7. Cấu trúc của luận văn
2.1.2. Hiện thực cuộc sống trong hòa bình
Trong những năm về thực tế ở vùng quê nghèo, Tô Hoài đã để cho người đọc thấy được cái vẻ tạm bợ của một xóm trại qua ngòi bút tả thực của mình nhằm làm nổi bật lên lại khung cảnh nghèo nàn của người dân làng quê xóm Đồng: “Vào xóm càng rõ ra cái xóm trại còn tạm bợ. Nhà nhà đều tường đất, những hốc khoét vào trong tường đựng mọi thứ, cái điếu cày, bó đóm, nắm giẻ rách, rổ đậu đãi, niêu tép kho. Cái bùi nhùi rơm lấy dưới bếp lên, tiếng thổi lửa phù phù. Đâu mà có giẻ rách làm nòm, ở xó xỉnh này cái giẻ cũng được khối việc khác” [34, tr. 31 ]. Tô Hoài đã ghi lại cảnh sinh hoạt mang đậm dấu ấnvùng quê nghèo từ những chi tiết đời thường ấy. Ngay hôm đầu tiên đến với xóm nghèo này nhà văn đã nhìn thấy hình ảnh những ngôi nhà có tường đều trát bằng đất, ở trên đó có những hốc khoét để đựng mọi thứ cần thiết của gia đình.
Đọc hồi ký Chiều chiều ta không thể quên được hình ảnh gia đình ông Ngải trong khung cảnh rất đặc trưng của gia đình nơi thôn quê với một không khí gia đình đầm ấm hòa thuận: “Hôm ấy, Toàn với Hến ra vườn cắt hai buồng chuối tây, mỗi buồng hơn mười nải...Mai đi chợ Diêm từ lúc sao chưa lặn, thế mà khi Toàn về trong làng, tối mẹ con Hến lại đi kéo lúa như mọi khi, đến khuya ngủ một lúc gà đã gáy dồn. Bà Ngải lại gọi: “Hến! Hến! Trỗi! Trỗi!” Tinh mơ ông Ngải đã ngồi đầu chõng với cái vò nước, cái điếu cày. Cô Hến trở mình, ngái ngủ. Phải vài ba lần bà Ngải quát gọi, cô Hến mới ậm ừ ngồi lên. Lại ra nhóm bếp, bắc nồi, tra gạo bà Ngải đã vo sẵn, lúc quấn cơm xong lại vào giường lăn ra. Đến lượt bà Ngải bày mâm bát, bắc cơm, lại hò: “Trỗi! Trỗi!” Cô Hến trở mình, chép miệng, ú ớ. Phải mấy câu giật lên nữa cô mới thật ngồi dậy được và ra chỗ mâm chõng” [34, tr. 80]. Bằng giọng điệu rất khách quan của ngườikể chuyện, tác giả đã miêu tả cảnh sinh hoạt của gia đình ông Ngải từ cảnh đi chợ
37
lúc sao chưa lặn đến cảnh nấu bữa cơm sáng từ tinh mơ, tối kéo lúa…tất cả đều diễn ra trong một không gian cụ thể với những việc làm cụ thể. Cuộc sống sinh hoạt của các thành viên trong gia đình được kết nối bằng một không gian ấm cúng chan chứa yêu thương, đầm ấm hạnh phúc gia đình.
