7. Cấu trúc của luận văn
3.3.2. Giọng điệu triết lý xót xa
Hiện thực cuộc sống mà nhà văn phản ánh trong những năm 50 đến những năm 90 của thế kỉ XX cùng nhiều kỉ niệm vui, buồn của đất nước và của chính bản thân tác giả được biểu hiện qua giọng điệu trữ tình triết lý xót xa. Sắc thái giọng điệu này xuất hiện khi nói về nỗi đau, sự bất hạnh của những mảnh đời mà nhà văn từng chứng kiến. Cái nhìn tinh nhạy mà đượm chất nhân văn khiến Tô Hoài không thể làm ngơ trước những thói quen xấu hay những biểu hiện trái với đạo đức văn hoá truyền thống của dân tộc. Từ tục tảo hôn, tục đòi nợ vào ngày ba mươi Tết, tục cho vay nặng lãi, tục mê tín dị đoan chữa bệnh cho người ốm bằng cách cúng bái,...đến những cảnh con cái tệ bạc với cha mẹ, vợ chồng tệ bạc với nhau, cháu chắt tệ bạc với ông bà...tất thảy đều được nhà văn quan tâm với niềm xót xa, trăn trở. Đó cũng là giọng điệu buồn xót xa khi Tô Hoài gợi lại số phận của các nhân vật trên những mảnh đất mà ông đã từng đặt chân và đi qua. Đó là Ly Chờ, cô gái dân tộc hăng hái thoát li đi công tác từ năm mười lăm tuổi tưởng như đã vượt qua mọi khó khăn nhưng những dang dở trong tình duyên đã làm thay đổi cả cuộc đời cô. Mới 40 tuổi Ly Chờ đã xin về hưu non và giờ đây “Ly Chờ đã bốn con...Vợ chồng và hai con nhỏ trở về Sà Phìn…Mỗi lần được thư chỉ những buồn là buồn” [33, tr. 247]. Rồi Thào Mỉ một phụ nữ dân tộc Mông tân tiến giỏi giang nhưng cuộc đời cũng chỉ toàn nước mắt. Một Vù Mí Ké vốn là người cán bộ dân tộc Mông từng có một thời vang bóng, giờ đã về hưu ở Sà Phìn và cũng nhiều gian truân. Xót xa cho những nỗi buồn và những giọt nước mắt ấy đã chạm vào nỗi đau khắc khoải trong tâm hồn tác giả: “Làm sao không buồn, bao
92
nhiêu hi vọngrồi lại chỉ như thế. Tại con người hay xã hội, hay còn tại những gì. Ảo não thê lương, mỗi khi trở lại những miền hoang vắng đã từng ở xưa kia mà đôi khi đã như nhà mình quê mình, vẫn chỉ thấy bóng người địu củi, vác nước và tiếng gọi lợn, gọi trâu ời ời trong ráng chiều”[33, tr. 247].
Là một người dễ xúc động, Tô Hoài luôn thể hiện nỗi thương cảm đối với mỗi cảnh huống của các bạn văn. Tô Hoài và Nguyễn Văn Bổng đã từng ngại ngùng không dám chào Nguyễn Tuân để đi một chuyến dọc Trường Sơn vì ngại không dám động đến tâm trạng của một người thèm đi mà bây giờ không đi được. Ông thấy xót xa cho Nguyễn Tuân, một người ham đi mà cuối đời lại chỉ quẩn quanh mở và đóng cửa sổ. Cái buồn của con người trước dòng thời gian vô tận khiến chúng ta không khỏi nuối tiếc bồi hồi, Xuân Diệu từng nói với giọng điệu đầy triết lý: “Chúng mình già rồi. Nhớnhững đêm man dại ởYên Dã, nhớ nhưin hơn bốn mươi năm trước, cũng tay tôi đây, Xuân Diệu vuốt lên, đắm đuối. Bây giờ nhìn nhau lặng yên. Tôi chợt buồn hơn cả câu Xuân Diệu nói. Xuân Diệu không già mà chỉ có tôi mới là ông lão. Xuân Diệu có một tình yêu riêng không khi nào biết tuổi, từ xa xưa đến bây giờ vẫn tơ vương, vẫn thanh xuân, vẫn thiết tha…”[33, tr.205].
