Lễ hội là nơi duy trì, liên kết cộng đồng qua tín ngưỡng thờ thần và Thành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyền thuyết và lễ hội về nữ thần ở hải phòng (Trang 105 - 144)

7. Đóng góp của luận văn

3.6.1. Lễ hội là nơi duy trì, liên kết cộng đồng qua tín ngưỡng thờ thần và Thành

Thành hoàng

Lễ hội làng là dịp để nhân dân bày tỏ lòng thành kính, biết ơn, cảm phục đối với những con người có phẩm chất đức hạnh tốt đẹp, có công chống giặc ngoại xâm, khai hoang lập ấp, đem lại đời sống ấm no cho dân làng. Đồng thời Lễ hội còn là dịp để dân làng quần tụ, giao lưu, vui chơi thỏa thích sau những ngày mùa vất vả hay nhân dịp đầu xuân mới rộn ràng.

Phần lễ - biểu hiện tín ngưỡng thờ Thành hoàng - đóng vai trò liên kết cộng đồng người trong một cộng đồng lãnh thổ nông nghiệp hữu hạn, làm nơi quy tụ tâm linh cho người dân.

Thành hoàng vốn là những người có công lao đức độ với dân làng, được dân làng tôn kính, khi chết hiển linh âm phù, được nhân dân thờ cúng làm người bảo hộ cho làng. Họ chứng kiến đời sống của nhân dân, ban phúc độ trì cho những người trung hiếu hiền lành, giáng họa trừng phạt những kẻ độc ác vô luân. Có tai biến, người ta thường đến lễ bái cầu xin thần che chở. Có việc oan ức, người ta thường lễ bái cầu xin thần chứng giám chuyển giữ hóa lành, giải oan. Mọi người trong cộng đồng luôn tuân thủ theo luật lệ, đạo đức vì họ luôn tâm niệm rằng thần luôn giám sát những hoạt động của từng thành viên trong cộng đồng.

Thần còn là người tiếp sức cho nhân dân trong các cuộc chống giặc ngoại xâm, dập tắt thiên tai bệnh dịch bằng con đường âm phù. Thần được dân làng cúng tế và được triều đình phong kiến sắc phong thêm các mỹ tự sau mỗi lần cầu đảo linh nghiệm.

Nếu như sự thờ cúng gia tiên là nền tảng gắn kết mọi thành viên trong gia đình, thì lễ hội, sự thờ cúng thần Thành hoàng là nền tảng gắn kết mọi thành viên trong cộng đồng làng, xã.

3.6.2. Lễ hội là nơi duy trì và bảo tồn những giá trị văn hóa truyền thống

Các nữ thần là những nhân vật lịch sử, nhân vật của truyền thuyết nhưng đã đi vào tâm thức của nhân dân, được nhân dân khoác thêm những đường viền hư ảo và trở thành hình tượng bất tử, sống mãi trong đời sống người dân qua nhiều thế hệ. Các lễ hội về họ là một sự nhắc nhở về truyền thống “uống nước nhớ nguồn”, là một trong những hoạt động văn hóa mang đậm bản sắc của từng địa phương.

Những năm gần đây các làng xã Hải Phòng Kiến vốn là vùng đất cổ, nơi có hệ thống lễ hội khá phong phú đã và đang khôi phục hàng loạt sinh hoạt văn hóa lễ hội, như hội Vật Cầu ở Kim Sơn, hội Minh Thề, hội đền Mõ, hội Rước đá, hội Khai bút . . . Mặc dù ngày nay lễ hội cổ truyền nếu vẫn giữ nguyên dạng sẽ không còn phù hợp với xã hội hiện đại, nhưng hoạt động trọng tâm của lễ hội là thờ bái thành hoàng và những người có công lao, đức hạnh với làng nước, cầu mưa thuận gió hòa, người an vật thịnh … vẫn đem lại sự phấn khởi cho người dân và là một sinh hoạt văn hóa không thể thiếu. Đặc biệt, lễ hội về những vị nữ thần có nhiều đóng góp cho quê hương Hải Phòng suốt dọc dài lịch sử như đã nêu trên sẽ có sức sống lâu bền và là một nhu cầu tinh thần không thể thiếu đối với người dân Hải Phòng trong nhịp sống hiện đại, nhằm xây dựng nền văn hóa tiên tiến nhưng vẫn đậm đà bản sắc dân tộc.