Không gian làng quê sau chiến tranh còn được hiện lên qua cuộc sống nhọc nhằn của những người nông dân “đầu tắt mặt tối”. Không khí làm việc khẩn trương ở thôn quê được hiện lên cụ thể: nơi còn gặt nơi đã cày dầm, có nơi cày xếp ải quanh bờ, chỗ chuẩn bị làm mùa, chỗ sang màu…Tất cả phản ánh sự tất bật, bản chất làm ăn chăm chỉ của người nông dân trên mảnh đất gắn bó máu thịt của họ. Miền Bắc không còn tiếng súng của chiến tranh song cuộc chiến với sự sống và sự tồn tại thì không bao giờ dừng lại. Người dân “lúc nào cũng lật đất kiếm cái ăn”, lúc nào cũng trăn trở vì cuộc sống. Tô Hoài sử dụng ngôn ngữ rất chính xác nhằm miêu tả nỗi nhọc nhằn của họ. “Lật đất” chỉ với cụm từ này thôi chúng ta có thể hình dung ra được một cuộc chiến với sự sinh tồn vô cùng quyết liệt. Người đọc thấy rõ quá trình vận động của không gian làng quê - không gian đầy ắp những sự kiện trong cuộc sống mưu sinh của người nông dân.
Chẳng hạn phố xá Thái Bình trước đây chỉ có lác đác vài ba ngôi nhà nhưng mấy năm nay đã lên thành phố với những bước đột phá mới. Đường cầu Bo qua cổng tỉnh sang Nam Định không còn nhà vách lợp phibrôxi măng xám nữa mà thay vào đó là những ngôi nhà một tầng mái ngói, mái bằng nhấp nhô. Phố “si đa”, phố “quân khu” tràn ngập bánh kẹo rất lạ mắt như ở Hà Nội. Đầu cầu Bo mấy nhà lá hàng cơm chứa trọ mấy năm trước nay đã lát gạch không còn gậy tre chống tấm phên cửa lên xuống nữa mà thay vào đó là phất phơ vài tấm rèm vải hoa lụa trứng sáo. Vẫn là bến tàu nhưng mỗi người không còn dùng tay nải, cái bọc như trước mà giờ đây thay vào đó là hàng chục gánh nối nhau đi một dãy. Cảnh vật thay đổi rõ nét, nhà nhà đua nhau làm bằng mái ngói, mái xi măng mọc lên: “Tôi bỡ ngỡ đôi chút khi nhớ chỗ ấy là một cái ao. Bây giờ mọc lên nếp nhà hai tầng, dưới sân trên giại bể có giàn trầu không, cổng sắt khóa. Tôi đương vào
38
ngõ nhà ông Ngải mà cứ vừa quen vừa lạ. Cái nhà vẫn trong kia, nhưng không vách đất mà tường lên vàng khè. Đầu nhà trổ ra vườn chỗ ấy đặt chõ nước đái, chúng tôi đã làm hố ủ phân xanh, ngoài kia những cây chè khẳng khiu. Bây giờ xi măng trát phẳng, mất cả mấy cây cau lùn đằng trước. Nhưng dòng sông vẫn thấp thoáng sau bờ rào búi hóp. Cái chuôm thả vịt còn nhưng chỉ như vũng nước bên chân tường [34, tr. 503]. Sự thay da đổi thịt của làng quê cũng là sự thay da đổi thịt của đất nước sau chiến tranh. Làng quê giờ đây không còn nghèo nàn như xưa nữa mà trở nên giàu có hơn, đời sống của người dân được thay đổi rõ rệt.
Cảnh vật đổi thay khiến cho con người cũng thay đổi. Anh bí thư Sự ngày nào còn là một Đảng viên mẫu mực thì nay trở nên giàu nhất làng. Nhà anh giàu hơn nhà chủ tịch vì có điện thoại bắt vào tận tai, có năm gian nhà ngói âm dương, sân lát gạch từ thềm ra tới tận bờ ao còn cổng xây hai cột trụ như cột đình nhưng ngôi nhà ấy lại lạnh lẽo như cái nhà không người. Bản thân anh Sự làm bạn với thuốc phiện tự bao giờ không ai biết? Cuộc sống của anh là những bữa cơm do vợ con chuẩn bị sẵn mang đến, là những lời chửi tục sau lưng vợ. Đặc biệt sự thay đổi được thể hiện rõ trong cách ăn mặc của bà Sự: tóc xoăn, quần phăng đen, sơ mi hồng dài tay, mặt bôi phấn…và cô con gái đã cứng tuổi nhưng ăn mặc vô cùng trẻ trung: áo thụng tám túi, đeo cái túi sách hai ngăn, tóc cắt tém, bôi son môi, mặc váy bò cũn cỡn đến đầu gối…Vẻ nhiệt tình lúc đầu của hai mẹ con đối với Tô Hoài nhạt dần khi biết ông không về bằng ô tô riêng mà đi bằng xe ôm. Sự quay trở lại của nhà văn đơn giản là sự trở về của tình người bởi những kỷ niệm với nơi mà nhà văn từng gắn bó từng sống. Thế nhưng sự đổi thay của con người nơi đây khiến nhà văn không khỏi băn khoăn suy nghĩ.
