Ngôn ngữ tự nhiên, dung dị, mang đậm tính khẩu ngữ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) yếu tố tự truyện trong văn xuôi tô hoài sau năm 1986 (Trang 85 - 89)

7. Cấu trúc của luận văn

3.2.1.Ngôn ngữ tự nhiên, dung dị, mang đậm tính khẩu ngữ

80

không thể có tác phẩm văn học. Nhờ có ngôn ngữ mà thế giới nhân vật hiện ra sống động trước mắt người đọc. Qua đó, độc giả mới có thể hiểu được những nội dung tư tưởng, chủ đề tác phẩm được gửi gắm đằng sau hình tượng ấy. Sự tìm tòi, sáng tạo về ngôn từ đã thành một thói quen nghề nghiệp của Tô Hoài, tạo ra một phong cách ngôn ngữ riêng. Nguyễn Đăng Điệp đã chỉ ra đặc trưng cơ bản ngôn ngữ của Tô Hoài: “Tô Hoài rất ít khi dùng thứ ngôn ngữ óng ả, sặc mùi sách vở. Chữ nghĩa của ông cất lên từ đời sống. Nhưng đó là thứ ngôn ngữ được chắt lọc,

thôi xao kỹ lưỡng. Các chi tiết nghệ thuật trong văn Tô Hoài thường là kết quả của một quá trình quan sát tinh và sắc. Muốn thế, chữ nghĩa phải giàu khả năng tạo hình và có khả năng biểu đạt các tình huống, các sự kiện một cách chính xác nhất” [80].

Ngôn ngữ trong mỗi tác phẩm của Tô Hoài được cất lên từ đời sống hàng ngày của quần chúng nhân dân. Do luôn được tiếp xúc với người lao động nên Tô Hoài đã khai thác rất nhiều từ ngữ trong lời nói hàng ngày của người dân. Ông đã thừa nhận rằng: “Ảnh hưởng đầu tiên đến với tôi, không nói về tư tưởng, lập trường chính trị chính là làng Nghĩa Đô của tôi. Người ta nói thế nào thì tôi cứ thế mà xào xáo thành văn. Các tiếng nói ở trong nhà, trong xóm, ở trong làng của bà con, bạn bè lúc bé, lúc bắt đầu lớn lên nó ăn sâu vào óc mình. Tất cả các thứ ngôn ngữ mà tôi quen nghe, quen dùng tạo thành cho tôi cái gốc trong tất cả các tác phẩm đầu tiên của tôi…”[41, tr. 429].Đọc những tác phẩm của Tô Hoàichúng ta thấy “cái tiếng nói ở trong nhà, ở trong xóm, trong làng đã ảnh hưởng lớn đối với ông và được ông sử dụng thành công” [41, tr. 429]. Những từ ngữhọc được từ những năm ông làm cán bộ tiểu khu được nhà văn vận dụng một cách tự nhiên, linh hoạt. Đó là cách mà anh nhà quê gọi chị hàng xóm là “con nặc nô”, gọi các ông có chức có quyền là “ông kễnh”, gọi các ông công an theo tiếng lóng là “ chìmcá nổi, cá ươn, cá nửa mùa” [34, tr. 130] và một loạt các từ ngữ mà chỉ nhắc đến thôi chúng ta đã thấy cuộc sống phố phường tràn vào trang văn của Tô Hoài dày đặc đến mức độ nào: “bốcphét”, “cánh hẩu”, “bỏđời”,“hổ lốn”,“khoái tỷ”, “nhao ra”. Ngôn ngữ ấy được thể hiện trong lời trò chuyện của Phùng Quán với

81

ông Ngải: “Được rồi, cháu sáng mắt ra rồi cụ ạ. Không phải chỉ anh mới có năm xe chữ, em chẳng mẹt chữ nào mà cũng suông cả. Trí thức tiểu tư sản không bằng cục cứt thật” [34, tr. 57]. Việc sử dụng các từ ngữ thông tục làm cho lối hành văn trở nên tự nhiên gần gũi và dân dã, không chỉ có nhân vật của Tô Hoài nói mà ngay chính bản thân nhà văn cũng đồng điệu với họ. Những ngày làm đội cải cách tìm vào gia đình những bần cố nông bắt rễ mà Tô Hoài còn “hốt” còn “trợn” với bữa ăn “cái dái trâu” [34, tr. 34] mà anh chủ nhà tốt bụng đã ưu đãi “thết mình”. Tô Hoài sử dụng từ ngữ rất đắt, một ông học viên nọ “nẫng” một quả chuối rồi quay ra bóc ăn nhưng ông không bỏ tiền xuống bàn. Bản thân ông mua và quên trả tiền từ hôm nào cũng không hay, thế nên một học viên khác tình cờ thấy người ấy hơi lạ và tò mò đều thấy mỗi hôm ông chen vào “thón” một quả chuối rồi chen ra vừa đi vừa bóc ăn.

