Cái “tôi” sâu sắc, giàu cảm xúc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) yếu tố tự truyện trong văn xuôi tô hoài sau năm 1986 (Trang 68 - 72)

7. Cấu trúc của luận văn

2.3.1.Cái “tôi” sâu sắc, giàu cảm xúc

Các tác phẩm mang yếu tố tự truyện không đơn giản là phản ánh lại hiện thực và số phận cá nhân con người mà còn là tiếng nói của cá nhân nhà văn về

63

chính mình. Chính vì vậy, yếu tố tự truyện trong các tác phẩm văn học thể hiện rõ nhất ở sự bộc lộ cái tôi cá nhân. Cái tôi ấy đã được hư cấu, xen lẫn giữa cái thực và cái được hư cấu để trở thành cái tôi mang tính khái quát trong mỗi tác phẩm văn học. Từ cái tôi sự thật, nhà văn sẽ sáng tạo nên cái tôi trong tác phẩm thông qua những chi tiết, sự việc, thái độ của nhà văn đối với hiện thực cuộc đời mình. Từ những câu chuyện về cuộc sống, số phận của mỗi cá nhân được phản ánh trong tác phẩm, nhà văn sẽ bày tỏ nỗi niềm về cuộc đời của chính mình, để từ đó bộc lộ cái tôi cá nhân một cách rõ nét nhất.

Từ những trang hồi ký mang yếu tố tự truyện của Tô Hoài, chúng ta có thể hình dung ra bức chân dung của chính tác giả - bức chân dung tự họa khá sắc nét. Để làm nổi bật cái “tôi” tác giả, nhà văn đã tập trung miêu tả tâm trạng của nhân vật để nhân vật “tôi” tự miêu tả cảm xúc, tâm trạng của mình. Cách thể hiện cảm xúc trực tiếp làm cho nhân vật vừa sinh động vừa kéo lại gần khoảng cách giữa hiện tại và quá khứ với nhau hơn. Với quan niệm tình yêu thương là nguồn cội của sức mạnh, là lẽ sống của mỗi con người, Tô Hoài đã đặt nhân vật trong hoàn cảnh sống đời thường để làm nổi bật lên cái “tôi” cá nhân thấm đẫm tình yêu thương. Những trang văn của Tô Hoài mang cảm hứng sâu sắc về tình yêu, con người trong cuộc đời. Với những câu chuyện đời thường Tô Hoài đã cho ta thấy được tấm lòng thổn thức của ông với những cảnh đời cơ cực, những số phận đắng cay.

Câu chuyện Nguyễn Bính mất con làm cho trái tim Tô Hoài đau đớn, xót xa. Ông thông cảm sâu sắc với số phận của đồng nghiệp vì ông có trái tim của con người đã từng trải qua những đau khổ, tủi nhục trong những bước đường thăng trầm của cuộc đời. Cho nên trái tim ấy rung lên những xót thương đối với những người cùng khổ. Từ sự lỡ dở trong tình yêu với người con gái khi làm báo Trăm hoa đến việc Nguyễn Bính làm mất con đã để lại cho nhà văn nỗi cảmthông sâu sắc: “Một tối kia, bố rượu say rồi bố bế Hiền thẩn thơ ra phố. Đến ngã sáu Bà Triệu…Chợt nghĩ thế nào, hai tay bố Hiền giơ Hiền ra, đưa Hiền cho một người

64

đàn ông đương đi tới” [33, tr.64 - 65]. Người đọc thương cảm trước cảnhNguyễn Bính “thất thểu suốt đêm sáng ra nhợt nhạt, thẫn thờ bước giữa trốngkhông” [33, tr. 65] vì đã trót đưa con cho người ta: “Thôi bây giờ viết vào đây câu chuyện thương tâm ngày ấy. Biết đâu, chuyện này - như một cái nhắn tin tìm người ruột thịt thường đọc trên báo...Đột nhiên, tôi hy vọng. Tên cháu là Hiền nhé” [33, tr. 65]. Tô Hoài có tấm lòng nhân ái, ông viết về nỗi đau của các bạn văn với một giọng điệu đầy cảm xúc. Nhà văn luôn có một niềm hi vọng không bao giờ cạn là một ngày nào đó Nguyễn Bính sẽ tìm lại được bé Hiền để cho trái tim đau khổ của người cha hết ân hận, xót xa.