Tô Hoài đã dựng lại một bức tranh xã hội rộng lớn trong thời bình. Cuộc sống xã hội thời bình được nhà văn nhìn từ cự li rất gần nên nó hiện ra phong phú, đa dạng muôn màu muôn hình với nhiều cung bậc khác nhau: có cái cao cả, có cái tầm thường nhưng lại có cái góc cạnh xù xì của nó với những con người bình thường gần gũi song lam lũ nhếch nhác và cơ cực. Một bức tranh xã hội phức tạp
39
được thu nhỏ hiện ra như chính cuộc sống của nó. Tô Hoài không hề né tránh những điều này, mà ông còn trực tiếp xây dựng nhân vật - những con người đã từng nếm trải, từng va vấp với đời thông qua ngôn từ của mình. Đó là các cuộc đua chen nhằm chạy theo thành tích giữa các hợp tác xã, các tổ sản xuất để cuối cùng chỉ còn là trò trẻ con. Bức tranh cuộc sống trong hòa bình hiện ra trong cảnh sinh hoạt đời thường, từ những cảnh rất đỗi bình yên “người ngồi giặt, người giã cua, người chẻ củi, trẻ con nhảy nhót, những cụ già móm mém nhìn ra đường” [34, tr. 210]. Đến cảnh xô xát ngày thường của vợ chồng “ông lãoquét vôi đi làm thuê về, say rượu, dọa giết vợ” [34, tr. 210]. Đó là những tiếng cãi nhau của đôi vợ chồng hàng xóm nhưng khi bảo vệ đến thì mỗi người ngồi một chỗ lời qua tiếng lại chứ không vi phạm trật tự trị an khiến những người làm công tác khu phố chẳng biết can ngăn thế nào vì chẳng ai nhường ai. Cuộc sống sinh hoạt để vun đắp ước mơ của những con người nơi đây khi tác giả được chứng kiến đoàn người hăm hở hăng say lao động với những dự định ấp ủ để xây dựng sông Tô Lịch thành một thắng cảnh đẹp của Hà Nội.
Bằng cái nhìn chân thực Tô Hoài đã quay lại cảnh không gian sinh hoạt để miêu tả hết sức tỉ mỉ cuộc sống thời bình với cách ghi “nhẩn nha” thực sự đã lôi cuốn người đọc. Tô Hoài mượn chuyện cá nhân để nói chuyện cuộc đời chuyện xã hội nhằm giúp cho bạn đọc hiểu thêm về một thời đại mà mình đã sống. Cuộc sống con người và lịch sử trong văn xuôi Tô Hoài vô cùng sinh động hấp dẫn không thể hòa lẫn với một hiện thực nào khác. Ngòi bút đầy chất văn của ông đã khai thác triệt để phần thiên lương làm nên phẩm chất mỗi con người mà không hề né tránh những thói hư tật xấu của họ góp phần làm nên những cái bình thường của cuộc sống. Vì thế cuộc sống của những con người trong tác phẩm của Tô Hoài luôn gần gũi và tô điểm cho bức tranh xã hội những năm tháng hòa bình.
