Chân dung các nhân vật đời thường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) yếu tố tự truyện trong văn xuôi tô hoài sau năm 1986 (Trang 53 - 57)

7. Cấu trúc của luận văn

2.2.1. Chân dung các nhân vật đời thường

Trước khi trở thành nhà văn, Tô Hoài đã trải qua một cuộc sống khá vất vả, khổ cực. Ông lăn lóc trên đường đời với nhiều nghề khác nhau và nếm đủ mọi đắng cay, tủi hổ. Nhưng chính từ sự trải nghiệm với vốn kinh nghiệm sống phong phú ấy, với tài quan sát tinh tế, bằng trí nhớ đặc biệt sắc sảo, Tô Hoài đã sớm trở thành nhà văn. Không giống phần lớn những tác phẩm mang yếu tố tự truyện của các nhà văn khác, Tô Hoài dành rất nhiều trang viết cho một lớp nhân vật bình dị và gần gũi với bản thân tác giả. Họ đến từ những vùng miền khác nhau, những nơi mà nhà văn đã từng sống và đặt chân đến. Tuy mỗi người là một dáng vẻ, công việc và số phận khác nhau song họ lại hiện ra với tất cả cung bậc của đời sống xã hội. Họ là những nét chấm phá đậm, nhạt của tác giả để góp phần hoàn

48

Trong Cát bụi chân ai người đọc bắt gặp những con người vô cùng bình dị. Họ có thể không mang tên tuổi cụ thể nhưng lại mang nhiều duyên nợ với nhà văn và các bạn của ông. Đó là ông lão 81 người Nhật - ông chủ hàng cafe bít tất với dáng hình khắc khổ: một bộ quần áo nâu phai màu, một dáng người lơ ngơ, lúc nào cũng như lẩm nhẩm tính xem ai sẽ trả tiền và ai lỉnh mất. Đó là ông chủ Tiểu Lạc Viên với đôi kính lúc nào cũng lấp lánh kèm với câu nói cửa miệng “ ngay”. Đócòn là ông Ca café và bác cháo gà Chữ, ông Hồng Lâm quán bánh cuốn gần ngã sáu dốc chợ Bưởi, lão Sáng nhị mũi hay những cô gái như Ly Chờ, Thào Mỷ, Chúng Thị Phà...Ly Chờ - cô giáo người Mông mới chỉ biết đọc, biết viết nhưng lại có quyết tâm đi xoá mù chữ cho bản làng. Cả tuổi thanh xuân của mình, cô dành hết cho mảnh đất nơi địa đầu Tổ quốc. Đến bốn mươi tuổi Ly Chờ về hưu non nhưng cũng phải xin mãi thì cô mới được cầm sổ hưu. Cuộc đời người con gái vùng cao xinh đẹp như cô tưởng đã phải được an phận, sống bình yên nơi ngọn đồi con suối, vậy mà cuối cùng cũng không thoát khỏi cảnh chìm vào ruộng nương: “Vẫn chỉ thấy bóng người địu củi, vác nước và tiếng gọi lợn, gọi trâu ời ời trong ráng chiều”[33, tr. 247]. Ở Ly Chờ vẫn toát lên một vẻ đẹp tự nhiên,hồn nhiên, khỏe mạnh dù chịu nhiều vất vả, kém may mắn. Trong ký ức của Tô Hoài, Ly Chờ vẫn là một nhân vật có “vẻ đẹp bên trong” ẩn chứa trong trái tim, tâm hồn, đôi bàn tay chăm chỉ và một đức tính đầy nhẫn nhịn.

Không chỉ có Ly Chờ mà ngay đến Thào Mỷ - phó chủ tịch huyện phụ trách văn xã ở Mèo Vạc, một con người vô cùng hoạt bát, nhanh nhẹn trong công việc nhưng lại lận đận trên con đường tình duyên. Cô gái dân tộc Mông tân tiến ấy dám bỏ người chồng kém mình mười tuổi để về nhà bố mẹ và đi giúp bộ đội dịch tiếng địa phương rồi trở thành cán bộ huyện. Cô dám làm những việc mà không người đàn bà Mông nào lúc ấy dám nghĩ dám làm. Nhưng con đường công danh của cô rộng mở bao nhiêu thì đường tình duyên lại gập ghềnh trắc trở bấy nhiêu. Bỏ chồng để mong muốn có được hạnh phúc riêng theo đúng nghĩa của nó, nhưng cô lại không thể kết duyên được với người mình yêu. Chê anh chồng trẻ con nhưng cô luôn gặp những anh chàng ít tuổi hơn mình. Rồi Thào Mỷ cũng lấy chồng, song