Đậm đặc nhất trong ngôn ngữ văn chương của Tô Hoài là việc sử dụng các cụm từ mang đậm tính khẩu ngữ và các từ ngữ địa phương: “Các tổrễchuối” phát hiện Lý Vạn giết mụ Lịch để trảm đầu mối ở trên rừng không có lĩnh lương tháng, ông chén “tiểu táo” - tiểu táo là chế độ cao cấp còn chúng tôi ăn đại táo là hạng cơm “ngữ” với muối rang đủ tiền ăn và thuốc men, nó gửi “ngữ” gửi tháng thôi. Tô Hoài đã tái hiện một cách xác thực lối sống gần gũi của người đương thời cho ta thấy khả năng nắm bắt thâm nhập đời sống của tác giả vô cùng sâu sắc. Ở hồi

Cát bụi chân ai nhà văn cũng sử dụng rất nhiều ngôn ngữ địa phương: “dận

giày”,“xế lô”,“nghiến ngả”,“ràn rụa”…Ngôn ngữ được sử dụng trong tác phẩm của ông phù hợp với trình độ của đông đảo quần chúng nhân giúp người đọc dễ hiểu dễ tiếp thu. Trong Phố Mới (Chuyện cũ Hà Nội) Tô Hoài đã sử dụng số lượng từ ngữ của nhân dân với tần số cao như: “mốc thếch”, “nhớp nháp”, “đỏ xỉn”, “mụ”, “gầy đét”, “béo tròn”, “cứ vọt tứa ra thế kia”, “khỏe như trâu lăn”, “nói thách”, “ngã giá”, “đòi tiền lót tay”, “cãi phứa không biết”…Cách sử dụng từ ngữ như vậy khiến cho những trang văn của ông gần gũi với đời thường, không tạo khoảng cách đối với độc giả. Những sự vật, sự việc, hiện tượng trong tác phẩm

82

hiện lên rất gần gũi, thân thuộc, sống động, chân thực có khi lại hết sức hài hước và tinh nghịch.

Tô Hoài sử dụng thành ngữ cũng như một phương tiện hữu hiệu để vẽ nên bức tranh hiện thực cuộc sống muôn màu muôn vẻ. Nhà văn đã rất sáng tạo khi đưa những thành ngữ, từ ngữ điển tích vào trong trang văn của mình. Ở Chuyện

cũ Hà Nội Tô Hoài viết:“Đời sống thành phố cò con, có các ông Tây ăn trên ngồi

trốc. Còn thì, người ta bới bèo tìm bọ, sinh sống trên lưng nhau, nuôi lẫn nhau” [35, tr. 48]. Chỉ bằng hai câu văn ngắn gọn, nhà văn đã làm nổi bật sự đối lập cuộc sống của hai tầng lớp: những ông Tây thì nhàn hạ còn những người dân nghèo thì vất vả cực nhọc kiếm từng miếng ăn. Ngoài ra, chúng ta còn bắt gặp các thành ngữ khác: “Ngườivô công rồi nghề, người thất nghiệp đâu cũng nhan nhản” [35, tr. 48]; “Xác người chết nào cũngdẹp đét như con mắm” [35, tr. 229]...Trong Cát

bụi chân ai thì hầu như trang nào cũng có cách diễn đạt này, những thành ngữ,

quán ngữ được nhà văn, nhân vật sử dụng nguyên vẹn để diễn tả điều mình muốn nói. Chẳng hạn để nói về tính mê gái của Nguyễn Bính, nhà văn dùng thành ngữ “quạ vào chuồng lợn, ếch vồ hoa” [33, tr .64], Phan Khôi thì “lời lẽ ngang như cua”, anh chủ hàng phở Khải là kẻ “thân làm tội đời”, nhà triết học Trần Đức Thảo chỉ tháng ngày quanh quẩn “cơm niêu nước lọ”…Ngoài ra còn vô số các thành ngữ khác như “khỉ ho cò gáy”, “lo bò trắng răng”, “năm cùng tháng tận”, “nước đến chân mới nhảy”, “thân làm tội đời”…được đưa vào lời dẫn truyện hoặc là lời của các nhân vật. Đôi lúc nhà văn cũng dùng những ngôn ngữ rất dân dã khi định danh các nhà văn: Nguyễn Tuân xuất hiện qua tên gọi “tay ăn chơi sành điệu,cây sáng kiến”,Xuân Diệu được mệnh danh là “con ma ăn”, Nguyên Hồng là“bác gà trống cựa” còn Vũ Trọng Can “đôi mắt chó giấy” nghe thật hài hước đáng yêu…

Với quan niệm: “Ngôn ngữ quần chúng là kho của vô giá, là nguồn bổ sung vô tận cho nhà viết tiểu thuyết, từ những kinh nghiệm “xào xáo” tiếng nói trong nhà, trong xóm, trong làng, của anh em, bè bạn”[41, tr. 432], Tô Hoài luôn nâng

83

niu, trân trọng những ngôn ngữ đó để làm giàu và phong phú hơn cho những trang văn của mình. Bằng thứ ngôn ngữ tự nhiên, dung dị, mộc mạc như hơi thở cuộc sống, Tô Hoài đã tái hiện bức tranh hiện thực và con người mang dấu ấn đậm nét của những cá tính, những phong tục tập quán. Ngôn ngữ tự truyện của Tô Hoài không hướng đến sự cầu kỳ, sang trọng mà nền nã, điềm đạm, sâu lắng. Ông nghiêng về chăm chú lắng nghe, nâng niu lời ăn tiếng nói của những con người bình dân trong đời sống sinh hoạt hằng ngày.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) yếu tố tự truyện trong văn xuôi tô hoài sau năm 1986 (Trang 85 - 89)