Giọng điệu triết lý xót xa còn được bộc lộ khi Tô Hoài nghĩ về cuộc đời Nguyễn Bính: “Những cùng quẫn tự chuốc, những thương đau vơ vào, mình lại đầy ải mình, thân làm tội đời, cả những ngày còn lại này mà vẫn không nguôi” [33, tr. 63 - 64]. Đó là nỗi đau xé lòng của người cha trong một lần say rượu đã vô tình cho đi đứa con, để rồi nhiều năm sau mỗi khi nhớ đến Nguyễn Bính lại rơi nước mắt. Sự ân hận dày vò của Nguyễn Bính khiến chúng ta cảm thông với nỗi đau của nhà thơ lắm tài nhiều tật. Nhà văn cũng ngậm ngùi chua xót khi nói đến tình cảm đồng đội, đồng chí: “Có phải những câu hò ngẩn ngơ não lòngtrong đêm lạnh giữa những con người đã trải mấy cuộc đời làm rơi nước mắt xuống đường phố như dòng sông miên man, nhớ nhà, mà mừng trở về, không còn lệ ai chan chứa biết đi đâu về đâu như khi còn ở rừng Thượng Yên, mà khóc cũng
93
chẳng vì lẽ gì. Nguyễn Tuân nhìn Aki. Nguyễn Tuân rút khăn tay chấm mắt” [33, tr. 50]. Nhà văn luôn suy ngẫm về thời cuộc về bạn văn thông qua giọng điệu riêng của bản thân, từ đó nhà văn miêu tả rõ cuộc sống của các nhân vật trong tác phẩm của mình.
Với giọng điệu trữ tình triết lí xót xa nhà văn đã miêu tả ông Ngải - chủ nhà mà Tô Hoài và Phùng Quán ở nhờ trong những ngày đi thực tế ở xóm Đồng. Con người ngày nào tưởng như chẳng có gì có thể tàn phá nổi vậy mà giờ đây đã chậm chạp nghễnh ngãng, đôi mắt không còn tinh nhanh như xưa mà trở nên toét nhèm, ti hí. Ông đã lẫn lắm khi nghe nói chuyện về người con trai đã hi sinh mà lại là: “Thằng Ốc lại mải đi theo anh Quán tập dân quân rồi…Nó tập bắn súng gỗ với anh Quán” [34, tr. 512 - 513]. Cái giọng ngậm ngùi, trầm mặc, triết lý của Tô Hoài tiếp tục khi nói về cô Thẹn ngày xưa cô “chừng mười ba mười lăm tuổi, người mỏng như cái đóm” [34, tr. 534]. Bây giờ đã thành một bà lão “đốt ngón tay lạnh ngắt. Hàm răng móm làm cho môi và cằm rúm trũng xuống. Nước mắt bà chảy ra, không biết cái nước chết lưu niên ở hai con mắt loà lúc nào cũng ràn rụa nhợt nhạt trên mi, hay là nước mắt” [34, tr. 538]. Xót xa làm sao khi được chứng kiến một anh chủ nhiệm Sự phát biểu oang oang trong các cuộc họp trước đây thì bây giờ làm bạn với thuốc phiện, còn “hai thằng con trai thì ngồi ăn cơm nhà đá. Cái Soi ra ngoài tàu ngủ với trăm thằng. Cả mẹ nó…bà lão cũng chẳng tha thằng nào…” [34, tr. 523]. Bao nhiêu sự đời đã bị vòng xoáy của thời gian làm thành ra như thế, có nuối tiếc cũng chẳng bao giờ có thể quay trở lại được nữa, muốn níu kéo cũng chỉ là ước mơ. Bởi vậy mỗi khi nhớ lại bất kì chuyện gì hay một bóng hình nào nhà văn cũng không khỏi ngậm ngùi xót xa. Giọng triết lý xót xa còn được thể hiện rõ khi nói đến những thói hư tật xấu của các nhân vật cả những con người bình thường lẫn các nhà văn. Tác giả không gay gắt mà ông nhẹ nhàng như đang thủ thỉ đang giãi bày để thể hiện nỗi lòng của mình.
Trong Chuyện cũ Hà Nội, Tô Hoài đã cảm nhận vẻ đẹp của cuộc sống, của phong cảnh thiên nhiên tươi đẹp, của phong tục tập quán ở mọi miền quê và cả
94
nỗi bùi ngùi man mác trước những gian truân trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của con người. Giọng điệu nghẹn ngào, xót xa ấy còn được thể hiện rõ trong những bài viết phản ánh hủ tục lạc hậu, ấu trĩ của một thời đã qua. Câu chuyện Làm ma khô của gia đình bác đĩ Hiền để lại bao ám ánh trong tâm trí bạn đọc. Tô Hoài ngậmngùi triết lý “chết đường là một nỗi đau, một điều khốn khổlại chết mất xác phải tiếng để đời với làng nước với bao nhiêu âm thầm cực nhục không thể nào nói xiết”[35, tr. 53]. Nhà bác đĩ Hiền chạy ăn từng bữa chưa xong nhưng vẫn phải cố làm đám ma khô để rửa mặt cho bố. Kết quả là cả gia đình phải bỏ làng nước đi phu mộ sang tận Tân Thế Giới chẳng bao giờ thấy về.
