Truyền thuyết Tứ vị Thánh Nương và lễ hội đềnVạn Chài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyền thuyết và lễ hội về nữ thần ở hải phòng (Trang 97 - 98)

7. Đóng góp của luận văn

3.5. Truyền thuyết Tứ vị Thánh Nương và lễ hội đềnVạn Chài

Tứ vị Thánh Nương là một vị thần mang yếu tố nước, yếu tố biển. Sự đan xen giữa văn hóa biển và văn hóa đồng, văn hóa Trung Hoa và văn hóa Việt Nam thể hiện khá rõ ở việc thờ phụng, tế lễ nhân vật này.

Chúng tôi lựa chọn trình bày Truyền thuyết Tứ vị Thánh Nương và về lễ hội đền Vạn Chài thờ Tứ vị Thánh Nương, bởi Tứ vị Thánh Nương vốn là nhân vật lịch sử được gia nhập vào hệ thống thủy thần, có nguồn gốc từ Trung Quốc đã được người Việt tiếp nhận và Việt hóa, hơn nữa trong số rất nhiều lễ hội về

các nữ thần biển thì lễ hội đền Vạn Chài mang đậm màu sắc văn hóa biển hơn cả.

Đền Chài xưa là đình Chài thuộc thôn Ngân Hà, xã Đồ Sơn, năm 1934 đình dời chuyển về Vạn Thốc, sau đổi thành đền Vạn Chài (ngôi đền của dân cư làng đánh cá), thuộc phường Vạn Hương, Đồ Sơn, hải Phòng.

Người dân Vạn Hương xưa chủ yếu làm nghề chài lưới, đánh bắt hải sản, chỉ có một bộ phận nhỏ cư dân làm ruộng và trồng trọt khai thác vườn đồi. Cư dân Vạn Hương từ nhiều nơi đến. Đến định cư sớm nhất ở đây có ba dòng họ: Nguyễn, Bùi, Đặng. Theo các cụ cao niên của các dòng họ ở Vạn Hương thì họ Nguyễn phát tích từ Nghệ An di cư đến, họ Bùi ở Huế di chuyển ra và họ Đặng ở Thanh Hóa. Theo nghiên cứu của nhà sử học Ngô Đăng Lợi, Vạn Hương có một bộ phận dân làng Ngân Hà, Thái Bình đi đánh cá bị gió bão dạt vào nơi đây, đã mang theo thành hoàng là Tứ Vị Thánh Nương để phụng thờ. Các vị Thánh chính là Thành hoàng được thờ tại đình Vạn Chài, ngày nay gọi là đềnVạn Chài. Theo lời truyền tụng của nhân dân địa phương sau khi xây dựng Đền, người dân nơi đây được mùa đánh bắt hải sản suốt ba năm liền, cá từng đàn trắng đầy bến Vạn Thốc. Như vậy, tuy chỉ thờ cúng cách đây hơn 160 năm nhưng Tứ Vị Thánh Nương đã đi vào tâm thức của người dân Vạn Chài Đồ Sơn với sự sùng kính, tin tưởng đó là vị thần biển che chở và phù hộ cho những người dân biển có cuộc sống yên bình, no ấm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyền thuyết và lễ hội về nữ thần ở hải phòng (Trang 97 - 98)