6. Kết cấu luận văn
3.2.3. Văn hóa doanh nghiệp với quản trị nhân lực
3.2.3.1. Quy tắc ứng xử nội bộ
Quy tắc ứng xử nội bộ trong Bưu điện là cần thiết với mục đích là kế thừa, giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa Bưu điện Việt Nam. Trong quy tắc ứng xử nội bộ đưa ra các giá trị cốt lõi Bưu điện Việt Nam vào đời sống hàng ngày thông qua các hành động cụ thể. Bưu điện Việt Nam định hướng xây dựng các chính sách
quản trị cải tiến chất lượng, nâng cao hiệu quả hoạt động, sống và làm việc theo các giá trị cốt lõi sẽ giúp Bưu điện Việt Nam phát triển ngày một lớn mạnh, trở thành thương hiệu uy tín và được người dân tin dùng. Trong quy tắc ứng xử nội bộ có các chuẩn mực ứng xử giữa cấp trên với cấp dưới, giữa nhân viên với lãnh đạo và giữa nhân viên với nhân viên.
3.2.3.2. Quy tắc ứng xử giữa cấp trên với cấp dưới
Quy tắc ứng xử giữa cấp trên với cấp dưới: Đề cao tôn trọng, đảm bảo tin cậy, tôn vinh cốt cách. Quy tắc đề cao tôn trọng thể hiện sự khoan dung, chấp nhận khác biệt, bình đẳng trong mọi tình huống. Tôn trọng cá tính riêng của mỗi cá nhân, thúc đẩy ưu điểm, thẳng thắn góp ý khuyết điểm. Điều này được thể hiện thông qua các cuộc họp giao ban, các thông tin chỉ đạo trên trang nội bộ. Qua đó, quan điểm của cá nhân được lắng nghe và phản hồi nhằm tạo ra môi trường phát triển toàn diện cho mọi cá nhân. Trên cơ sở xây dựng các quy định, chế độ làm việc dựa trên quyền lợi và trách nhiệm bình đẳng cho tất cả mọi người, không có ngoại lệ hay trường hợp đặc biệt. Đánh giá kết quả công việc theo mức độ phát huy năng lực làm việc và hiệu quả công việc, không bị chi phối bởi bất cứ điều gì khác. Điều này thể hiện ở quy chế tiền lương và các chế độ khen thưởng. Thực hiện theo định mức doanh thu và hiệu quả công việc cuối cùng có tính đến yếu tố đảm bảo chất lượng làm trọng tâm. Đãi ngộ và phát triển sự nghiệp của cá nhân theo thực tế đánh giá kết quả công việc, người làm nhiều làm tốt hưởng nhiều, người làm ít hưởng ít. Đảm bảo quyền lợi cho mỗi cá nhân và phát huy được sức sáng tạo, nỗ lực cố gắng của mỗi người.
Quy tắc đảm bảo tin cậy giữa cấp trên với cấp dưới thể hiện qua sự tuân thủ quy định: Thực hiện các chế độ chính sách theo đúng quy định của Pháp luật về lao động, thỏa ước lao động và cam kết tuyển dụng. Cam kết phát triển nguồn nhân lực: Ưu tiên và liên tục thực hiện các chương trình đào tạo, bồi dưỡng để tạo điều kiện cho mỗi cá nhân phát triển.
Quy tắc tôn vinh cốt cách tạo điều kiện gìn giữ mười chữ vàng truyền thống. Luôn tiến hành công việc trên nguyên tắc phối hợp tập thể, đồng thời phối hợp lao động trên cơ sở ưu tiên, tôn trọng năng lực, cá tính, quan điểm cá nhân. Giao trách nhiệm công việc rõ ràng với trách nhiệm giải trình và kết quả đạt được. Ưu tiên
hàng đầu các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nhân lực để người lao động có điều kiện tinh thông kỹ năng, chuyên môn làm việc. Tạo ra môi trường lao động đề cao tinh thần thân ái và tạo điều kiện chấp hành và thực hiện đầy đủ tư cách công dân.
