Phân loại hệ thống truyền thuyết về nữ thầ nở Hải Phòng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyền thuyết và lễ hội về nữ thần ở hải phòng (Trang 46 - 48)

7. Đóng góp của luận văn

2.2. Phân loại hệ thống truyền thuyết về nữ thầ nở Hải Phòng

Trong loại hình tự sự dân gian nói chung, thể loại truyền thuyết nói riêng thì nhân vật là yếu tố cơ bản, quan trọng. Như đã trình bày trong phần Lịch sử

vấn đề, hầu hết các bài viết, các công trình nghiên cứu đã đề cập khảo sát truyền

thuyết Việt Nam trên diện rộng, đã đi sâu nghiên cứu, phân loại thể loại và nhân vật của truyền thuyết theo nhiều nhóm để nhận diện và xem xét, đánh giá vai trò, đặc trưng của thể loại này.

Đối với hệ thống truyền thuyết của Hải Phòng có sưu tầm khảo sát được một số lượng truyện kể nhất định nhưng chưa đi sâu nghiên cứu một cách cụ thể và chưa có sự nhận diện phân loại truyện, phân loại hệ thống nhân vật, ...Tuy nhiên, trong việc phân loại các bách thần ở Hải Phòng, nhà sử học địa phương Ngô Đăng Lợi cũng đã bước đầu chia thành các nhóm sau:

1.Thiên thần: là những vị thần có vóc dáng, diện mạo bên ngoài khác người về mặt hình thể hay bản chất, bao gồm: Thiên thần, Thủy thần (giang thần, hải thần), Địa thần (sơn thần) và những vị thần không rõ ràng trong quan niệm của dân gian.

2. Nhân thần: Thứ nhất được gọi là nhân thần nhưng qua thần tích cũng vẫn chưa rõ dáng con người, trong số này phần lớn là các vị thành hoàng, từ người mà ra để che chở cho người nên phải thuộc về nhân thần. Thứ hai có thể hiểu theo nghĩa thông thường, có lai lịch đúng với nghĩa nhân thần; Thứ ba loại thần là người nhưng có nét khác người về bản chất, tuy vậy chưa đến độ siêu phàm; Thứ tư là những nhân vật lịch sử có thật, được thần linh hóa. [18]

Trong cuốn Truyền thuyết Việt Nam do nhóm tác giả Vũ Ngọc Khánh, Trần Thị An, Phạm Minh Thảo lại chia truyền thuyết thành hai loại: truyền thuyết địa danh, truyền thuyết lịch sử.

Tác giả Kiều Thu Hoạch đã phân tích khá rõ ràng và sâu sắc những đặc trưng về mặt nghệ thuật và nội dung của thể loại truyền thuyết. Tác giả đã đặt ra vấn đề Phân loại truyền thuyết, trong đó có bổ sung điều chỉnh cách phân loại

hợp lí hơn: 1. Truyền thuyết các nhân vật, 2. Truyền thuyết địa danh; 3. Truyền

thuyết phong vật. Chúng tôi quan tâm đặc biệt tới tiểu loại truyền thuyết nhân

vật. Theo quan điểm này, tác giả Kiều Thu Hoạch đã chia thành các loại nhỏ

sau: 1. Truyền thuyết về anh hùng chống xâm lược; 2. Truyền thuyết về anh hùng văn hóa; 3. Truyền thuyết về anh hùng nông dân.... [14]

Chúng tôi thống nhất quan điểm với tác giả và bước đầu lấy đó làm cơ sở lí thuyết cho việc nghiên cứu, tìm hiểu các truyền thuyết về nữ thần ở Hải Phòng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyền thuyết và lễ hội về nữ thần ở hải phòng (Trang 46 - 48)