Sự nở rộ của yếu tố tự truyện trong văn học đương đại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) yếu tố tự truyện trong văn xuôi tô hoài sau năm 1986 (Trang 27 - 32)

7. Cấu trúc của luận văn

1.2.2.Sự nở rộ của yếu tố tự truyện trong văn học đương đại

Từ năm 1975 và đặc biệt là sau năm 1986 cùng với sự thay da đổi thịt của đất nước, văn học nước ta bước vào công cuộc đổi mới. Chỉ trong vòng một thời gian ngắn, văn học mang yếu tố tự truyện đã bội thu về cả số lượng lẫn chất lượng nghệ thuật. Hồi ký văn học ngày càng phát triển và có sức hấp dẫn riêng, nó gặt hái được nhiều thành tựu xuất sắc và được coi là một thể văn thực thụ. Đội ngũ sáng tác ngày càng đông đảo với số lượng tác phẩm ngày càng phong phú: Nguyên Hồng, Tô Hoài, Vũ Bằng, Anh Thơ, Phan Tứ, Tố Hữu, Huy Cận - Xuân Diệu, Đào Xuân Quý, Đặng Thị Hạnh, Lê Minh, Ma Văn Kháng, Ngọc Giao, Hoàng Trung Thông, Đặng Anh Đào…Các nhà văn đã có sự thay đổi quan niệm về nghệ thuật, con người nhằm phát huy tính sáng tạo và phong cách nghệ thuật để có những tìm tòi, phát hiện mới. Do sự giao lưu với các nước trên thế giới được mở rộng cùng với truyền thống văn hóa của một đất nước có hàng nghìn năm văn hiến nên lúc này cấu trúc văn học nước nhà có sự thay đổi. Những sự kiện của quá khứ của hiện tại không còn chắp vá rời rạc mà thay vào đó được người viết xâu chuỗi lại theo dòng mạch của sự chiêm nghiệm của sự tự nhận thức lại chính mình. Có lúc câu chuyện là một chuỗi đối thoại giữa quá khứ và hiện tại được tác giả lục

22

lọi, tìm tòi trong quá khứ của mình để tìm câu trả lời cho một vấn đề của hiện tại. Cũng có khi câu chuyện lại là hàng loạt các sự kiện mà tác giả nhớ lại, băn khoăn trăn trở về một sự thật quá khứ mà bản thân mình bây giờ cũng chưa thật hiểu chưa thật rõ. Ở thời kỳ này, cái “tôi” tái hiện quá khứ không phải để trình bày mà là để phân tích nó nhằm tìm ra gương mặt của chính mình trong miền hồi ức sâu kín ấy. Trong văn học đương đại, hoạt động tự nhận thức, tự ý thức, tự phê phán của con người trở thành yếu tố quan trọng và không thể không nói đến sự tự nhận thức của chính con người nhà văn.

Trong số ít các nhà văn hiện đại Việt Nam dám phơi bày trực tiếp sợi tóc mong manh giữa cái chết và tình dục phát lộ ra trong thời chiến tranh, có ý ám chỉ sự mù lòa đầy quyến rũ của bản thân chiến tranh như trong Gia đình bé mọn của Dạ Ngân hay hồi ức của người phụ nữ tên Chín trong Tiền định của Đoàn Lê về cuộc đời đã qua của mình với đầy rẫy những thăng trầm. Là con gái thứ chín trong một đại gia đình toàn con gái của ông thầy lang Chi Lan nhưng Chín liều lĩnh vứt bỏ sau lưng cuộc sống êm đềm để bước vào cuộc đời mới: tham vọng làm diễn viên điện ảnh…

Trong vô số tác phẩm tự truyện đương đại chúng ta bắt gặp cái “tôi” tác giả ở thời hiện tại chưa hoàn thành chưa nói được lời cuối cùng về tính cách của mình. Ta không còn tìm thấy cái nhìn “tự trình bày” với toàn những câu trả lời

Tôi là..., Tôi đã... như trước đây: “Tôi là một đứa trẻ đầy nước mắt, và cái thân hình gầy gò được dễ dàng uốn xuống trên sự hèn yếu, do đấy, tôi thành ra tôi ngày nay” [9, tr. 60]; hay “Tôi còn biên nhiều lắm. Nhưng tin rằng một ít ngày thuật lại trên kia cũng đủ để các bạn đọc nhận thấy mau chóng và rõ rệt những sự đày ải tối tăm của quãng đời thơ ấu của tôi, khi thầy tôi mất, mẹ của tôi bỏ chúng tôi đi tha phương cầu thực” [25, tr. 69].

Trong các tác phẩm mang yếu tố tự truyện, cái “tôi” tác giả được phân vai cụ thể, đó là một đang viết ở thời hiện tại và một đang được nói đến ở thời quá khứ. Câu chuyện diễn ra từ hiện tại và nhìn về quá khứ nhằm tái hiện quá khứ giải

23

thích quá khứ. Từ quá khứ làm nổi bật những giá trị của hiện tại và những định hướng của tương lai. Ở thời kỳ văn học đương đại, yếu tố tự truyện luôn khám phá nội tâm con người, sự chuyển dịch từ yếu tố trình bày sang yếu tố phân tích đem đến một không khí mới cho thế giới hình tượng và giọng điệu nghệ thuật.