Để đánh các quy tắc ứng xử giữa cấp trên với cấp dưới về các mức độ tôn trọng, đảm bảo độ tin cậy và tôn vinh cốt cách, tác giả đã điều tra 200/253 CBCNV. Mẫu phiếu điều tra được đánh giá cho lãnh đạo quản lý trực tiếp như lãnh đạo Bưu điện tỉnh, trưởng các phòng ban, Giám đốc các Bưu điện huyện. Kết quả như sau:
Bảng 3.5: Đánh giá quy tắc ứng xử giữa cấp trên với cấp dưới
Đơn vị: (%)
STT Nội dung đánh giá Tuyệt vời Tốt Bình thường Chưa tốt Rất tệ 1 Khoan dung 24,3 34,5 41,2 0 0 2 Bình đẳng 43,7 26,8 15,8 53,2 0 3 Tôn trọng cá tính riêng 12,6 23,6 43,3 8,0 12,5 4 Tuân thủ luật lao động,
thỏa ước lao động
91,3 8,7 0 0 0
5 Tạo điều kiện học tập 24,7 17,9 20,2 37,2 0
6 Giao trách nhiệm công
việc rõ ràng 14,2 7,8 35,4 25,9 16,7
(Nguồn: Tác giả điều tra năm 2017)
Theo kết quả điều tra, tỷ lệ đánh giá mức độ tôn trọng của lãnh đạo với nhân viên thể hiện ở các tiêu chí 1, 2, 3. Trong đó, mức độ bình đẳng còn trên 50% đánh giá là chưa tốt và mức độ tôn trọng cá tính riêng của mỗi cá nhân còn có mức rất tệ chiếm 12,5%. Điều này cho thấy, Bưu điện tỉnh Thái Nguyên chưa thực sự tạo được sự đồng lòng nhất trí của CBCNV vào đội ngũ lãnh đạo thông qua cách ứng xử của mỗi người lãnh đạo. Quy tắc đảm bảo độ tin cậy được thể hiện qua các tiêu chí 4 và 5. Trong đó thể hiện người lãnh đạo đã thực hiện các chế độ, chính sách tuân thủ luật lao động và thỏa ước lao động tập thể. Tuy nhiên, do điều kiện khách quan và chủ quan, người lao động vẫn chưa được tạo điều kiện học tập nâng cao
nhận thức và trình độ. Điều này đòi hỏi những người làm công tác quản lý cần phải quan tâm và có nhiều biện pháp để tạo điều kiện cho CBCNV tham gia nhiều các lớp tập huấn và tham dự nhiều chương trình đào tạo hơn nữa. Về quy tắc tôn vinh cốt cách thể hiện ở tiêu chí giao trách nhiệm công việc rõ ràng. Qua điều tra, hầu hết CBCNV đều chưa hài lòng với cách giao việc và trách nhiệm đối với công việc. Đây là một vấn đề phức tạp hiện nay bởi Bưu điện tỉnh Thái Nguyên đang kinh doanh tới 73 ngành nghề dịch vụ. Ngoài các dịch vụ truyền thống như Bưu chính chuyển phát, tài chính bưu chính còn có nhiều ngành nghề kinh doanh dịch vụ khác như bán hàng hóa, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, các dịch vụ hành chính công.... mỗi nhân viên phải đảm nhiệm nhiều công việc và ở nhiều vị trí khác nhau. Do vậy, không thể chỉ giao một công việc chuyên trách như trước kia. Điều này cũng dễ dấn đến hậu quả của việc chưa làm tròn trách nhiệm và thực hiện được nhiệm vụ được giao. Chẳng hạn như việc giao khoán doanh thu về bảo hiểm nhân thọ, về bán hàng hóa thường xuyên không hoàn thành cũng một phần do chỉ tiêu giao quá cao mà thời gian cho các hoạt động này lại rất ít.
3.2.3.3. Quy tắc ứng xử giữa Nhân viên với Lãnh đạo
Quy tắc ứng xử giữa nhân viên với lãnh đạo thể hiện bởi các tiêu chí: Hành động chính trực, minh bạch trách nhiệm, chủ động sáng tạo. Nhân viên Bưu điện luôn đặt mục tiêu hiệu quả chung, lợi ích chung của Bưu điện Việt Nam lên hàng đầu. Giữa nhân viên và lãnh đạo có sự phối hợp nhịp nhàng trong quá trình sản xuất kinh doanh, tuân thủ đúng quy trình nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp. Nhân viên luôn nhận thức rõ ràng về vị trí công việc, vai trò của mỗi cá nhân trong toàn bộ quy trình quản lý và sản xuất kinh doanh. Toàn thể lãnh đạo, nhân viên luôn phấn đấu cao nhất để đạt được kết quả công việc, nhận trách nhiệm giải trình về kết quả công việc trong bất cứ trường hợp nào.
