Văn hóa xưng hô giữa các nhân vật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) văn hóa ứng xử trong truyện cười dân gian người việt (Trang 82 - 85)

6. Kết cấu của luận văn

3.3.2. Văn hóa xưng hô giữa các nhân vật

Truyện cười dân gian Việt Nam đề cập đến rất nhiều mối quan hệ khác nhau như mối quan hệ trong gia đình, ngoài xã hội và với bản thân mình. Ở mỗi một mối quan hê các nhân vật phải có một ứng xử phù hợp vì vậy xưng hô giữa các nhân vật cũng là một vấn đề được các tác giả dân gian quan tâm.

Hoạt động giao tiếp bao gồm rất nhiều nhân tố như: nhân vật giao tiếp, hoàn cảnh giao tiếp, thực tế được nói tới… việc dựa vào các nhân vật để đưa ra cách xưng hô cho phù hợp là một điều vô cùng cần thiết nhằm giúp đạt hiệu quả cao trong giao tiếp. Trong mỗi câu chuyện cười, mỗi một tình huống trong tác phẩm là một hoàn cảnh giao tiếp cụ thể, do đó các nhân vật phải có một hiểu biết nhất định về nhau để cuộc giao tiếp có kết quả. Việc xưng hô của các nhân vật phụ thuộc vào khoảng cách xã hội và mức độ gắn bó, thân thiết của những người giao tiếp. Chẳng hạn trong mối quan hệ giữa các thành viên cùng một gia đình có sự gắn bó thân thiết thì xưng hô theo quan hệ huyết thống như con cái xưng con với cha mẹ, xưng cháu với ông bà còn trong mối quan hệ giữa chức sắc, quan lại và dân vì giữa hai đối tượng có một khoảng cách địa vị xã hội khác nhau nên dân chúng hay gọi các giới chức sắc, quan lại là các quan, còn các quan xưng ta với dân chúng khi giao tiếp. Căn cứ vào khoảng cách xã hội và mức độ gắn bó, thân thiết của những người trong giao tiếp có thể phân chia mối quan hệ của con người thành hai kiểu là quan hệ vị thế và quan hệ thân hữu. Chẳng hạn trong tác phẩm thì giữa giới chức sắc quan lại và dân hay giữa thầy đồ, thầy thuốc và học trò là mối quan hệ vị thế; cha, mẹ với con cái hoặc ông, bà với các cháu là mối quan hệ thân hữu…Nghiên cứu truyện cười chúng tôi thấy có ba mối quan hệ chủ đạo được các tác giả dân gian đề cập đến. Cụ thể là mối quan hệ trong gia đình, ngoài xã hội và với bản thân mình. Các

đối tượng trong các mối quan hệ này đều chịu ảnh hưởng chặt chẽ của các kiểu quan hệ vị thế và quan hệ thân hữu.

Cuộc sống nông nghiệp phụ thuộc vào thiên nhiên nên người nông dân phải liên kết với nhau, dựa vào nhau mà chung sống. Do đó nông thôn Việt Nam được tổ chức theo quan hệ huyết thống: gia đình và gia tộc. Đối với mối quan hệ trong gia đình là mối quan hệ giữa các thành viên có cùng huyết thống đó là mối quan hệ theo hàng dọc, theo thời gian. Người Việt có hệ thống tôn ti trực tiếp rất chi li, phân biệt rạch ròi tới 9 thế hệ: cố, cụ, ông, cha, tôi, con, cháu, chắt, chút. Vì vậy, ở mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình thì ông, bà là vai cao hơn bố, mẹ; còn bố, mẹ lại là vai cao hơn các con nên khi xưng hô các nhân vật phải chịu sự chi phối của hai kiểu quan hệ thân hữu và vị thế. Chẳng hạn qua câu chuyện Thằng ngủ như chết thì người ông và đứa cháu khi giao tiếp phải chịu cùng một lúc hai kiểu quan hệ, quan hệ thân hữu vì hai người có cùng huyết thống gắn bó máu thịt và quan hệ vị thế do người ông ở vai cao hơn người cháu…Trong truyền thống của người Việt Nam thì người phụ nữ luôn được coi trọng do đó phụ nữ là người chủ động trong hôn nhân. Người chồng về ở đằng nhà vợ nên khi kết hôn những người được cha mẹ cưới hỏi về nếu là con trai thì gọi là rể, con rể xưng hô với bậc sinh thành là cha, mẹ vợ khi sang nhà vợ. Còn với những cô gái được cưới hỏi về thì gọi là dâu, con dâu xưng hô với bậc sinh thành là cha, mẹ chồng khi ở bên nhà người con trai. Chẳng hạn qua tác phẩm Trứng ngót thì người mẹ chồng gọi vợ của con trai

