một người mẹ đi chửa hoang mà sinh ra đứa con, và đứa trẻ này còn quá nhỏ nên chưa biết phản ứng lại việc mẹ mình đem mình đi cho người khác nuôi. Còn một truyện cười thì xây dựng lên hoàn cảnh một ông bố và bốn chàng con rể, ông bố này có hành động đối xử tệ với các con bằng một bữa ăn quá đạm bạc không phù hợp với công việc nặng nhọc mà họ phải tiêu tốn năng lượng. Do đó để phản ứng lại ông bố vợ thì bốn anh con rể đã thay phiên nhau húp bát canh nhằm không cho ông bố vợ không có cơ hội được ăn. Còn ông bố thì biết mình đang bị các anh con rể chống lại nên mới có hành động sai bà vợ lấy cho chiếc áo để mặc vào lạy bốn anh con rể xin được húp một miếng canh. Cũng nói về mối quan hệ giữa bố vợ và con rể thì có câu chuyện Cái ấy con xin chịu. Tác

phẩm dựng lại tình huống một chàng rể ngốc đi ở rể vì muốn được lòng bố vợ mà có thói bắt chước lại ông bố. Cứ hễ thấy bố vợ làm gì thì anh ta học theo, đến khi vào bữa cơm trưa chứng kiến cảnh bố vợ ăn bị sặc một sợ bún thì anh ta đứng dậy chắp tay nói “thưa bố, cái gì chứ cái ấy (tức luồn sợ bún vào hai lỗ mũi) thì con xin chịu!”. Nếu đặt chàng rể này vào truyện cười Cho húp một miếng thì chắc chắn anh ta không đứng dậy lạy ông bố vợ mà cũng sẽ cùng ba

người con rể kia dạy cho ông bố keo kiệt một bài học. Như vậy, cùng nói về mối quan hệ giữa cha mẹ với con cái thì ở những hoàn cảnh cụ thể khác nhau các nhân vật sẽ có những ứng xử không giống nhau thông qua ba câu chuyện trên chúng ta có thể nhận ra điều này. Không gian mà các nhân vật xuất hiện

chủ yếu là không gian làng quê Bắc bộ với hình ảnh con trâu, thửa ruộng với những hoạt động cày, cấy hoặc những khung cảnh gia đình con cái và bố mẹ xum vầy bên mâm cơm. Không gian này mang đậm chất văn hóa của làng quê nông nghiệp với nghề thâm canh lúa nước, nó khác nhiều so với không gian phố thị và cuộc sống phương Tây. Tương tự như vậy, khi xây dựng những câu chuyện nói về mối quan hệ bên ngoài xã hội hay mối quan hệ với bản thân mình thì với mỗi một hoàn cảnh cụ thể các tác giả lại có những tình huống và đòi hỏi các nhân vật phải ứng xử khéo léo, hài hòa.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) văn hóa ứng xử trong truyện cười dân gian người việt (Trang 78 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)