* Tiểu kết chương 3

Chương viết thông qua việc tìm hiểu về ba nữ thần tiêu biểu trong truyền thuyết, lễ hội và tín ngưỡng dân gian Hải Phòng để thấy được mối quan hệ giữa truyền thuyết với lễ hội và tín ngưỡng dân gian nơi đây.

Truyền thuyết trong đời sống lưu truyền của mình không bao giờ tách rời khỏi các nghi thức thờ cúng thành hoàng làng, cũng như các tín ngưỡng phong tục, cùng lễ hội dân gian. Trong mối quan hệ giữa truyền thuyết với lễ hội và tín ngưỡng dân gian thì truyền thuyết luôn đóng vai trò là lời minh giải cho các hình thức nghi lễ, hội lễ về các nhân vật được tôn thờ trong mỗi lễ hội tại các địa phương. Ngược lại, lễ hội và tín ngưỡng là minh chứng cho tính xác thực của truyền thuyết và cũng là môi trường, hoàn cảnh để truyền thuyết được lư giữ và được nhuận sắc hằng năm. Đó là mối quan hệ phức hợp, đa chiều khiến truyền thuyết và lễ hội, tín ngưỡng dân gian trở thành một phức thể văn hóa mà thông qua đó nhân vật tuy thuộc về quá khứ vẫn tham gia tích cực vào đời sống đang diễn ra trong hiện tại.

Lễ hội về những người nữ anh hùng dân tộc, những người khai canh ra làng xóm, nữ tổ nghề, nữ thần biển như bà Chúa Mõ, Tứ vị Thánh Nương, Các Bà ... đều mang đậm dấu ấn của lễ hội nông nghiệp thông qua thời gian tổ chức hội, cách thức tiến hành lễ hội và các trò chơi của lễ hội như đua thuyền, bơi chải, phóng sinh, vật cầu ...

Truyện kể, lễ hội và tín ngưỡng dân gian về các nữ thần Hải Phòng đã phản ánh một truyền thống tốt đẹp của người dân nơi đây và cũng là truyền thống của dân tộc Việt Nam - truyền thống uống nước nhớ nguồn.

KẾT LUẬN

Với đề tài “Truyền thuyết và lễ hội về các nữ thần ở Hải Phòng”, chúng tôi đã khảo sát, thống kê, phân loại truyền thuyết và hình tượng các nữ thần, tìm hiểu nghệ thuật xây dựng nhân vật và các motip trong truyền thuyết dân gian ở Hải Phòng. Đồng thời tiến hành nghiên cứu, tìm hiểu nội dung phản ánh của truyền thuyết về nữ thần Hải Phòng, cũng như đặt truyền thuyết trong mối quan hệ với lễ hội, tín ngưỡng dân gian qua hai nhóm truyền thuyết và ba lễ hội tiêu biểu. Qua đó chúng tôi rút ra các kết luận sau:

1. Luận văn bước đầu khảo sát, thống kê được các truyền thuyết về nữ thần ở Hải Phòng và phân loại thành nhóm các nhân vật với đặc điểm riêng. Hình tượng nhân vật luôn được gắn với các truyền thuyết mang nội dung phản ánh hiện thực mở đất, mở làng, đánh giặc giữ nước của người dân Hải Phòng. Điều đó nói lên vai trò vị trí của người phụ nữ trong lịch sử dựng nước và giữ nước ở nơi đây.

2. Việc thống kê, khảo sát các truyền thuyết về nữ thần ở Hải Phòng góp phần giúp cho việc nghiên cứu truyền thuyết dân gian ở Hải Phòng với những nét đặc trưng riêng mang tính chất vùng miền, phản ánh điều kiện lịch sử, cũng như quá trình hình thành và phát triển văn hóa nơi đây.

