5. Kết cấu của luận văn
1.4.1. Cơ sở thực tiễn công tác quản lý thu ngân sách nhà nước
1.4.1.1. Kinh nghiệm của thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương
Năm 2017, một số chỉ tiêu thu NSNN thị xã Chí Linh vượt chi tiêu được giao; Cụ thể: thu thuế ngoài quốc doanh đạt 112,6% dự toán; thu phí - lệ phí trước bạ đạt 106% dự toán. Trong quá trình quản lý thu chi NSNN; cấp ủy và chính quyền địa phương đã chỉ đạo sát sao chặt chẽ và các cơ quan chuyên môn tăng cường hướng dẫn, kiểm tra các khoản thu chi ngân sách ngay từ đầu năm, hạn chế sự gia tăng quá mức chi, nên việc chi được bám sát dự toán. Chi đầu tư phát triển phải phù hợp với kế hoạch phát triển KTXH, tập trung vốn để hoàn thành và đảm bảo tiến độ thực các dự án trọng điểm có ý nghĩa lớn đối với phát triển KTXH của địa phương. Chi tiêu dùng tiết kiệm nhằm phục vụ hiệu quả các nhiệm vụ chính trị của địa phương và cơ sở. Có được những kết quả trên là do địa phương đã thực các biện pháp sau:
- Thị xã Chí Linh, Hải Dương đã đẩy mạnh cải cách hành chính trong lĩnh vực thuế; thực hiện ký kết ủy nhiệm thu với Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Chí Linh đảm bảo các cá nhân, tổ chức nộp thuế nhanh chóng, thuận tiện.
- Địa phương luôn coi trọng công tác tuyên truyền chính sách, pháp luật thuế để các cá nhân, tổ chức hiểu và chấp hành tốt nghĩa vụ nộp thuế; Hàng năm, tổ chức ít nhất 2 cuộc gặp gỡ, đối thoại với người nộp thuế, góp phần tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ doanh nghiệp về các chính sách thuế.
- Thường xuyên rà soát các hộ sản xuất, kinh doanh trên địa bàn để bổ sung vào sổ bộ thuế. Công khai các khoản thu đến từng đối tượng nộp thuế,
quản lý thuế đúng quy trình đăng ký, cấp mã số thuế. Đối với các hộ sản xuất kinh doanh có doanh thu lớn, chi cục yêu cầu niêm yết công khai giá bán hàng hóa, khi bán phải có đầy đủ hóa đơn, chứng từ cho người mua. Nghiêm cấm các cơ sở kinh doanh ghi giá bán trên hóa đơn thấp hơn so thực tế.
- Thành lập tổ thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn để kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp gian lận, trốn thuế. Đẩy mạnh công tác kiểm tra hồ sơ khai thuế tại cơ quan thuế, xác minh các thông tin có liên quan đến doanh nghiệp nhằm phục vụ công tác quản lý thuế. Tập trung kiểm tra các đơn vị cơ sở nợ đọng thuế, phối hợp khai thác thông tin trên tài khoản giao dịch và phát lệnh thu qua ngân hàng đối với một số đơn vị nợ đọng thuế kéo dài. Kiểm tra định kỳ theo kế hoạch và kiểm tra đột xuất việc tuân thủ các quy định về thuế của cán bộ, công chức thuế của các đội thuế.
Những giải pháp Chi cục thuế đưa ra đã góp phần hạn chế tình trạng thất thu thuế trên địa bàn. Đặc biệt, tình trạng nợ đọng thuế, chầy ỳ ngân sách ngày càng giảm mạnh...[23]
1.4.1.2. Kinh nghiệm của huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội
Trong những năm qua, huyện Thường Tín luôn là một địa phương có thành tích hoàn thành xuất sắc công tác thu ngân sách trên địa bàn huyện, nguồn thu luôn vượt chi, và đảm bảo thặng dư ngân sách. Kết quả đó là do nhiều nguyên nhân, và có thể kể đến một vài nguyên nhân do quá trình điều hành, quản lý hoạt động thu NSNN tại huyện như sau:
- Nhìn chung, huyện đã hoàn thành tốt các chỉ tiêu đề ra nhờ sự chỉ đạo chặt chẽ của phòng tài chính kế hoạch huyện Thường Tín đã tổ chức lập dự toán, chấp hành quyết toán thu ngân sách, công tác dân vận thực hiện các khoản thu một cách rõ ràng. Các cán bộ phòng tài chính kế hoạch luôn được tập huấn thường xuyên, thực hiện chế độ đào tạo nhằm nâng cao trình độ chuyên môn. Phòng có đội ngũ cán bộ chuyên sâu về lĩnh vực mà mình phụ
trách, cán bộ cấp trên có sự chỉ đạo, hướng dẫn thường xuyên tới các phòng ban thực hiện việc kiểm tra chỉ đạo từng mảng hoạt động.
- Tình hình thực hiện thu, chi ngân sách trên địa bàn huyện được thực hiện nghiêm túc, thu đã vượt chi đảm bảo thặng dư ngân sách. Các khoản thu hầu hết đều được thực hiện tăng dần quan các năm nhờ công tác vận động, kiểm tra của cán bộ thuế cũng như việc tổ chức tập huấn cho đội ngũ cán bộ thuế.