49

hạnh phúc ngắn chẳng tày gang, chẳng kéo dài được bao lâu bởi chồng cô vừa ít tuổi lại vừa không biết chữ nên anh ta không muốn vợ mình làm cán bộ. Cuộc đời của Thào Mỷ có sự đan xen giữa hạnh phúc và đau khổ. Là người rất am hiểu về con người nói chung và người phụ nữ dân tộc thiểu số nói riêng, Tô Hoài rất thành công trong việc tạo dựng nên những hình tượng người phụ nữ trong quá trình sáng tác của mình. Nói cách khác, qua ngòi bút tự truyện của Tô Hoài, hình tượng người phụ nữ vùng cao đã hiện lên với tất cả vẻ đẹp từ hình thức đến tâm hồn, cùng những thân phận, những hoàn cảnh khác nhau nhưng họ vẫn nỗ lực vượt qua hết mình.

Trong tác phẩm có một nhân vật đặc biệt đã đem lại cho Tô Hoài cũng như bạn đọc nhiều cảm xúc, đó là chủ tịch huyện Vù Mý Kẻ. Con người ấy một thời thét ra lửa và từng là đại biểu quốc hội, được đi đây đi đó, nhưng giờ đây khi đã về nghỉ hưu ở Sà Phìn thì cuộc sống có nhiều thay đổi. Nhìn thấy số phận các nhân vật của mình đau khổ như vậy, Tô Hoài vô cùng chua xót để rồi luôn canh cánh bên mình nỗi tiếc thương cùng những hoài niệm đẹp về họ.

Trong thế giới của Chiều chiều nhà văn Tô Hoài cũng tái hiện rất nhiều những nhân vật của đời thường. Qua ngòi bút hồi cố, ông đã nắm bắt được cái hồn cốt để làm nên bản chất, cá tính của mỗi nhân vật, những người bình thường trong thời kỳ ông đi thực tế ở xóm Đồng - Thái Bình. Nhân vật đầu tiên được nhà văn bỏ nhiều công sức để xây dựng và nhắc đến là ông Ngải - người nông dân chân chất thật thà, là chủ nhà của Tô Hoài hồi ở xóm Đồng. Một con người bình dị được hiện lên với những chi tiết vô cùng tỉ mỉ từ ngoại hình đến thói quen và tính cách. Ông Ngải là đại diện cho người nông dân Việt Nam một thời: rất cá tính với khuôn mặt “mai mái, không trắng, không sạm. Người suốt đời ngoàiđồng áng mà da không bắt nắng...nhờn nhợt”[34, tr. 36]. Ông Ngải từng tuyênbố là không bao giờ theo Việt Minh vì chẳng muốn ôm rơm nặng bụng, thế mà tự dưng ông lại vào hợp tác xã với lý do vô cùng đơn giản: “Có ruộng thì có thóc, hợp tác xã cũng là ta cả thôi...Vào hợp tác xã ai cũng phải lao động. Lao động được chấm

50

công, ăn thóc, không làm thì nhịn há mồm ra” [34, tr. 76]. Ông chỉcómong muốn được lao động và sống bằng chính đôi tay của mình. Tô Hoài nhớ đến ông với ký ức là một người có sở thích vô cùng đặc biệt: ngoài những lúc đi làm thì ông hay ngồi ở búi tre ngoài bờ ao hóng mát thư giãn, bữa sáng chỉ là bát nước chè xanh, thế mà sức vóc của ông không phải ai cũng bằng: “Hai bàn chânbàn cuốc, bước huỳnh huỵch. Đời ông chỉ cuốc, xắn mai, làm vai con trâu kéo” [34, tr. 73]. Một con người khỏe mạnh, hừng hực là thế, vậy mà mấy chục năm sau, khi Tô Hoài quay trở lại xóm Đồng, ông Ngải khiến người đọc ngậm ngùi đau xót trước sự tàn phá của thời gian. Hình ảnh ông Ngải chăm chỉ với vóc dáng khỏe mạnh giờ chỉ còn trong ký ức. Giờ đây chỉ còn lại cái già nua của cuộc đời, để rồi bất lực trước sự bào mòn, tàn phá ghê gớm, khắc nghiệt của thời gian. Bên cạnh bức chân dung đậm nét về ông Ngải ở xóm Đồng, người đọc còn bắt gặp những người nông dân chất phác khác: vợ chồng anh Sự bí thư, lão Khế làm hai mang và còn biết bao nhiêu con người khác. Họ đã làm nên bức tranh cuộc sống đầy màu sắc ở làng quê lúc bấy giờ.