3. Khi xây dựng nhân vật nữ thần, tác giả dân gian thường sử dụng các mô tip tiêu biểu như: mô típ sự ra đời kỳ lạ, mô típ chiến công phi thường, mô tip hiển linh âm phù ... Tùy từng nhân vật mà số lượng mô tip cùng với các dạng thức, tình tiết biểu hiện khác nữa được sử dụng nhiều hay ít. Các nữ thần trong hệ thống truyền thuyết dân gian của Hải Phòng phần nhiều là các nhân vật lịch sử được hình tượng hóa và mĩ hóa. Tác giả dân gian sử dụng nhiều yếu tố hoang

đường kì ảo khi xây dựng nhân vật để nhào nặn lại hiện thực lịch sử một cách sinh động và nghệ thuật hơn.

4. Nghệ thuật hư cấu và mĩ hóa khiến cho nhân vật nữ trong các truyền thuyết dân gian Hải Phòng đậm chất huyền thoại, linh thiêng, đáp ứng lòng ngưỡng mộ của nhân dân. Ở những nhân vật này chủ yếu mang ý nghĩa thể hiện thái độ, tình cảm và cảm quan lịch sử theo cách nhìn dân gian nhằm tôn vinh họ bởi sự đóng góp và vai trò to lớn đối với cộng đồng. Nhìn chung hình tượng các nữ thần trong truyền thuyết là những hình tượng đẹp, biểu tượng cho sức mạnh, trí tuệ, tinh thần đoàn kết, cho truyền thống văn hóa tốt đẹp, niềm tin và mơ ước của nhân dân.

5. Khác với các thể loại văn học dân gian khác, nhân vật trong truyền thuyết không chỉ sống trong sự ngưỡng mộ của nhân dân mà còn trở thành thần thánh, thành hoàng hay thần thiêng của một vùng... gắn liền với thần tích và nghi lễ thờ cúng ở khắp nơi. Truyền thuyết, thần tích và nghi lễ thờ cúng các nữ thần hiện còn được lưu giữ khá phong phú trong các đình, đền, chùa, miếu ở nhiều địa phương Hải Phòng. Hàng năm nhân dân tổ chức lễ hội để tưởng nhớ và tôn vinh họ. Hệ thống truyền thuyết, lễ hội và tín ngưỡng dân gian tạo thành một phức thể văn hóa mà nhờ đó các nhân vật nữ thần tuy thuộc về quá khứ nhưng dường như vẫn sống, vẫn tiếp tục tham gia tích cực vào những gì đang diễn ra trong đời sống hiện tại.

6. Khi nghiên cứu, tìm hiểu truyền thuyết về nữ thần của Hải Phòng, chúng tôi đặt trong hệ thống truyền thuyết về nhân vật nữ trong hệ thống truyền thuyết của văn học dân gian Việt Nam. Qua đó cho thấy truyền thuyết dân gian Hải Phòng vừa có sắc thái riêng vừa không nằm ngoài quy luật phản ánh chung của thể loại truyền thuyết dân gian. Cũng như từ đó có được sự nhận thức rõ hơn về vai trò, vị trí và nét đặc trưng riêng của người phụ nữ Hải Phòng trong đời sống xã hội và đời sống tinh thần của người dân địa phương xưa và nay.

Do khuôn khổ về thời gian, chúng tôi cũng mới chỉ đưa ra những nghiên cứu ban đầu còn sơ bộ về vấn đề này. Trên thực tế do địa bàn Hải Phòng tương đối rộng, nhiều sông ngòi, biển đảo, cho nên có thể truyền thuyết về các nữ thần còn được lưu truyền trong nhân dân rất nhiều, và hình tượng các nữ thần chưa hẳn đã bó hẹp trong hai nhóm mà chúng tôi đã phân loại ở trên. Trong thời gian tới, nếu có điều kiện chúng tôi sẽ tiếp tục đi sâu nghiên cứu, phát triển và mở rộng đề tài hơn nữa.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Almanach (2002), Người mẹ và phái đẹp, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội. 2. Đào Duy Anh (2008), Việt Nam văn hóa sử cương, Nxb Văn hóa thông tin,

Hà Nội.