Nếu như ở một số nhà văn, cái tôi trong các tác phẩm mang yếu tố tự truyện thường là cái tôi muốn khám phá thế giới hiện thực xung quanh, muốn thể hiện sự am hiểu của mình về thế giới rộng lớn từ những mối quan tâm vào những việc trọng đại thì Tô Hoài lại tập trung thể hiện cái tôi vào những điều nhỏ nhặt. Đó là cái tôi giàu suy tư, cái tôi khao khát hạnh phúc…Có những sự việc mà cả đời Tô Hoài sẽ không bao giờ quên và khi tái hiện lại trong tác phẩm mình ông cũng không né tránh. Đó là mối quan hệ “đặc biệt” của Tô Hoài với Xuân Diệu ở chốn “U tì quốc” trong những đêm mưa gió năm nào là một minh chứng. Trước ánh mắt nhìn đắm đuối, cùng với những hành động, cử chỉ vô cùng ân cần chu đáo của Xuân Diệu dành cho mình, Tô Hoài thấy “hơi lạ” nhưng cũng rất “cảmđộng”. Nhà văn nhận ra Xuân Diệu yêu mình. Trong “cuộc tình” ấy, Tô Hoài là người trong cuộc, một kẻ đồng lõa nhiệt thành, vậy mà khi Xuân Diệu bị đưa ra kiểm điểm thì không có ai bênh vực. Đến cả Tô Hoài cũng câm như hến và nhận thấy tính hèn nhát, an phận của mình dù trong lòng đau đớn day dứt khi thấy Xuân Diệu ngồi khóc. Tô Hoài luôn dành cho Xuân Diệu những tình cảm tốt đẹp nhất trong trái tim mình. Chỉ có ông mới nhớ tất cả những lời cằn nhằn đáng yêu của Xuân Diệu dành cho mình. Ông nhớ sự quan tâm chu đáo từ chiếc khăn mùi xoa đến đôi bít tất, thế mà ông không thể đứng lên bênh vực cho Xuân Diệu bởi ông cũng chỉ là một con người bình thường như tất cả những con người bình thường khác mà thôi. Không chỉ tỏ rõ thái độ yêu thương, cảm thông đối với các bạn văn,

65

Tô Hoài còn thổn thức trước những cảnh đời oan trái, những số phận đắng cay của những người phụ nữ như Ly Chờ, như Thào Mỷ. Đọc mỗi trang văn, người đọc như thấy được tình cảm hết sức chân thành, giản dị của nhà văn Tô Hoài.

Tô Hoài là một nhà văn chân chính vì con người, vì cuộc sống. Trước những mặt trái của cuộc sống đời thường, Tô Hoài không đao to búa lớn mà luôn thể hiện sự băn khoăn, trăn trở. Điều đó hình thành nên cái tôi trữ tình, xót xa trong văn Tô Hoài. Cái nhìn thấu cảm mà đượm chất nhân văn khiến Tô Hoài nhìn nhận cuộc sống đa chiều, đa diện. Nhà văn không chỉ nhìn thấy những nét đẹp, cái nên giữ gìn mà còn không thể làm ngơ trước những thói quen xấu hay những biểu hiện trái với đạo đức văn hoá truyền thống của dân tộc. Từ tục tảo hôn, tục đòi nợ vào ngày ba mươi Tết, tục cho vay nặng lãi, tục mê tín dị đoan chữa bệnh cho người ốm bằng cách cúng bái, tục bêu rếu nói xấu nhau...đến những cảnh con cái tệ bạc với cha mẹ, vợ chồng tệ bạc với nhau, cháu chắt tệ bạc với ông bà... tất thảy đều được nhà văn quan tâm với niềm xót xa, trăn trở.

