Phương hướng hoạt động kinh doanh giai đoạn 2022

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) văn hoá doanh nghiệp tại bưu điện tỉnh thái nguyên thực trạng và giải pháp (Trang 72 - 75)

6. Kết cấu luận văn

4.1.2. Phương hướng hoạt động kinh doanh giai đoạn 2022

Phát triển Bưu chính Thái Nguyên dựa trên cơ sở các quy hoạch phát triển Bưu chính, viễn thông và Internet Việt Nam đến năm 2022 của Tổng công ty Bưu điện Việt Nam phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế xã hội tại địa phương, phục vụ tốt công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh - quốc phòng, nâng cao mức hưởng thụ thông tin, góp phần nâng cao dân trí tại tỉnh.

Phát triển mạng lưới Bưu chính rộng khắp mọi vùng miền trong tỉnh; ưu tiên các thành phần kinh tế tham gia cung cấp dịch vụ bưu chính chuyển phát, viễn

thông, Internet; nâng cao chất lượng dịch vụ, từng bước áp dụng công nghệ mới và kỹ thuật hiện đại. Phát triển đi đôi với quản lý và khai thác có hiệu quả, ổn định, bền vững và lâu dài.

Đảm bảo ổn định sản xuất, đổi mới mô hình kinh doanh, mô hình tổ chức quản lý và cơ cấu dịch vụ hướng tới khách hàng; đa dạng hóa sản phẩm; nâng cao hiệu quả đầu tư; tăng doanh thu, giảm chi phí; tăng trưởng và phát triển bền vững.

Duy trì mạng lưới các điểm phục vụ theo quy chuẩn quốc gia; nâng cao chất lượng hoạt động các điểm Bưu điện văn hoá xã. Nâng cao chất lượng các dịch vụ; đảm bảo chất lượng các dịch vụ công ích, an toàn an ninh thông tin bưu chính; phục vụ tốt các cơ quan Đảng và Nhà nước.

Phát triển và nâng cao chất lượng lao động; tăng năng suất lao động, trình độ chuyên môn; trẻ hóa đội ngũ cán bộ quản lý. Linh hoạt trong quản lý và sử dụng lao động; phát hiện, bồi dưỡng và trọng dụng nhân tài thông qua công tác quy hoạch, luân chuyển cán bộ. Tăng thu nhập bình quân; đảm bảo đời sống vật chất và tinh thần của cán bộ công nhân viên.

Đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin trong sản xuất, quản lý, điều hành; nâng cao tỷ lệ tin học hóa, tự động hóa. Tăng cường hoạt động đối ngoại, hợp tác quốc tế song phương, đa phương; tham gia đầy đủ và tuân thủ nguyên tắc, điều khoản, nội dung của UPU, APPU. Tiếp tục duy trì đảm bảo 100% tổng số xã có điểm phục vụ; 100% tổng số xã có báo Đảng đến trong ngày. Đảm bảo các chỉ tiêu chất lượng dịch vụ Bưu chính công ích theo “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về dịch vụ Bưu chính công ích”.

Năm 2016, bên cạnh việc củng cố hoạt động tại các điểm BĐ-VHX để phục vụ công ích, Bưu điện Việt Nam sẽ tập trung đẩy mạnh phát triển kinh doanh tại các điểm BĐ-VHX đa dịch vụ, đẩy mạnh các dịch vụ Hành chính công, các dịch vụ phân phối truyền thông như bán hàng tiêu dùng, sim thẻ điện thoại…. Trong đó tập trung vào nhóm các dịch vụ tài chính bán lẻ, kinh doanh phân phối, truyền thông, dịch vụ hành chính công. Cùng với hình ảnh và diện mạo mới, việc triển khai quyết liệt các giải pháp nhằm đổi mới hoạt kinh doanh tại các điểm BĐ-VHX góp phần tăng doanh thu, giảm bù lỗ, nâng cao thu nhập cho người lao động, tạo bước đột phá

mạnh mẽ giúp Bưu điện Việt Nam vững bước đi lên, tương xứng với tiềm năng, thể hiện vai trò và vị thế của một doanh nghiệp chủ lực trong lĩnh vực bưu chính, đơn vị duy nhất được Nhà nước chỉ định thực hiện duy trì, quản lý mạng bưu chính công cộng, cung ứng dịch vụ bưu chính công ích tại Việt Nam.

Chỉ đạo điều hành, nghiên cứu đánh giá thị trường mỗi nhóm dịch vụ của từng địa bàn. Bằng cách có kế hoạch kinh doanh, tiếp thị các sản phẩm, dịch vụ hiện đang cung cấp và đề xuất các giải pháp chính sách kinh doanh các sản phẩm, dịch vụ.

Triển khai các biện pháp để chăm sóc khách hàng giành lại thị phần, đặc biệt là những khách hàng lớn, khách hàng có nhiều tiềm năng. Tổ chức các chương trình tiếp thị, bán hàng, quản lý khách hàng, chăm sóc khách hàng trên toàn địa bàn. Trực tiếp điều hành và thực hiện tiếp thị tới các khách hàng lớn và hỗ trợ công tác tiếp thị, bán hàng tại các đơn vị trực thuộc.

Thường xuyên theo dõi, phân tích tình hình, báo các kết quả kinh doanh các sản phẩm, dịch vụ theo định kỳ từng tháng, quý, năm đồng thời có phương án phát triển, mở rộng hoặc thu hẹp kinh doanh các sản phẩm, dịch vụ đảm bảo chất lượng và hiệu quả. Thực hiện theo quy chế về đánh giá chất lượng của Tổng công ty Bưu điện Việt Nam triển khai từ năm 2016 đến nay.

Triển khai và hướng dẫn thực hiện mô hình tổ chức kênh bán hàng đối với từng sản phẩm, dịch vụ, xây dựng cơ chế phát triển kênh bán hàng với mục tiêu tăng doanh thu của từng dịch vụ (đặc biệt đối với các dịch vụ bưu chính chuyển phát và tài chính bưu chính).

Tiếp tục nâng cao chất lượng trong năm chương trình công tác lớn: Nâng cao chất lượng khâu phát khu vực thành thị và nông thôn. Nâng cao năng lực mạng lưới khai thác, vận chuyển và cung cấp dịch vụ, ứng dụng công nghệ thông tin, truyền thông, tuyên truyền về chất lượng.

Chú trọng cải thiện hình ảnh, chất lượng các dịch vụ Bưu chính, đặc biệt các dịch vụ đã được cải tiến làm mới lại các dịch vụ truyền thống theo định hướng kinh doanh.

Quản lý điều hành hoạt động mạng lưới Bưu chính trên địa bàn, thực hiện quy trình nghiệp vụ các dịch vụ, quản lý và nâng cao chất lượng các dịch vụ.

Quán triệt tăng cường kiểm soát doanh thu, phân tích và làm rõ các khoản mục chi phí , kiểm soát chặt chẽ các khoản mục chi C2.

Tổ chức bố trí, sắp xếp lao động hợp lý, khoa học để sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực, nâng cao năng suất lao động, góp phần giảm chi phí và nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Các đơn vị cần lựa chọn loại hình dịch vụ có thế mạnh, phù hợp với địa phương để tập trung chỉ đạo kinh doanh.

Thực hiện điều chỉnh quy chế phân phối tiền lương theo định hướng của Tổng công ty, bổ sung cơ chế khuyến khích tăng trưởng và hiệu quả.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) văn hoá doanh nghiệp tại bưu điện tỉnh thái nguyên thực trạng và giải pháp (Trang 72 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)