Sau 1975 yếu tố tự truyện mới thực sự góp phần đáng kể trong việc tạo lập một diện mạo riêng trong văn xuôi Việt Nam đương đại. Một trong những nguyên nhân thúc đẩy sự phát triển ấy là do điều kiện lịch sử xã hội Việt Nam từ sau 1975. Nhìn từ bối cảnh xã hội, văn hóa trong xu thế hội nhập toàn cầu nên đời sống văn học có nhiều chuyển đổi và hồi ký cũng không đứng ngoài lề. Sau 1975 hòa bình lặp lại xã hội có nhiều biến đổi, vì thế tâm tư tình cảm, suy nghĩ của con nguời đặc biệt là của nhà văn cũng đổi khác. Bên cạnh vấn đề về vận mệnh đất nước, dân tộc thì vấn đề về số phận cá nhân được đặt ra gay gắt, ý thức cá nhân thức tỉnh trỗi dậy mạnh mẽ. Các vấn đề thuộc về cá nhân riêng tư từ trước bị kìm nén bị giấu đi trong cái chung trong cái nhân danh cái cộng đồng thì giờ đây đã được chú ý khai thác và đào sâu hơn. Ý thức con người cá nhân với những nhu cầu, khát vọng đời thường mang tính bản năng được đánh thức. Văn học hướng đến cảm hứng thế sự đời thường để thỏa mãn những nhu cầu thị hiếu cấp thiết của độc giả. Đặc biệt, văn nghệ sĩ có dịp nhìn lại chính mình để khẳng định vai trò vị thế cá nhân trong xã hội trong văn chương.

Trong số các nhà văn tiền chiến đã sáng tác qua nhiều giai đoạn văn học thì Nguyên Hồng là một trong những nhà văn viết hồi ký thành công. Sau 1975 Nguyên Hồng gây ấn tượng bởi tập hồi ký Những nhân vật ấy đã sống với tôi với phong cách hồi ký độc đáo: “Nhà văn không hề tái hiện sự kiện, biến cố, ôngtập trung vào những điểm chính yếu, sinh động nhất để dựng lại linh khí thời quá vãng. Cái mà Nguyên Hồng quan tâm hơn cả là làm sao để thể hiện một cách thật chính xác tâm trạng mình trong những thời khắc khó quên ấy. Hồi ký của ông, vì thế, có thể coi là hồi ký tâm trạng”[20, tr. 4]. Hồi ký của Nguyên Hồng chất thơtoát lên từ cuộc đời chứ không phải là lối thi vị hóa cảnh vật và cảnh đời.

24

Tô Hoài là nhà văn khơi nguồn cho mùa vàng bội thu của hồi ký sau 1975. Hồi ký là nơi mà nhà văn đã thể hiện rõ nhất sở trường cùng cá tính sáng tạo của mình. Tô Hoài tiếp tục thể hiện khả năng viết của mình ở độ tuổi “thất thập cổ lai hy” bằng các cuốn hồi ký Cát bụi chân ai, Chiều chiều, Chuyện cũ Hà Nội,

Những gương mặt. Ở các tác phẩm này ông đã chứng tỏ bản lĩnh, cá tính và sự

trải đời qua những chi tiết về đời tư đã được mờ đi thay vào đó là những vấn đề về xã hội thế sự được soi chiếu qua lăng kính của nhà văn - người kể chuyện. Chuyện đời, chuyện nghề với mọi biểu hiện phức tạp tinh vi nhất hiện lên khá cận cảnh. Các tác phẩm của Tô Hoài thông qua những mảng hiện thực phong phú của cuộc sống đời thường đã tái hiện sinh động sâu sắc bức tranh về những chặng đường lịch sử đầy biến cố lớn lao của dân tộc khi ông đứng ở cuối cuộc đời cũng là ở cuối thế kỷ. Tô Hoài không đi vào diện rộng như các nhà sử học nhưng những gì mà ông nắm bắt được là những vấn đề điển hình mang tính biểu tượng, gây ấn tượng đặc biệt cho nhà văn. Sự pha trộn giữa các thể loại cũng khiến bạn đọc và giới phê bình khó xác định thể loại tác phẩm. Các tập truyện Chiều chiều, Cátbụi

chân ai hay Chuyện cũ Hà Nội, Những gương mặt có người coi là hồi ký,nhưng

cũng có người coi đó là tự truyện, thậm chí nó mang dáng dấp của tiểu thuyết…Nhưng dù coi nó là thể loại nào đi chăng nữa thì tất cả đều không thể phủ nhận các tác phẩm ấy đều mang yếu tố tự truyện rõ nét.