Với cái nhìn sâu sắc đượm chất nhân văn nên những gì trái với luân lí đạo đức được ông phản ánh hết sức chân thực khách quan hài hước, từ chuyện cái răng, mái tóc đến chuyện đi ở tù thuê trong Bắt rượu. Với cách sử dụng giọng điệu đa dạng phong phú từ hóm hỉnh tinh nghịch, tự nhiên đến trữ tình với nhiều cảm xúc nhà văn đã thể hiện được thái độ tình cảm, lập trường của mình trước cuộc sống con người và cảnh sắc thiên nhiên Hà Nội xưa để người đọc có thể nhận thấy được tư tưởng cảm hứng sáng tạo và tài năng của nhà văn.
Tiểu kết chương 3
Như vậy, đọc các tác phẩm của Tô Hoài chúng ta thấy được yếu tố tự truyện trong sáng tác của ông sau 1986. Cuộc sống, con người, lịch sử trong hồi ký Tô Hoài hiện ra qua lăng kính chủ quan của nhà văn theo dòng hồi ức và các sự kiện. Xuất phát từ cảm hứng nhân văn đời thường nên ngôn ngữ hồi ký Tô Hoài rất tự nhiên, dung dị, đậm tính khẩu ngữ gần gũi với đời sống và lối sinh hoạt hàng ngày của con người. Tô Hoài đã thu vào cả một thế giới đời sống bình thường từ lời ăn tiếng nói của người dân, tới lối diễn đạt rất riêng có lúc thông minh, hài hước dí dỏm, có lúc lại trữ tình triết lý sâu xa của mọi tầng lớp người của giới văn nghệ sĩ. Tất cả các yếu tố trên góp phần thể hiện nét tài hoa trong sáng tác của người nghệ sĩ đa tài.
95
KẾT LUẬN
1. Tô Hoài là một trong những nhà văn tiêu biểu của nền văn học Việt Nam hiện đại. Ở ông có một sức sáng tạo mạnh mẽ, bền bỉ. Điều này, đã đưa ông trở thành một trong những cây đại thụ của nền văn học Việt Nam. Ở bất kì mảng sáng tác nào, ông cũng đều thành công và để lại dấu ấn của riêng mình. Đặc biệt, qua thể hồi kí, tự truyện Tô Hoài đã khẳng định được vị trí quan trọng trong hành trình sáng tạo nghệ thuật của mình và của nền văn xuôi đương đại
2. Các hồi ký Cát bụi chân ai, Chiều chiều, Chuyện cũ Hà Nội , Những
gương mặt là những tác phẩm quan trọng của Tô Hoài sáng tác sau năm 1986.
Dựa trên việc tìm hiểu đề tài Yếu tố tự truyện trong văn xuôi Tô Hoài sau năm 1986, người đọc có thể nhận thấy những dấu ấn tự truyện qua việc tác giả làm nổi bật lên chân dung của các nhân vật trong tác phẩm. Dù họ là ai thì ông vẫn nhìn nhân vật của mình với những nét nguyên sơ của cuộc sống. Nhân vật của ông hiện lên chân thực nhất mà cũng vô cùng đời thường. Những con người nổi tiếng trong làng văn như: Nguyễn Tuân, Nguyên Hồng, Xuân Diệu, Nguyễn Bính…chúng ta bấy lâu nay chỉ biết họ qua sách vở, qua những đóng góp của họ mà chưa một lần được tiếp xúc. Song qua các trang hồi kí của Tô Hoài người đọc thấy họ hiện ra cũng chỉ bình thường như bao người khác: cũng biết yêu, biết ghét và cũng có những thói hư, tật xấu…Với cách xây dựng nhân vật gần gũi như vậy, tác giả đã góp phần không nhỏ trong việc kéo gần khoảng cách giữa người đọc với các tác giả với nhau, từ đó hiểu sâu hơn về con người cũng như tâm tư sâu kín của các nhà văn.
3. Sức hấp dẫn của hồi kí - tự truyện sau 1986 của Tô Hoài là ở nghệ thuật trần thuật. Nhà văn đã khéo léo kết hợp trần thuật theo diễn biến sự kiện và trần thuật theo dòng hồi ức. Tô Hoài đã sáng tạo và phát huy tối đa sức mạnh ngôn ngữ bắt nguồn từ lời ăn, tiếng nói hàng ngày của nhân dân khiến cho giọng điệu đa dạng, phong phú, vùa sâu sắc lại vừa hóm hỉnh sâu cay. Đặc biệt, ông dám nói lên “sự thật” điều mà không phải ai cũng làm được. Ngoài ra, Tô Hoài vận dụng
96
linh hoạt cách kể, tả xen với những bình luận và những sáng tạo độc đáo của tác giả làm cho cuộc sống, con người, lịch sử hiện ra với cái nhìn nghiêm khắc, phê phán những sai lầm, ấu trĩ của một thời thăng trầm trong thời kì cải cách ruộng đất, thời kì đấu tranh chống Nhân văn Giai phẩm với bao sóng gió.
