Mức độ tăng trưởng của nền kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý thu ngân sách nhà nước của thành phố cẩm phả, tỉnh quảng ninh (Trang 32 - 34)

5. Kết cấu của luận văn

1.3.4. Mức độ tăng trưởng của nền kinh tế

Toàn bộ nền kinh tế quốc dân chính là nguồn thu của NSNN. Thu của NSNN được lấy từ nhiều nguồn khác nhau, cả trong và ngoài nước, từ mọi lĩnh vực hoạt động khác nhau, cả sản xuất, lưu thông và phân phối. Bởi vậy, thu NSNN luôn gắn chặt với kết quả của hoạt động kinh tế trong nước và sự vận động của các phạm trù giá trị khác như: giá cả, thu nhập, lãi suất,... Kết quả của các hoạt động kinh tế trong nước được đánh giá bằng các chỉ tiêu chủ yếu như: mức tăng trưởng GDP, tỷ suất doanh lợi của nền kinh tế... Đó là các nhân tố khách quan quyết định mức động viên của NSNN. Sự vận động của các phạm trù giá trị khác vừa có tác động đến sự tăng giảm mức động viên của NSNN, vừa đặt ra yêu cầu sử dụng hợp lý các công cụ thu của NSNN để điều tiết các hoạt động kinh tế - xã hội cho phù hợp với sự biến động của các phạm trù giá trị.

Như vậy, trong tổng thu của NSNN phải coi trọng nguồn thu trong nước là chủ yếu, mà quan trọng hơn cả là nguồn của cải mới được sáng tạo ra trong các ngành sản xuất. Khái niệm sản xuất ngày nay được hiểu bao gồm không chỉ các hoạt động sản xuất vật chất, mà còn do các hoạt động dịch vụ tạo ra. Ở các nước phát triển và các xã hội văn minh, các hoạt động dịch vụ phát triển rất mạnh và nguồn của cải xã hội được tạo ra ở đây cũng có xu hướng ngày càng tăng và chiếm tỷ trọng cao. Đối với Việt Nam, xu hướng đó cũng là tất yếu. Như vậy, cùng với các hoạt động sản xuất vật chất, các hoạt động dịch vụ là nơi tạo ra nguồn thu chủ yếu của NSNN.

Thu nhập của NSNN có thể được huy động từ nền kinh tế bằng nhiều hình thức khác nhau, có bắt buộc, có tự nguyện, có hoàn trả và không hoàn

trả, ngang giá và không ngang giá,... nhưng nét đặc trưng là luôn gắn liền với quyền lực chính trị của Nhà nước, thể hiện tính cưỡng chế bằng hệ thống luật lệ do Nhà nước quy định và mang tính không hoàn trả là chủ yếu. Mặc dù vậy, do có sự tác động ngược trở lại nền kinh tế của việc thu NSNN, mà sự cưỡng chế thu này phải đặt trong sự phù hợp với tăng trưởng phát triển, nhằm mang lại hiệu quả cao nhất. Ý nghĩa thực tiễn của việc nhận thức đầy đủ đặc điểm này là ở chỗ, việc sử dụng các hình thức và phương pháp động viên của NSNN đòi hỏi phải xem xét đến tính chất đặc điểm của các hoạt động kinh tế - xã hội và yêu cầu phát huy vai trò đòn bẩy của các công cụ tài chính trong phân phối lại các nguồn tài chính phù hợp với tình hình, đặc điểm của từng thời kỳ phát triển xã hội.

Do đó, để tăng thu cho NSNN, về lâu dài, con đường chủ yếu là phải nâng cao trình độ phát triển, tìm cách mở rộng sản xuất, nâng cao hiệu quả sản xuất của nền kinh tế.

Đối với công tác thu NSNN của một tỉnh, thành phố, nhân tố quyết định tới nguồn thu NSNN trên địa bàn cơ bản vẫn là thực trạng phát triển của kinh tế trong phạm vi lãnh thổ. Tuy nhiên, khác với NSNN, nguồn thu trên địa bàn tỉnh còn chịu sự tác động của phạm vi địa giới, những chính sách, quy định riêng và nhiều đặc điểm khác. Chẳng hạn, tuy sự hoạt động sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp không nằm trên địa bàn, nhưng trụ sở doanh nghiệp nằm trên phạm vi lãnh thổ tỉnh cũng mang lại nguồn thu theo quy định, và do đó, nguồn thu này không gắn với sự tăng trưởng kinh tế trên địa bàn. Vì lý do trên, khi xem xét sự tác động của nhân tố sự tăng trưởng nền kinh tế trên địa bàn tới nguồn thu NSNN phải loại bỏ các tác nhân đó.

Có thể khẳng định, nhân tố sự tăng trưởng kinh tế vừa là nguồn để thu NSNN lại vừa là đối tượng tác động của các chính sách thu. Nhận thức đầy đủ sự ảnh hưởng của nhân tố này, trong công tác thu, phải tránh tình trạng thu theo chủ quan, thu tách rời thực trạng tăng trưởng của nền kinh tế, phải đặt lợi ích

kinh tế lên hàng đầu, thực hiện thu phải tạo được điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế.[21]

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý thu ngân sách nhà nước của thành phố cẩm phả, tỉnh quảng ninh (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)