Trong trí nhớ của Tô Hoài, không chỉ có những người nông dân ở xóm Đồng, mà còn nhiều những con người bình thường khác cũng góp mặt trong tác phẩm. Đó là những người bạn cùng học với tác giả ở trường Nguyễn Ái Quốc như ông Canh. Đi học mà ông chỉ luôn bận rộn với những lo toan của cuộc sống gia đình. Học hết khoá học rồi về hưu là vừa. Cuộc sống cơm áo gạo tiền đã cuốn phăng ông đi để đến lúc chẳng quan tâm được những điều gì xung quanh mình. Đó còn là anh tỷ phú Khải ở phố Huế làm giàu lên nhờ bán phở bò với niềm đam mê không lí giải được trong việc mưu sinh. Là anh công an Mùi thường hay ghi chép những điều chưa biết, ông Dương công an khéo léo luôn tìm cách để được ăn tiền. Là ông Đại tổ phó tổ dân phố…Chỉ vài ba nét chấm phá cho dù là thoáng qua nhưng những con người bình thường ấy vẫn hiện lên trong kí ức nhà văn vô cùng rõ ràng cụ thể. Từ đó nhà văn đã thể hiện được một triết lý sâu sắc: cho dù những con người bình thường giản dị đang vật lộn trong cuộc mưu sinh vất vả thì họ vẫn hi vọng vào một cuộc sống tốt đẹp. Trong con mắt Tô Hoài, con người

51

có cả những cái đáng yêu và cả những thói hư tật xấu vụn vặt. Tô Hoài không né tránh những điều này mà ông tạo dựng nhân vật của mình một cách chân thật, rõ ràng nhất. Chú Cát trong Đêm giao thừa là một tay chuyên đánh trộm chó. Thói quen xấu xa ấy đã ăn sâu vào máu, đến nỗi mỗi đêm giao thừa nếu không khoắng được con nào là chú cảm thấy bứt rứt khó chịu không yên. Nhưng qua ngòi bút miêu tả của Tô Hoài, ta thấy nhân vật ấy đáng thương hơn đáng giận, bởi tất cả đều xuất phát từ cái đói cái nghèo mà ra. Vì cuộc sống mưu sinh cho cả gia đình mà chú phải đi kéo xe tay quần quật không kể ngày, đêm với mong muốn kiếm được cái tết cho vợ con. Thế rồi vào một đêm giao thừa, chú gặp được một thằng Tây, nó ném cho chú một đồng ván, nhưng: “Chỉ tởm một tí. Thế là được gần đồng bạc. Chú mừng khấp khởi. Cái tết chắc giắt cạp quần rồi” [35, tr. 50]. Thế nhưng chỉ một thời gian sau: “Chú Cát ốm suốt tháng hai. Không ai biết chú bị bệnh gì. Người cứ trương lên, chỗ nào cũng đau, đít lở loét, tanh hôi không ai dám đến gần...Đến hôm chú hấp hối, chú nói, xóm giềng mới hay đêm ba mươi chú bị thằng Tây đổ bệnh tim la” [35,tr.51]. Để có một cái tết đầy đủ cho vợcon mà chú Cát đã phải đổi cả mạng sống của mình. Dưới ngòi bút khách quan nhưng vô cùng chân thực của Tô Hoài, người đọc nhận thấy cuộc sống xã hội hiện lên với cái bi lẫn cái hài, cái cao cả xen lẫn cái thấp hèn khiến người đọc không khỏi đau xót cho những kiếp người lam lũ.

Xây dựng chân dung những con người bình thường, Tô Hoài đã thâu tóm được cái thần nhất để làm nên bản chất, tính cách của mỗi nhân vật. Cho dù đó là ai? Họ làm gì thì cũng đều được nhà văn khám phá ở những “bí mật” của con người, tạo ra những chân dung mới về các kiểu tính cách của con người Việt Nam hiện nay. Điều này tạo nên nét riêng nét độc đáo cho các sáng tác mang yếu tố tự truyện của Tô Hoài.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) yếu tố tự truyện trong văn xuôi tô hoài sau năm 1986 (Trang 53 - 57)