Câu chuyện Đêm giao thừa là một hồi ức buồn thương, ngậm ngùi về số phận con người. Với cái tôi chan chứa nhân đạo, trĩu nặng ân tình, Tô Hoài xót xa cho số phận chú Cát - người làm culi, kéo xe tay “phải cúi cổ làm con ngựa người”. Giữa đêm áp tết, chẳng còn ma nào mò mẫm, chỉ mình chú Cát “len lén,

cẩn thận và kín đáo xuống phố kéo xe” [35, tr. 43]. Những bước chân đều đều, run rẩy trong rét mướt. May mắn, khấp khởi chú gặp một thằng Tây say rượu, bị nó giở trò bỉ ổi “đạp tụt cái quần chú xuống”, hơi tởm một tí nhưng lại được thêm hai hào vậy là có “cái tết giắt cạp quần”. Nhà văn kết thúc câu chuyện bằng nỗi xót xa, ngậm ngùi: “Qua tháng giêng năm ấy, chú Cát ốm suốt tháng hai. Không ai biết chúbệnh gì. Người cứ trương lên, chỗ nào cũng đau, đít lở loét, tanh hôi không ai dám gần. Chú thảm thiết kêu rống suốt đêm. Đến hôm chú hấp hối, chú nói xóm giềng mới hay đêm ba mươi chú bị thằng Tây đổ bệnh tim la” [35, tr. 51]. Cái tôi nghẹn ngào, xót xa ấy còn được thể hiện rõ trong những bài viết phản ánh hủ tục lạc hậu, ấu trĩ của một thời đã qua. Khi tái hiện lịch sử, Tô Hoài

66

đã xóa bỏ đi khoảng cách sử thi vốn ăn sâu vào tiềm thức của mỗi người để nhìn nhận và xử lý chất liệu hiện thực theo một cách khác. Mọi sự kiện và con người trong tác phẩm của ông đều được đặt dưới cái nhìn tự nhiên, thậm chí có phần suồng sã. Vì vậy cuộc sống hiện lên gần gũi vô cùng. Câu chuyện Làm ma khô

rửa mặt cho bố của bác đĩ Hiền để lại bao ám ánh trong tâm trí bạn đọc. Tô Hoài ngậm ngùi “chết đường là một nỗi đau, một điều khốn khổ lại chết mất xác phải tiếng để đời với làng nước với bao nhiêu âm thầm cực nhục không thể nào nói xiết” [35, tr. 48]. Nhà bác đĩ Hiền chạy ăn từng bữa chưa xong nhưng vẫn phải “sắm sửa, vay mượn, cầm bán, nhặt nhạnh” làm đám ma khô để rửa mặt cho bố. Đểrồi cả nhà bác đĩHiền đi chẳng bao giờ về nữa.

Đối với người nghệ sĩ, nơi đâu có tình yêu thương, có lòng nhân ái thì ở đó lòng người được sưởi ấm. Ở Tô Hoài luôn có một cái nhìn khách quan với một thái độ rõ ràng, cụ thể trước đối tượng mà mình phản ánh. Để có được điều đó, Tô Hoài đã phải trải qua những tháng ngày lao động cần cù, vất vả nhưng thật sự nghiêm túc. Vốn sống chính là chất liệu, là cầu nối thường xuyên giữa nhà văn với cuộc sống để từ đó làm nổi bật nghệ thuật tự biểu hiện cái “tôi” hồi tưởng suy ngẫm sâu sắc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) yếu tố tự truyện trong văn xuôi tô hoài sau năm 1986 (Trang 68 - 72)