3. Trần Thị An (1998), Truyền thuyết Việt Nam, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội. 4. Trần Đình Ba (2009), Gương sáng nữ Việt, Nxb Lao động, Hà Nội.

5. Nguyễn Đổng Chi (1957), Lược khảo về thần thoại Việt Nam, Nxb Văn – Sử - Địa, Hà Nội.

6. Nguyễn Đổng Chi (1967), Văn học dân gian là kho tàng quý báu cho sử học, Tạp chí Văn học, số 1.

7. Mai Ngọc Chúc (2005), Thần nữ và Liệt nữ Việt Nam, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội.

8. Chu Xuân Diên (1999), Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb Tp. Hồ Chí Minh. 9. Chu Xuân Diên (2008), Văn học dân gian – Mấy vấn đề phương pháp luận và

nghiên cứu thể loại, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

10. Cao Huy Đỉnh (1974), Tìm hiểu tiến trình văn hóa dân gian Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

11. Ninh Viết Giao – Trần Thị An – Nguyễn Xuân Đức (2009), “Tục thờ Tứ Vị Thánh Nương với văn hóa biển Việt Nam”, trong Kỷ yếu hội thảo khoa học

Lễ hội đền Cờn, tổ chức tại xã Quỳnh Phương, huyện Quỳnh lưu, tỉnh Nghệ

An ngày 15 – 16 tháng 6 năm 2009.

12 .Nguyễn Bích Hà (1998), Thạch sanh và kiểu truyện dũng sĩ trong truyện cổ

Việt Nam và Đông Nam Á, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

13. Nguyễn Bích Hà (2008), Giáo trình văn học dân gian Việt Nam, Nxb Đại học Sư Phạm, Hà Nội.

14. Nguyễn Bích Hà (2014), Nghiên cứu Văn học dân gian từ mã và mã văn hóa

dân gian, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.

15. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (chủ biên) (1992), Từ điển văn

học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

16. Đỗ Thị Hảo (2001), Các nữ thần Việt Nam, Nxb Phụ nữ, Hà Nội.

17.Trịnh Minh Hiên (2006), Lễ hội truyền thống tiêu biểu ở Hải Phòng, Nxb Hải Phòng.

18. Đào Thị Thanh Hoa (2010), Truyền thuyết về nữ tướng Lê Chân ở đồng bằng Bắc Bộ, Luận văn thạc sĩ ngành Văn học dân gian, Đại Học sư phạm Hà

Nội.

19.Diệp Đình Hoa (2000), Người Việt ở đồng bằng Bắc Bộ, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội

20. Kiều Thu Hoạch (chủ biên) - Mai Hồng - Trần Thị An (biên soạn) (2004),

Truyền thuyết dân gian người Việt (tập 4) trong bộ Tổng tập văn học dân gian người Việt, Viện Văn hóa dân gian, Nxb khoa học xã hội, Hà Nội.

21. Kiều Thu Hoạch chủ biên (chủ biên) (2009), Truyền thuyết dân gian người

Việt (tập 5), trong bộ Tổng tập văn học dân gian người Việt, Viện Văn hóa

dân gian, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

22. Nguyễn Duy Hinh (2004), “Thần làng và Thành hoàng Việt Nam”, Tạp chí

Di sản văn hóa, số 9.

23. Nguyễn Thị Huế - Trần Thị An (1999), Thần thoại, truyền thuyết, tập 1

trong bộ Tuyển tập Văn học dân gian Việt Nam, Viện Văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

24. Đinh Gia Khánh (Chủ biên) - Chu Xuân Diên - Võ Quang Nhơn (1997), Văn

học dân gian Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

25.Vũ Ngọc Khánh - Trần Thị An - Phạm Minh Thảo (biên soạn) (1998),

26.Vũ Ngọc Khánh (chủ biên) - Mai Ngọc Chúc - Phạm Hồng Hà (biên soạn), (2002), Nữ thần và Thánh mẫu Việt Nam, Nxb Thanh niên, Hà Nội.

