5. Kết cấu của luận văn
4.1.2. Nhiệm vụ công tác quản lý thu ngân sách trong thời gian tới của
thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh
Theo Chỉ thị số 02/CT-UBND tỉnh Quảng Ninh, ngày 15/01/2018 “Về việc tăng cường công tác thu ngân sách nhà nước năm 2018”.
Triển khai nhiệm vụ phát triển Kinh tế - Xã hội và thu, chi NSNN năm 2018 trong bối cảnh có nhiều thuận lợi, kinh tế trong nước tiếp tục ổn định và tăng trưởng, nhưng bên cạnh đó có nhiều thách thức. Đối với tỉnh ta, kế thừa những thành tựu kinh tế - xã hội đạt được trong những năm qua và năm 2017, cùng với sự tích cực chỉ đạo, điều hành, phấn đấu của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và sự đồng thuận của nhân dân sẽ tạo ra thế và lực mới thúc đẩy tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế tăng dịch vụ của tỉnh. Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi, còn không ít những khó khăn, thách thức như: Ngành khai khoáng tiếp tục gặp khó khăn, tình hình dịch bệnh, thiên tai và biến đổi khí hậu diễn biến khó lường, chính sách biên mậu... là những yếu tố tiềm ẩn diễn biến phức tạp, sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội của tỉnh, trong đó sẽ tác động, ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả thực hiện dự toán thu NSNN năm 2018.
Để phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ thu NSNN năm 2018, đảm bảo cân đối ngân sách địa phương, góp phần hoàn thành toàn diện các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2018 được Tỉnh ủy, hội đồng nhân dân tỉnh giao, UBND tỉnh yêu cầu Thủ trưởng các sở, ngành và Chủ tịch UBND các địa phương quán triệt, tập trung triển khai ngay từ đầu năm những nhiệm vụ trọng tâm của năm 2018 theo các Nghị quyết 01/CP ngày 01/01/2018 của Chính phủ, Nghị quyết của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân tỉnh, Chương trình hành động của UBND tỉnh, tích cực triển khai thực hiện, cụ thể hóa các giải pháp phù hợp với tình hình thực tiễn của từng địa phương và đơn vị, để phấn đấu hoàn thành vượt mức dự toán thu NSNN năm 2018, trong đó tập trung triển khai một số nhiệm vụ trọng tâm sau:
a. Nhiệm vụ chung:
- Thực hiện quyết liệt các giải pháp chủ yếu tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia theo Nghị quyết của Chính phủ nhằm thu hút đầu tư, tăng thêm năng lực sản xuất mới, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo nguồn thu ổn định, vững chắc, lâu dài cho ngân sách nhà nước.
- Tập trung giải quyết, kịp thời tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ cho doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp ngành than, các nhà đầu tư chiến lược của tỉnh, các doanh nghiệp nhỏ và vừa; nâng cao hiệu quả các hoạt động xúc tiến đầu tư, xúc tiến thương mại và du lịch; xóa bỏ rào cản, xây dựng cơ chế chính sách hợp lý hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp để thúc đẩy phát triển mạnh doanh nghiệp. Tiếp tục tham mưu cho tỉnh triển khai các giải pháp “Đồng hành cùng doanh nghiệp” năm 2018, duy trì đối thoại thường xuyên, giải quyết trực tuyến với doanh nghiệp và tạo điều kiện cho doanh nghiệp có môi trường ổn định, thuận lợi để đẩy mạnh phát triển sản xuất kinh doanh theo Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16/5/2016 của Chính phủ về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020 để đảm bảo thực hiện mục tiêu tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỉ trọng các ngành dịch vụ theo định hướng của tỉnh.
- Rút ngắn quy trình xử lý, giải quyết nhanh nhất, giảm thời gian thực hiện thủ tục hành chính, bảo đảm công khai, minh bạch và nâng cao trách nhiệm của cơ quan thuế, không gây phiền hà, khó khăn, vướng mắc cho người nộp thuế; động viên, khuyến khích các doanh nghiệp có khả năng đóng góp số thu lớn kê khai, nộp thuế tại Quảng Ninh. Đồng thời tập trung không để thất thoát thuế, phí, xử lý nghiêm vi phạm.
- Tăng cường công tác phối hợp cung cấp thông tin phục vụ quản lý thuế, phí và thu tiền sử dụng đất giữa các cơ quan, đơn vị, địa phương với cơ quan Thuế, Hải quan, Tài chính. Thực hiện tốt việc kết nối thông tin nộp thuế
điện tử giữa các cơ quan thuế, hải quan, kho bạc và các ngân hàng thương mại trên địa bàn.
- Tập trung đẩy nhanh tiến độ thi công hoàn thành các dự án, công trình trọng điểm, động lực của tỉnh, như cầu Bạch Đằng, cao tốc Hạ Long - Hải Phòng, Hạ Long - Vân Đồn và Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn…; tập trung công tác giải ngân vốn đầu tư phát triển, vốn trái phiếu Chính phủ, vốn chương trình mục tiêu Quốc gia theo dự toán đã được giao. Tiếp tục xử lý dứt điểm nợ đọng xây dựng cơ bản theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị 07/CT-TTg ngày 30 tháng 4 năm 2015 về tăng cường quản lý đầu tư và xử lý nợ đọng xây dựng cơ bản từ nguồn vốn đầu tư công và chỉ đạo của UBND tỉnh tại Công văn số 222/UBND-XD4 ngày 12/01/2018 V/v tiếp tục chấn chỉnh, nâng cao chất lượng quản lý đầu tư công và đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) trên địa bàn tỉnh năm 2018 và các năm tiếp theo.