- Các cơ quan quản lý trên địa bàn huyện đã thực hiện tốt các văn bản mà nhà nước giao về tài chính ngân sách, kế toán, kiểm toán trên địa bàn huyện. Đối với các khoản thu phí, lệ phí phối hợp với kho bạc nhà nước thực hiện chế độ tài chính kế toán của chính quyền cấp xã, cơ quan hành chính sự nghiệp một cách kịp thời, đúng chế độ tiêu chuẩn. Cấp huyện đã xây dựng hệ thống báo cáo tài chính theo tiêu chuẩn của luật NSNN và các qui định của cơ quan cấp trên có thẩm quyền. Huyện đã thực hiện việc phân bổ và giao dự toán ngân sách trên cơ sở đánh giá kế hoạch thực hiện thu ngân sách năm, luật thuế, mức tăng trưởng kinh tế của từng ngành và chế độ thu.
- Nội dung của giai đoạn quyết toán NSNN là phản ánh, đánh giá và kiểm tra lại quá trình lập và chấp hành ngân sách nhà nước. Khi kết thúc năm tài chính cùng với khoá sổ của các tổ chức hoạt động gắn liền với quỹ NSNN đòi hỏi phải lập quyết toán NSNN theo số thực thu, thực chi. Do đó, cuối mỗi năm ngân sách Bộ Tài chính hướng dẫn việc khoá sổ kế toán và lập báo cáo quyết toán ngân sách theo đúng các nội dung ghi trong năm dự toán được duyệt và theo mục lục NSNN. Căn cứ theo hướng dẫn của Bộ Tài chính, huyện lập quyết toán thu chi của đơn vị mình rồi gửi lên cấp trên. Số liệu quyết toán phải được đối chiếu và được kho bạc nhà nước nơi giao dịch xác nhận.
- Huyện đã lập quyết toán thu, chi ngân sách cấp xã trình Uỷ ban nhân dân xã xem xét gửi phòng tài chính huyện. Sau khi hội đồng nhân dân đã phê duyệt, uỷ ban nhân dân xã báo cáo bổ sung, quyết toán ngân sách gửi phòng tài chính huyện.
- Phòng Tài chính huyện thẩm định quyết toán thu, chi ngân sách xã; lập quyết toán thu, chi ngân sách cấp huyện; tổng hợp lập báo cáo quyết toán thu, chi NSNN trên địa bàn huyện và quyết toán thu, chi ngân sách huyện trình uỷ ban nhân dân cấp huyện đồng thời trình hội đồng nhân cấp huyện phê duyệt. Sau khi được Hội đồng nhân dân cấp huyện phê duyệt thì trinh báo cáo bổ sung, quyết toán ngân sách gửi Sở Tài chính.
Tuy nhiên, hiện trạng công tác quản lý thu NSNN tại huyện Thường Tín cũng cho thấy những vấn đề tồn tại sau:
- Huyện vẫn chưa thực hiện tốt được việc phân cấp nguồn thu giữa ngân sách các cấp chính quyền địa phương, tỷ lệ % phân chia nguồn thu các cấp ngân sách trên địa bàn vẫn chưa hợp lí. Vẫn còn tồn tại thu sai, chưa minh bạch công khai hoá các khoản thu đến người dân.
- Thu phí, lệ phí là một khoản thu quan trọng trong hệ thống thu ngân sách nhưng huyện chưa biết vận dụng để biến đó thành một nguồn thu tiềm năng, chiếm ưu thế. Khoản thu này đang có xu hướng giảm xuống rõ rệt nếu Huyện không có biện pháp tích cực
- Huyện thiếu minh bạch trong phân cấp trách nhiệm, nhiệm vụ còn chồng chéo. Việc phân cấp đầu tư xây dựng cơ bản còn nhiều bất cập.
- Đội ngũ cán bộ còn non kém về chuyên môn trình độ ở nhiều lĩnh vực. Chế độ khen thưởng, đãi ngỗ chưa được quan tâm dẫn đến một số cán bộ thoái hoá, dễ bị đồng tiền lôi kéo. Huyện cũng đang phải đối mặt với tình trạng chảy máu chất xám đang diễn ra và có xu hướng gia tăng.
- Công tác giao đất với những nơi đã có qui hoạch, tổ chức thu và xử lý thu dứt điểm các khoản còn tồn đòng còn chậm chễ. Tiến độ đấu giá các dự án đã được qui hoạch chậm, chưa nắm bắt được kịp thời thực hiện dự án tập trung xây dựng nhà ở để bán, đôn đốc thu nộp kịp thời tiền sử dụng đất. Chính vì vậy, nên công tác thu ngân sách trên địa bàn huyện vẫn chưa phát huy được tiềm năng tối đa thu ngân sách.
- Huyện chưa có hướng ưu tiên chi ngân sách theo những nhiệm vụ thiết yếu cần thiết, cấp bách cũng như chưa có biện pháp đối với các khoản
chi mới phát sinh nên chưa chi được đúng lúc, kịp thời tạo điều kiện cho phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn Huyện.[24]