Để đánh các quy tắc ứng xử giữa nhân viên với lãnh đạo về các mức độ hành động chính trực, minh bạch trách nhiệm, chủ động sáng tạo, tác giả đã điều tra 20 phiếu tập trung ở đội ngũ lãnh đạo Bưu điện tỉnh và lãnh đạo Bưu điện huyện. Mẫu phiếu điều tra được đánh giá cho nhân viên trực tiếp dưới quyền. Kết quả như sau:
Bảng 3.6: Đánh giá quy tắc ứng xử giữa Nhân viên với lãnh đạo Đơn vị: (%) STT Nội dung đánh giá Tuyệt vời Tốt Bình thường Chưa tốt Rất tệ 1 Hành động chính trực 64,3 34,5 41,2 0 0 2 Minh bạch trách nhiệm 53,7 26,8 15,8 3,2 0 3 Chủ động sáng tạo 32,6 23,6 43,3 8,0 12,5
(Nguồn: Tác giả điều tra năm 2017)
0 10 20 30 40 50 60 70 Tuyệt vời Bình thường Rất tệ Hành động chính trực Minh bạch trách nhiệm Chủ động sáng tạo
Hình 3.5: Biểu đồ đánh giá quy tắc ứng xử giữa nhân viên với lãnh đạo
(Nguồn: Tác giả phân tích điều tra)
Nhìn tổng quan trên biểu đồ đánh giá cả 3 tiêu chí trên ta thấy mức độ ứng xử giữa nhân viên với lãnh đạo được đánh giá chung là bình thường. Tuy nhiên, khi phân tích từng yếu tố thì nhận xét của các lãnh đạo với nhân viên của mình đề cao 2 tiêu chí là hành động chính trực và minh bạch trách nhiệm. Điều này thể hiện qua việc Bưu điện tỉnh Thái Nguyên đã có cơ chế thưởng phạt rõ ràng, gắn trách nhiệm của mỗi cá nhân vào từng vị trí công việc và có quy chế thưởng phạt chi tiết đến từng lỗi nhỏ. Do vậy, 2 tiêu chí này đều được đánh giá là tuyệt vời với tỷ lệ trên 50%. Tiêu chí thứ 3 chưa có cơ sở đánh giá một cách minh bạch, ngoài việc thúc đẩy phong trào phát huy sáng kiến hàng năm đến từng cán bộ CNV và đưa vào quy chế thi đua, khen thưởng. Điều này cũng chỉ mới mang tính chất khuyến khích CBCNV phát huy sáng tạo mà chưa thực sự tạo điều kiện thuận lợi để người lao động có thời gian nghiên cứu và thử nghiệm. Do vậy, chưa phát huy được hết khả
năng sáng tạo, tìm tòi của mỗi cá nhân mà hầu hết người lao động chỉ làm theo nhiệm vụ và công việc được giao.
3.2.3.4. Quy tắc ứng xử giữa Nhân viên với nhân viên
Quy tắc ứng xử giữa Nhân viên với Nhân viên: Luôn nêu cao tinh thần thẳng thắn, chia sẻ và phối hợp để đạt được mục tiêu cuối cùng là hiệu quả công việc. Với tinh thần cầu thị, lắng nghe góp ý của nhau trên tinh thần xây dựng nhằm đạt được hiệu quả chung cao nhất. Phối hợp, chia sẻ, phản hồi thông tin liên tục, sát với đặc điểm sản xuất kinh doanh nhiều công đoạn để đảm bảo tổng thể hoạt động được thông suốt. Chia sẻ những kinh nghiệm chung, hỗ trợ nhau trong công việc và cuộc sống với tinh thần đồng sức, đồng lòng phát triển sự nghiệp cá nhân trên nền tảng song hành phát triển Bưu điện Việt Nam. Thường xuyên học hỏi lẫn nhau, nhắc nhở nhau cùng phát huy truyền thống mười chữ vàng Trung thành - Dũng cảm - Tận tụy - Sáng tạo - Nghĩa tình. Tự nêu gương rèn luyện những phẩm chất mới cần thiết, tôn trọng, tin cậy. Cùng thi đua và học hỏi từ chính đồng nghiệp của mình.
Để đánh các quy tắc ứng xử giữa nhân viên với nhân viên về các mức độ ứng xử đoàn kết, chia sẻ, thẳng thắn, phối hợp tạo điều kiện hoàn thành công việc. Tác giả đã điều tra 200/253 phiếu các các Bưu điện huyện khác nhau. Kết quả như sau:
Bảng 3.7: Đánh giá quy tắc ứng xử giữa Nhân viên với Nhân viên
Đơn vị: (%)
STT Nội dung đánh giá Tuyệt
vời Tốt Bình thường Chưa tốt Rất tệ 1 Đoàn kết 54,8 24,5 20,7 0 0 2 Chia sẻ 42,3 26,8 15,8 15,1 0 3 Hợp tác 52,6 23,6 22,3 2,5 0 4 Tôn trọng 60,1 24,2 9,9 5,8 0 5 Tin cậy 63,7 23,0 1,9 11,4 0
(Nguồn: Tác giả điều tra năm 2017)
Về cơ bản, các đơn vị đều có mối quan hệ đoàn kết theo tinh thần phát huy mười chữ vàng truyền thống của người Bưu điện: Trung thành, Dũng cảm, Tận tụy, Sáng tạo, Nghĩa tình. Cùng nhau chia sẻ để vượt qua thách thức, khó khăn trong
hoạt động sản xuất kinh doanh trong môi trường cạnh tranh khốc nghiệt hiện nay. Hầu hết các tiêu chí đều đạt mức tốt và tuyệt vời. Tuy nhiên, có một vài cá thể vẫn chưa thực sự hòa đồng nên vẫn còn một số tiêu chí được đánh giá là chưa tốt. Điều này đỏi hỏi lãnh đạo tại mỗi đơn vị cần tiếp tục nâng cao công tác tuyền truyền và có nhiều hoạt động để tạo sự gắn kết chặt chẽ hơn nữa cho người lao động.