Khái niệm tín ngưỡng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyền thuyết và lễ hội về nữ thần ở hải phòng (Trang 73 - 74)

7. Đóng góp của luận văn

3.1.2. Khái niệm tín ngưỡng

Theo giải thích của Đào Duy Anh, tín ngưỡng là: “lòng ngưỡng mộ, mê tín với một tôn giáo hoặc chủ nghĩa” [2, tr 283].

Trần Ngọc Thêm cho rằng, tín ngưỡng được đặt trong văn hóa tổ chức đời sống cá nhân: “Tổ chức đời sống cá nhân là bộ phận thứ hai trong văn hóa tổ chức cộng đồng. Đời sống mỗi cá nhân trong cộng đồng được tổ chức theo những tập tục được lan truyền từ đời này sang đời khác (phong tục). Khi đời sống và trình độ hiểu biết còn thấp, họ tin tưởng và ngưỡng mộ vào những thần thánh do họ tưởng tượng ra (tín ngưỡng). Tín ngưỡng cũng là một hình thức tổ chức đời sống cá nhân quan trọng. Từ tự phát lên tự giác theo con đường quy phạm hóa thành giáo lý, có giáo chủ, thánh đường ... tín ngưỡng trở thành tôn giáo. Ở xã hội Việt nam cổ truyền, các tín ngưỡng dân gian chưa chuyển thành tôn giáo theo đúng nghĩa của nó – mới có những mầm mống của của những tôn giáo như thế - đó là đạo Ông Bà, đạo Mẫu, phải đợi khi các tôn giáo thế giới như Phật, Đạo, Ki tô giáo ... đã được du nhập và đến thời điểm giao lưu với phương Tây, các tôn giáo dân tộc như Cao Đài, Hòa hảo mới xuất hiện.” [48, tr 262].

Ngô Đức Thịnh đưa ra quan điểm rõ ràng hơn: “Tín ngưỡng được hiểu là

niềm tin của con người vào cái gì đó thiêng liêng cao cả, siêu nhiên, hay nói gọn lại là niềm tin, ngưỡng vọng vào “cái thiêng”, đối lập với cái trần tục, hiện hữu mà có thể sờ, mó, quan sát được. Có nhiều loại niềm tin, nhưng ở đây là niềm

tin của tín ngưỡng là niềm tin vào “cái thiêng”. Do vậy niềm tin vào “cái thiêng thuộc về bản chất của con người, nó là nhân tố cơ bản tạo nên đời sống tâm linh của con người, cũng như giống đời sống vật chất, đời sống xã hội tinh thần, tư tưởng đời sống, tình cảm ...” [46, tr16].

Cùng là niềm tin, PGS.TS Nguyễn Bích Hà lại khẳng định sự tuyệt đối của nó: “Tín ngưỡng có thể hiểu là niềm tin, sự ngưỡng mộ tuyệt đối với một đối

tượng siêu nhiên nào đó có ảnh hưởng chi phối đến đời sống sinh hoạt của con người. Tín ngưỡng là niềm tin về những điều linh thiêng, những sức mạnh huyền bí vĩ đại mà con người chỉ cảm nhận được khi mà khó có thể nhận thức được.”

[14, tr 57].

Đa phần các khái niệm mà các nhà nghiên cứu đều đưa ra đều thống nhất ở những điểm sau:

Tín ngưỡng là một dạng niềm tin đặc biệt (Có thể là tương đối hoặc tuyệt đối)

Như vậy, tín ngưỡng gắn liền với tính linh thiêng. Tín ngưỡng có thật khi con người ta tin là có thật, và nó gắn bó với con người ở mọi phương diện đời sống và tín ngưỡng có mối quan hệ với tôn giáo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyền thuyết và lễ hội về nữ thần ở hải phòng (Trang 73 - 74)