- Giải quyết dứt điểm vướng mắc các dự án nợ đọng tiền sử dụng đất từ năm 2016 trở về trước, yêu cầu các chủ đầu tư nộp tiền sử dụng đất vào NSNN theo quy định; Khẩn trương hoàn thiện hồ sơ và tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất, thuê đất đối với các địa chỉ trong kế hoạch năm 2018, phấn đấu hoàn thành vượt dự toán thu tiền sử dụng đất đã được hội đồng nhân dân tỉnh giao.[14]
b. Nhiệm vụ cụ thể của Sở Tài chính:
- Chủ trì đề xuất các giải pháp thiết thực, cụ thể bảo đảm hoàn thành vượt mức dự toán thu ngân sách nhà nước được giao. Nắm chắc tình hình thực tiễn và kết quả thực hiện thu NSNN từng tháng, quý; chủ động đề xuất tham mưu điều chỉnh, bổ sung các giải pháp điều hành phù hợp. Tiếp tục tham mưu tăng cường phân cấp nguồn thu cho các địa phương để tạo thế chủ động trong công tác quản lý, điều hành ngân sách. Thường xuyên theo dõi sát diễn biến tình hình thực hiện thu NSNN của các cấp ngân sách, trường hợp cần thiết tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh trình Thường trực Hội đồng
nhân dân tỉnh xem xét, điều chỉnh giảm chi thường xuyên, đầu tư phát triển tương ứng.
- Thực hiện các giải pháp triển khai thực hiện tốt công tác quản lý, điều hành và bình ổn giá. Theo dõi chặt chẽ biến động giá cả trên thị trường đặc biệt trong lĩnh vực du lịch, dịch vụ.
- Phối hợp với các sở, ban, ngành và các đơn vị liên quan kiểm tra, thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về quản lý giá, thuế, phí, lệ phí trên địa bàn. Giám sát chặt chẽ việc kê khai giá của doanh nghiệp; kiểm soát chặt chẽ yếu tố hình thành giá, đặc biệt đối với những hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng thiết yếu, hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục kê khai giá; có biện pháp xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo quy định.
- Tham mưu UBND tỉnh điều chỉnh kịp thời các loại phí, giá dịch vụ phù hợp với tình hình thực tế và quy định của pháp luật, tránh tình trạng để một thời gian dài mới điều chỉnh, phạm vi điều chỉnh lớn gây tâm lý bất ổn trong nhân dân.
- Đôn đốc các đơn vị thực hiện các khoản phải thu, nộp theo kết quả kiểm toán, thanh tra; chủ động tham mưu đề xuất thực hiện các khoản: Thu tiền sử dụng đất, các khoản ghi thu, ghi chi ngân sách, xử lý tài khoản tạm thu, tạm giữ.
Trên tinh thần Chỉ thị về tăng cường thu ngân sách của tỉnh, Thành phố Cẩm Phả đã hoàn thành và công bố các quy hoạch trọng điểm: Quy hoạch tổng thể phát triển Kinh tế - Xã hội thành phố Cẩm Phả đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; Quy hoạch chung xây dựng thành phố đến năm 2030, tầm nhìn 2050; năm 2017 tiếp tục hoàn thành Quy hoạch phân khu 13 phường; triển khai lập Quy hoạch vùng lõi trung tâm Thành phố.
Trên cơ sở các quy hoạch chiến lược đã công bố, năm 2018, Cẩm Phả đặt mục tiêu thu ngân sách thành phố phần tỉnh giao địa phương tăng 10% so với dự toán tỉnh giao đầu năm. Để hoàn thành mục tiêu đề ra, thành phố đã
giao kế hoạch thu ngân sách cho UBND các phường, xã, các đơn vị hành chính sự nghiệp trên cơ sở khai thác triệt để các nguồn thu, đảm bảo cân đối tại chỗ, phát huy tinh thần chủ động tại cơ sở. Đồng thời, chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn tập trung rà soát, tổng hợp đầy đủ, kịp thời những vướng mắc về cơ chế chính sách chưa phù hợp, ảnh hưởng đến nguồn thu ngân sách để báo cáo UBND tỉnh sửa đổi, bổ sung, ban hành kịp thời, các văn bản hướng dẫn bảo đảm cơ sở pháp lý để thu đúng, thu đủ, các khoản thu vào NSNN. Bên cạnh đó, Thành phố sẽ tiếp tục tập trung khai thác tối đa nguồn thu từ tiền thuê đất và thu tiền sử dụng đất. Tăng cường các biện pháp tăng thu thuế ngoài quốc doanh như: Đẩy mạnh kiểm soát, kiểm tra, thanh tra việc kê khai thuế của các đối tượng nộp thuế; tập trung thu hồi nợ đọng thuế, hạn chế tối đa nợ phát sinh mới.[13]