27.Nguyễn Quang Lê (1992), “Một số suy nghĩ về nguồn gốc và bản chất của lễ hội cổ truyền”, Tạp chí Văn hóa dân gian.

28. Trần Gia Linh (1980), “Vai trò của người phụ nữ khai sáng đất nước và dân tộc trong truyền thuyết dân gian”, Tạp chí Văn học số 2.

29.Ngô Đăng Lợi (2010), Hải Phòng thành hoàng và lễ phẩm, Nxb Dân trí, Hà Nội.

30.Ngô Đăng Lợi (2012), “Nữ thần và tục thờ nữ thần ở Hải Phòng”, Tham luận hội thảo “ Văn hóa thờ nữ thần (Mẫu) ở Việt Nam và Châu Á – bản sắc và giá

trị” tổ chức tại Tp. Nam Định.

31. Ngô Đăng Lợi (2002), “Tinh thần yêu nước truyền thống quật cường của nhân dân Hải Phòng thời Bắc thuộc”, Tham luận hội thảo biên soạn bộ sách

Lịch sử Hải Phòng , tập 1.

32. Ngô Đăng Lợi, Trịnh Minh Hiên (1998), Nhân vật lịch sử Hải Phòng, Nxb Hải Phòng.

33. Mai Đắc Lượng (chủ biên) – Ngô Đăng Lợi – Hoàng Ngọc Kỷ (2016), Kể chuyện lịch sử - địa lí Hải Phòng, Nxb Hải Phòng.

34. Lê Hồng Lý (1987), “Người anh hùng Lê Chân và hội Đền Nghè”, Tạp chí

Văn hóa dân gian số 4.

35. Bùi Mạnh Nhị (chủ biên) (2002), Hồ Quốc Hùng, Nguyễn Thi Ngọc Điệp,

Văn học dân gian – Những công trình nghiên cứu, Nxb Giáo dục.

36. Phan Ngọc (2002), Bản sắc văn hóa Việt Nam, Nxb Văn học, Hà Nội.

37. Bùi Văn Nguyên, Nguyễn Ngọc Côn, Nguyễn Nghĩa Dân,… (1978), Lịch sử

văn học Việt Nam , Nxb Giáo dục, Hà Nội.

38. Phạm Quang Nghị (2005), Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể ở

Việt Nam, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.

40.Trần Phương (2006), Du lịch văn hóa Hải Phòng, Nxb Hải Phòng, Sở Văn hóa du lịch.

41.Lê Xuân Quang (1995), Thần tích Việt Nam, Nxb Văn hóa thông tin, Hà

Nội.

42.Nguyễn Minh San (1998), Tiếp cận tín ngưỡng dân dã Việt Nam, Nxb văn

hóa dân tộc, Hà Nội.

43. Sở Văn hóa thông tin thành phố Hải Phòng, Thư viện khoa học thành phố (2003), Chuyên đề: Lễ hội truyền thống thành phố Hải Phòng.

44.Đỗ Bình Trị, 1990, Những đặc điểm thi pháp của các thể loại văn học dân

gian, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

45.Hoàng Tiến Tựu (1990), Văn học dân gian, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

46.Ngô Đức Thịnh (2006), Tín ngưỡng và văn hóa tín ngưỡng ở Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

47.Ngô Đức Thịnh (2007), Môi trường tự nhiên, xã hội và văn hóa của lễ hội cổ

truyền người Việt ở Bắc Bộ, Nxb Văn hóa thông tin Hà Nội.

48. Trần Ngọc Thêm (2000), Cơ sở Văn hóa Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

49. Bùi Thiết (2001), Nữ tướng thời Hai Bà Trưng (chuyện kể), Nxb Thanh niên, Hà Nội

50. Đỗ Lai Thúy (1999), Từ cái nhìn văn hóa, Nxb văn hóa dân tộc, Hà Nội. 51. Trần Quốc Vượng (2003), Văn hóa Việt Nam tìm tòi và suy ngẫm, Nxb Văn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyền thuyết và lễ hội về nữ thần ở hải phòng (Trang 105 - 144)