2.1.3. Dấu ấn phong tục tập quán trong quá khứ
Nhãn quan hiện thực của Tô Hoài được thể hiện đặc sắc trong cách nhìn nhận hiện thực, đặc biệt là trong việc tái hiện bức tranh phong tục, tập quán. Đúng
40
như Trần Hữu Tá nhận xét, Tô Hoài có “nhãn quan phong tục đặc biệt nhạy bén, sắcsảo”.Mỗi nhà văn lại có con mắt khác nhau vềphong tục. Nếu Nguyễn Tuân cảmnhận phong tục gắn với truyền thống văn hoá dân tộc bằng ngòi bút của người nghệ sỹ tài hoa tài tử, Kim Lân đến với phong tục trong thú chơi tao nhã nơi làng quê thì Tô Hoài lại cảm nhận phong tục trên mọi phương diện tồn tại tự nhiên của nó. Nhà văn nhận thấy phong tục không chỉ ở những nét đẹp mà còn cả những hủ tục. Chính vì vậy, bằng ngòi bút hồi cố, Tô Hoài đã rất nhạy bén với những cảnh sinh hoạt, những tập tục quen thuộc của từng vùng quê, từng gia đình và từng con người. Biệt tài miêu tả phong tục chính là nét đặc sắc làm nên sức hấp hẫn trong văn chương Tô Hoài.
Đọc văn Tô Hoài người đọc nhận lại được một vốn tri thức vô cùng phong phú chính xác về văn hóa, phong tục tập quán trong quá khứ. Không gian văn hóa được mở rộng: từ những câu ca dao bình dị kể về sự tích làng Yên Thái, chợ Bưởi, chùa Bà Sách…đến làng Vòng chuyên làm Cốm tới làng Láng mở hội kéo cờ rồi đến ba mươi sáu phố phường cùng với âm vang rộn ràng của tiếng leng keng tầu điện...Bằng những nét chấm phá tài tình, tác giả đã vẽ nên một bức tranh chân thực của Hà Nội xưa - nơi tập trung của nhiều tầng lớp, nhiều thế hệ để cùng hoà hợp tạo nên những giá trị tinh tế, tao nhã lâu đời của văn hoá Thăng Long nói riêng và dân tộc Việt Nam nói chung.
Nét đẹp phong tục đầu tiên được Tô Hoài tái hiện lại trong các tác phẩm của mình phải kể đến lễ tết của người Việt: tết Thượng nguyên, tết Trung nguyên, Hạ nguyên, tết Thanh minh…Chỉ riêng truyện ngắn Giỗ tết đã nhắc đến đầy đủ, chi tiết về những ngày tết: tết Thượng nguyên, tết Trung nguyên, Hạ nguyên, tết Thanh minh, tết Đoan ngọ, tết Trung thu….Tết Nguyên đán là ngày tết quan trọng của người Việt. Trong những ngày cuối năm nhà nhà dù có hay không có điều kiện cũng đều dành thời gian dọn bàn thờ, quét tước nhà cửa, mua sắm những vật dụng cần thiết cho ba ngày tết. Con cháu được nhắc nhở về những điều kiêng kỵ trong dịp tết để mong mang lại những điều may mắn cho cả năm. Tết Nguyên đán
41
từ mùng một đến mùng ba, sáng mùng bốn các nhà hạ cỗ gọi là “hóa vàng, đốt vàng để các cụ có tiền tàu xe về cõi âm” [35, tr. 370]. Làm lụng cả năm vất vả, cũng chỉ có mấy ngày lễ tết là để mỗi gia đình có thời gian quây quần, vui vẻ bên nhau nên dù có nghèo khổ, cơ cực đến mấy thì nhà nào cũng cố gắng để làm sao có được một cái tết tươm tất. Tô Hoài đã dựng nên một bức tranh về không khí tết linh thiêng nhất của dân nghèo Hà Nội xưa trong niềm vui hồn nhiên của những đứa trẻ bên bánh pháo tép với miếng khế khô lẫn mật gừng…