mình là con dâu và cô con dâu gọi mẹ của chồng mình là mẹ chồng hay trong

Múc cháo trong nồi nhỏ thì bà mẹ cũng gọi hai người vợ của con trai mình là

hai cô con dâu ngược lại hai nàng dâu con cũng gọi mẹ của chồng là mẹ chồng. Hoặc ở câu chuyện Cho húp một miếng thì ông bố vợ gọi ba người con trai

lấy ba cô con gái của mình là ba chàng rể…Chỉ đến khi tư tưởng Nho giáo thâm nhập vào Việt Nam thì người phụ nữ không còn được coi trọng nữa lúc này phong tục ở rể không còn mà thay vào đó là các cô gái phải đi sang nhà các

chàng trai để ở sau khi đã được hai nhà tổ chức cưới hỏi. Những cặp trai gái sau khi kết hôn được xác lập một mối quan hệ gắn bó vợ và chồng nên khi hai người giao tiếp thường gọi nhau là mình xưng em, mình xưng tôi, hay anh xưng em để chỉ sự gắn bó thân mật chẳng hạn qua truyện cười Tay ải tay ai

cho thấy cách xưng hô của vợ chồng nọ rất thân mật, thắm thiết. Tuy nhiên, để phê phán những cặp vợ chồng thường xuyên có mâu thuẫn bất hòa khiến tình cảm đổ vỡ thì tác giả dân gian lại dùng cách xưng hô mày, tao để thể hiện sự xa cách chẳng hạn như người chồng trong Trả dép tao về nói với vợ của mình khi chưa hiểu ý. Còn với bản thân mình thì các nhân vật xưng tôi để khẳng định vị thế của bản thân trong những hoàn cảnh giao tiếp khác nhau chẳng hạn qua câu chuyện Xin đừng thả ra mà hại chúng tôi.

Tương tự như vậy, trong mối quan hệ bên ngoài xã hội các nhân vật giao tiếp dựa vào quan hệ vị thế xã hội và quan hệ thân thiết để có cách ứng xử hài hòa. Chẳng hạn trong mối quan hệ giữa chức sắc quan lại và dân thì giới chức sắc là người có vị thế xã hội cao hơn và vì có tình cảm thân thiết yêu thương nhân dân như con mình nên khi giao tiếp các nhân vật chức sắc, quan thường xưng hô là ta với dân, gọi nhân dân là các con, còn nhân dân thường xưng hô với quan là ngài hoặc quan để thể hiện sự kính trọng của mình. Chẳng hạn qua câu chuyện Quan lớn mua vàng thì vị quan trong tác phẩm xưng hô với người bán hàng là ta để thể hiện vai vế của mình cao hơn với dân còn người bán hàng thì xưng hô với quan là quan để thể hiện hiện sự tôn kính của mình. Tuy nhiên, đề cập đến mối quan hệ không tốt đẹp giữa giới chức sắc quan lại và dân thì các tác giả dân gian hay để cho nhân vật chức sắc quan lại xưng hô với nhân dân là ngươi, các ngươi. Cũng như vậy thì trong các mối quan hệ khác như thầy đồ, thầy thuốc và học trò các nhân vật cũng có cách xưng hô như: học trò gọi người dạy chữ cho mình là thầy xưng con hay các thầy xưng là ta gọi học trò là các con…Chẳng hạn như ở truyện cười Thầy đồ liếm mật, Thái cực sinh lưỡng nghi... Qua cách xưng hô đó nói lên được vị thế và tình cảm của các nhân vật

giao tiếp đồng thời cũng cho thấy rõ những nét văn hóa đời thường vốn có của dân tộc Việt.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) văn hóa ứng xử trong truyện cười dân gian người việt (Trang 82 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)