4. Như vậy, tìm hiểu đề tài luận văn Yếu tố tự truyện trong văn xuôi Tô
Hoài sau năm 1986, ta thấy được sự độc đáo trong hồi ký-tự truyện của Tô Hoài
cũng như tài năng nghệ thuật độc đáo của ông. Có thể nói rằng chính yếu tố tự truyện ấy đã góp phần làm nên diện mạo độc đáo cho hồi ký - tự truyện của Tô Hoài nói riêng và cho văn chương nước nhà nói chung.
97
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hoài Anh (1997), Tô Hoài, nhà văn viết về Hà Nội đặc sắc và phong phú,Tô Hoài, về tác gia và tác phẩm, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
2. Lê Tú Anh (2006), Tự truyện và tiểu thuyết trong Gia đình bé mọn, Báo Văn nghệ, số 15.
3. Lại Nguyên Ân (2004), 150 thuật ngữ Văn học, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội. 4. Vũ Bằng (2001), Bốn mươi năm nói láo (tái bản), Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà Nội. 5. Nguyễn Văn Dân (2004), Phương pháp luận nghiên cứu văn học, Nxb Khoa học
xã hội, Hà Nội.
6. Trương Đăng Dung (2004), Tác phẩm văn học như là quá trình, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
7. Vũ Thùy Dung (2010), Tiểu thuyết tự truyện Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945, Luận văn thạc sĩ, Đại học Sư phạm Hà Nội.
8. Triều Dương (1973), Tô Hoài với Người ven thành, Tô Hoài về tác gia tác phẩm, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
9. Hồ DZếnh (1990), Chân trời cũ, Nxb An Giang.
10. Hà Minh Đức (1997), Lý luận văn học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
11. Hà Minh Đức (2003), Lời giới thiệu,Tô Hoài về tác gia và tác phẩm, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
12. Hà Minh Đức (chủ biên) (2003), Lí luận văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 13. Hà Minh Đức (2003), Lí luận văn học, Nxb Giáo dục.
14. Hà Minh Đức (2006), Tô Hoài đời văn và tác phẩm, Nxb Văn học.
15. Nguyễn Đăng Điệp (2014)Tô Hoài sinh ra để viết,Tạp chí Văn nghệ Quân đội. 16. Phan Cự Đệ (1974), Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại, tập 1, Nxb Đại học
98
17. Phan Cự Đệ (2004), Tác phẩm và chân dung, NXB Văn học, Hà Nội.
18. Nguyễn Hoàng Hà (2009),Cái nhìn, không gian và thời gian nghệ thuật trong hồi ký của Tô Hoài, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Thái Nguyên.
19.Đặng Thị Hạnh (1998), Tự thuật và tiểu thuyết Pháp thế kỷ XXI, tạp chí văn học số 5.
20. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên) (1997), Từ điển thuật ngữ Văn học, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.
21. Dương Thị Thu Hiền (2007), Tô Hoài với hai thể văn: chân dung và tự truyện, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Thái Nguyên.
22. Đỗ Đức Hiểu (2000), Thi pháp hiện đại, Nxb Hội nhà văn Hà Nội. 23. Đỗ Đức Hiểu (chủ biên) (2006), Từ điển văn học, Nxb Thế Giới.
24. Mai Thị Khánh Hòa (2017), Sự giao thoa thể loại trong hồi ký Tô Hoài (qua Cát bui chân ai, Chuyện cũ Hà Nội, Chiều chiều), Luận văn thạc sĩ, Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
25. Nguyên Hồng (1999), Những ngày thơ ấu, Nxb Văn nghệ, TPHCM.
26. Nguyễn Thị Xuân Hợp (2006), Yếu tố tự truyện trong tiểu thuyết Nguyễn Khải thời kỳ đổi mới, Luận văn thạc sĩ, Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn.
27. Tô Hoài (1958), Mười năm, Nxb Hội nhà văn.
28. Tô Hoài (1997), Sổ tay viết văn, Nxb Tác phẩm mới, Hà Nội. 29. Tô Hoài (1980), Quê nhà, Nxb Thanh Niên.
30. Tô Hoài (1982), Những ngõ phố, người đường phố, Nxb Thanh Niên.
31. Tô Hoài (1984), Sáng tác về đề tài Hà Nội, Tô Hoài về tác gia tác phẩm, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
32. Tô Hoài (1985), Tự truyện, Nxb Văn học, Hà Nội.
99
34. Tô Hoài (2015), Chiều chiều, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội. 35. Tô Hoài (2010), Chuyện cũ Hà Nội, Nxb Thời Đại, Hà Nội. 36. Tô Hoài (2016), Những gương mặt, Nxb Văn học.