Một nét đẹp văn hóa nữa mà cha ông ta lưu giữ lại cho con cháu, đó là tháng giêng có lễ tảo mộ. Khi đi tảo mộ ta mang theo thẻ hương để thắp và cuốc để xới cỏ, mang thêm mười hòn gạch để khi đắp mộ thì đặt vào cho khỏi trôi đất...Mùng năm tháng năm vào giữa mùa hè là tết giết sâu bọ để cầu cho quanh năm được khỏe mạnh. Trong ngày này phải làm rất nhiều thủ tục: vào sáng sớm trẻ con thường tắm sông, đeo bùa và vạch vôi vào rốn để trừ giun quẫy, uống nước dừa hoặc ăn các loại quả có vào sáng sớm sau khi đã thắp hương tổ tiên. Có nơi thì nhuộm móng tay, móng chân cho có màu hồng, màu đỏ. Vào giữa trưa thì ngắt lá ở các bờ rào: lá ổi, lá sung, là vối...đem về phơi khô và uống dần quanh năm...Tháng bảy có ngày rằm là lễ xá tội vong nhân. Người xưa quan niệm rằng mỗi chúng ta đều có phần xác và hồn. Khi chết đi phần hồn không thể đầu thai sẽ hóa thành quỷ ở dưới âm ti địa phủ. Hàng năm vào ngày rằm tháng bảy những con quỷ này sẽ quay về dương gian tìm người thay thế để mong được đầu thai vào kiếp khác. Rằm tháng tám là tết Trung Thu, trẻ con người lớn đều vui vẻ đón tết, rước đèn ông sao xem múa sư tử và cùng nhau ngắm trăng phá cỗ…Tất cả những ngày tết trong năm đã thể hiện một nét văn hóa đẹp của người Việt thể hiện sự tưởng nhớ, tri ân tổ tiên, nguồn cội, giao cảm nhân sinh trong quan hệ đạo lý của người Việt.
Cúng giỗ là truyền thống văn hóa tốt đẹp của người Việt thể hiện quan niệm uống nước nhớ nguồn, tỏ lòng thành kính, tiếc thương với những người đã khuất. Con người dù là bậc cụ, kị, ông bà hay người còn trẻ, còn bé đã mất đi thì đều
42
được cúng giỗ. Ngày giỗ là ngày mất của một người tính theo âm lịch, là dịp để con cháu và người thân tổ chức cúng cơm tưởng nhớ đến người đã khuất. Cúng giỗ cũng được chia ra nhà chi trưởng họ và trưởng nam: “Trưởng họ, trưởng nam giữ giỗ tổ, các cụ. Nhà thứ trai cũng như gái hằng năm về nhà trưởng góp giỗ”
[35, tr. 373].Ngày giỗ là dịp để con cháu trong nhà gặp gỡ, nhận mặt họ hàng và bàn bạc những công việc chung, đại sự của dòng họ, gia đình. Ngoài cúng tổ tiên ông bà, người thân, dân tộc Việt Nam còn có những ngày giỗ: giỗ tổ nghề giấy, giỗ tổ nghề lụa... những ngày này dành cho những người phát triển nghề, có công giữ nghề. Mỗi làng nghề thủ công đều có một tổ nghề: “thợ may, nghề giấy, nghề làm hương,nghề phường hát, nghề canh cửi…” [35, tr. 89].Việc cúng tổ nghề để cầu mong cho công việc làng nghề được thuận buồn xuôi gió, tránh mọi rủi ro. Quê Tô Hoài là làng dệt lụa, người dân nơi đây sống chủ yếu dựa vào khung cửi, bán vải. Trong tâm thức và ký ức của nhà văn, những ngày giỗ tổ làng nghề là những ngày bao trùm một không khí linh thiêng, đầm ấm. Nó như một thói quen