Trong diện mạo chung của hồi ký văn học đương đại nổi bật là sự có mặt của thế hệ các nhà văn - chiến sĩ, đây là loại hình nhà văn đặc biệt của giai đoạn đất nước có chiến tranh. Hoàn cảnh đặc biệt của lịch sử đấu tranh dân tộc đã sản sinh ra một thế hệ những người lính mang tâm hồn thi sĩ cầm súng, cầm bút. Các thế hệ này đã cho ra đời những trang văn ngay trong khói lửa chiến tranh với những dòng nhật ký thấm đẫm không khí chiến trường như Nhật ký chiến tranh

của Chu Cẩm Phong, Mãi mãi tuổi hai mươi của Nguyễn Văn Thạc, Nhật ký

chiến trường của Phan Tứ, Nhật Ký Đặng Thùy Trâm…Có những nhà văn -

chiến sĩ đã ngã xuống ở tuổi hai mươi và cũng có các nhà văn nhìn lại ký ức chiến tranh với cảm xúc còn tươi mới sau một chặng đường nhiều biến động. Trong số

25

các nhà văn khoác áo lính Phan Tứ là người kịp viết hồi ký để tiếp nối những dòng nhật ký chiến trường thì hồi ký Trong mưa núi in đậm phong cách của nhà văn đã từng được khẳng định ở thể loại tiểu thuyết và truyện ngắn. Đó là ngòi bút đã nói lên hiện thực trần trụi với chất lý tưởng thời đại cùng với chất sử thi hào hùng. Khác với hồi ký của thế hệ các nhà văn tiền chiến, Phan Tứ nhìn quá khứ ở cự ly gần. Những câu chuyện những sự kiện liên quan trực tiếp đến đời sống chiến đấu của nhân dân trong giai đoạn khốc liệt nhất của lịch sử còn tươi nồng sức sống hiện lên thật rõ nét.

Hiện nay, đời sống văn học đương đại xuất hiện nhiều tác phẩm tự truyện mà các nhà văn đã dũng cảm nói lên những điều thầm kín của bản thân như chuyện công khai danh tính, những trăn trở, suy nghĩ đau đớn về trách nhiệm của đời mình, như: Lê Vân sống và yêu (Bùi Mai Hạnh ghi), Bóng (Hoàng Nguyên và Đoan Trang ghi), Không lạc loài (Lê Anh Hoài ghi)…Đây là những tác phẩm “người thật - việc thật”, người phát ngôn sẽ tự chịu trách nhiệm về những lời kể và tính xác thực của câu chuyện. Viết hồi ký cũng là nhu cầu của nhiều người hoạt động ở lĩnh vực ngoài văn học. Các tác giả hoạt động trong lĩnh vực chính trị đã góp phần tăng thêm số lượng hồi ký sau 1975. Tiêu biểu như: Bác Hồ về nước,

Quê hương và đồng đội (Trần Tiến Cung); Người con đất Quảng kiên trung (Lê

Hải Lý); Những năm tháng quyết định (Hoàng Văn Thái); Bác Hồ, những kỷ

niệm không quên (Phùng Thế Tài); Ký ức Tây Nguyên (Đặng Vũ Hiệp); Hồi ký

Trần Văn Giàu (Trần Văn Giàu); Gia đình bạn bè, đất nước (Nguyễn Thị

Bình)…Bên cạnh bức tranh đầy màu sắc của cuộc sống đương đại các tác giả luôn luôn quan tâm đến hiện thực của đất nước

của dân tộc qua chiều dài thế kỷ đặc biệt qua hai cuộc chiến tranh cứu quốc vĩ đại. Những vấn đề tưởng như đã thuộc về “một thời quá khứ” vẫn luôn được ưu ái trong các tác phẩm hồi ký. Dạng hồi ký này đã tái hiện lịch sử ghi lại chân thực hồi ức kinh nghiệm của những người tham dự trực tiếp vào những biến cố trọng đại. Nó trở thành những tư liệu quý giá mang giá trị lịch sử sâu sắc vì người kể là

26 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

những nhân chứng sống của thời đại. Các tập hồi ký cách mạng chủ yếu hướng về chủ trương đường lối cách mạng trong các thời kỳ hoạt động qua một số sự việc cụ thể đồng thời nêu ra một số sự thật trong lịch sử hiện đại về các trận đánh của các nhà chỉ huy quân sự có cả những thành công, có cả những sai lầm dẫn đến thất bại, những quan hệ đồng đội đồng chí.

Sự góp mặt của các thể loại mang yếu tố tự truyện đã chứng tỏ sự vận động không ngừng của xu hướng dân chủ hóa trong văn học. Song song với sự hiện diện của con người cá nhân trong các mối quan hệ đan xen phức tạp là sự đa dạng của các thành phần tác giả. Giờ đây hồi ký, tự truyện không còn là tiếng nói của các văn nhân mà còn là lời giãi bày, chia sẻ của giới trí thức về những suy tư trăn trở những uẩn khúc của bản thân trước các biến chuyển của xã hội và thời đại….Chính sự xuất hiện liên tục và đa dạng ấy đã mang một luồng sinh khí mới cho nghệ thuật văn xuôi tự sự Việt Nam đương đại.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) yếu tố tự truyện trong văn xuôi tô hoài sau năm 1986 (Trang 27 - 32)