Ngôn ngữ hài hước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) văn hóa ứng xử trong truyện cười dân gian người việt (Trang 87 - 88)

6. Kết cấu của luận văn

3.4.1. Ngôn ngữ hài hước

Văn hóa được thể hiện qua ngôn ngữ, ngôn ngữ trong truyện cười là ngôn ngữ hài hước, hóm hỉnh. Đọc các tác phẩm truyện cười chúng ta sẽ nhận thấy ngôn ngữ hài hước được thể hiện qua lời đối đáp ứng xử của các nhân vật. Chẳng hạn, trong câu chuyện Biết chữ thì đã không cần mua kính cười về một anh chàng đi mua kính. Nhân vật này thấy các cụ già trong làng mỗi khi đọc sách thường đeo kính nên anh ta cho rằng cứ đeo kính là có thể đọc được chữ. Tác giả dân gian khéo léo xây dựng lên chi tiết người đi mua kính cầm cuốn sách ngược để cho ông chủ hiệu kính nghi ngờ anh ta không biết chữ. Nên khi được chủ hiệu kính hỏi anh chàng này đã trả lời “kính tốt thì đã đọc được

chữ rồi”, “biết chữ thì đã không cần mua kính”. Thông thường người ta mua kính để đeo nhằm hỗ trợ đôi mắt có thể nhìn thấy sự vật được rõ hơn, nhân vật này không nắm được tác dụng của chiếc kính nên thử rất nhiều chiếc mà không chọn được đôi nào ưng ý. Thông qua những câu trả lời của nhân vật tác giả muốn phê bình anh chàng này một cách nhẹ nhàng, kín đáo đồng thời mang lại cho chúng ta những tiếng cười giòn giã. Người Việt có câu:

“Lời nói chẳng mất tiền mua Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”

Tác giả không chê trực tiếp nhân vật mua kính là người ngốc nghếch mà dựa vào câu trả lời của nhân vật sẽ giúp chúng ta nhận thấy được điều này.

Như vậy, để đáp ứng nhu cầu mua vui giải trí thì các tác giả dân gian đã sử dụng ngôn ngữ hài hước, đó là thứ ngôn ngữ lấy từ lời ăn tiếng nói của nhân dân rất tự nhiên, dễ hiểu. Qua ngôn ngữ hài hước thể hiện được sự phê bình của tác giả dân gian về những hiện tượng tiêu cực trong cuộc sống một cách nhẹ nhàng và dễ thấm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) văn hóa ứng xử trong truyện cười dân gian người việt (Trang 87 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)